Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Cách thức xử lý số liệu: Sau khi thu thập được đủ số liệu điều tra các hộ, tiến hành kiểm tra, chuẩn hóa các thông tin. Thiết lập các biểu thống kê, biểu tổng hợp theo yêu cầu nội dung của các phần mục trong kết quả nghiên cứu. 3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
* Phương pháp thống kê mô tả
Được sử dụng để mô tả thực trạng về quy mô, số lượng hộ và trang trại chăn nuôi lợn cũng như về số đầu con lợn nái và lợn thịt tại Huyện. Phương pháp này dùng để đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện Hiệp Hòa qua đó thấy được xu hướng phát triển trong chăn nuôi lợn tại địa bàn nghiên cứu.
* Phương pháp so sánh
Căn cứ các số liệu đã được tổng hợp và dựa trên các chỉ tiêu để phân tích so sánh các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để thấy được sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn qua các mốc thời gian, không gian để rút ra mức độ phát triển của ngành chăn nuôi lợn của huyện Hiệp Hòa; phát hiện những đặc trưng về thế mạnh cũng như những nguyên nhân tác động đến chăn nuôi lợn của huyện Hiệp Hòa làm cơ sở đề xuất các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Hiệp Hòa phát triển mạnh.
* Phương pháp hạch toán chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn Phương pháp này được sử dụng để phân tích các kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Để tính được kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi lợn, tác giả sử dụng hệ thống các chi tiêu tính toán giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI), lao động gia đình (L) và các chỉ tiêu phân tích như GO/IC; VA/IC; MI/IC; GO/L; VA/L; MI/L. Nghiên cứu tập trung vào chăn nuôi lợn thịt và chăn nuôi lợn nái, trong chăn nuôi lợn thịt các chỉ tiêu kết quả, chi phí và hiệu quả được tính toán cho 100kg trọng lượng tăng thêm; trong chăn nuôi lợn nái các chỉ tiêu này được tính cho số lợn con trên 1 đầu lợn nái trong năm.
* Phương pháp SWOT
Vận dụng phân tích ma trận SWOT đối với chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm từ ngành chăn nuôilợn. Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo bên trong với bên ngoài về tình hình chăn nuôi lợn và tình hình tiêu thụ các sản phẩm trong chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu. Đây là phân tích định tính nhằm có cách nhìn tổng quát về các điểm mạnh, cơ hội, thách thức trong phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện.
Xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của các hộ chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm từ ngành chăn nuôi lợn tại huyện), có nghĩa điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng phương
hướng phát triển chăn nuôi lợn.
Bảng 3.5. Ma trận SWOT
Phân tích Bên ngoài
Cơ hội (O) Thách thức (T) Bên trong Ðiểm mạnh (S) Kết hợp S-0 Kết hợp S-T
Ðiểm yếu (W) Kết hợp W-0 Kết hợp W-T
Nguồn: Lê Văn Tâm và Ngô Kim Thanh (2005)
Các kết hợp của ma trận SWOT:
Phối hợp S/O: thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội của chăn nuôi lợn.
Phối hợp W/O: là sự kết hợp giữa mặt yếu của chăn nuôi lợn. Sự kết hợp này mở ra cho việc chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn khả năng vượt qua mặt yếu để pháttriển.
Phối hợp S/T: nhằm tận dụng thế mạnh và giảm thiểu nguy cơ; thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh với nguy cơ của chăn nuôi lợn, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn. Sự kết hợp này giúp cho việc chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn vượt qua được những nguy cơ bằng cách tận dụng những điểm mạnh của mình.
Phối hợp W/T: là phối hợp các mặt yếu và nguy cơ của chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi sản phẩm chăn nuôi lợn sao cho giảm thiểu các mặt yếu và tránh được các nguy cơ, bằng cách đề ra các chiến lược và giải pháp phát triển.
* Phương pháp PRA
Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (Rapid Rural Appraisal-RRA) Là một phương pháp nhằm thu thập thông tin để đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết một cách nhanh chóng các vấn đề đang đặt ra ở nông thôn. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp RRA để thu thập thôngtin, số liệu nhằm Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện chăn nuôi Đất đai trong chăn nuôi lợn bình quân của hộ. Lao động bình quân của hộ.
Vốn đầu tư phát triển chăn nuôi lợn. Các loại hình chăn nuôi lợn.
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển chăn nuôi lợn Số lượng tổng đàn các loại lợn, số hộ chăn nuôi lợn.
Quy mô, cơ cấu giống lợn chăn nuôi. Phương thức chăn nuôi.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi các biện pháp kỹ thuật cũng như quản lý thích hợp.
3.2.5.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế
- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của sản phẩm chính và sản phẩm phụ (phân bón,...) của chăn nuôi lợn thịt tính cho 100kg tăng trọng.
GO = n i Pi Qi 1
Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm loại i (thịt lợn)
Pi là đơn giá sản phẩm loại i (thịt lợn, phân bón)
Với lợn thịt giá trị sản xuất được tính trên 100kg trọng lượng thịt hơi tăng thêm xuất chuồng; với lợn nái được tính theo số lợn con xuất bán trên 1 lợnnái trong năm 2016).
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các chi phí thường xuyên về vật chất như: Giống, thức ăn, thuốc phòng và chữa bệnh…
+ Chi phí thức ăn lợn thịt = Tổng KL thức ăn cho 1con lợn x Giá thức ăn. + Chi phí thức ăn lợn nái = Tổng KL thức ăn (lợn nái +lợn con)/ 1 lứa x Số lứa/ năm x Giá thức ăn.
+ Chi phí cho vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh cho lợn.
+ Chi phí công lao động chỉ áp dụng với thuê mướn lao động từ bên ngoài mang tính chất thời vụ (nếu có).
- Giá trị tăng thêm (VA): là giá trị của lao động thuê và vật chất tăng thêm trong quá trình sản xuất: VA= GO – IC
Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, một con gia súc hoặc trên một công lao động .
MI = VA – (A + T + L) Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp
A là khấu hao tài sản cố định
T là các khoản thuế phải nộp và chi phí thuê tài chính
L là tiền công lao động thuê ngoài trả lương hàng tháng (nếu có) Chi phí tài chính của các nông hộ (là phần trả lãi vay ngân hàng phục vụ cho nuôi lợn).
Chi phí khấu hao tài sản được tính theo giá trị đầu tư xây dựng chuồng nuôi tại các trang trại chăn nuôi lợn (trong chăn nuôi lợn nái, lợn mẹ sau khi hết thời gian sinh đẻ có thể bán với như lợn thịt nên không tính khấu hao cho lợn mẹ).
- Lao động gia đình (L): được tính theo số ngày công (1 công = 8h làm việc) trong chăn nuôi lợn.
- Hiệu quả tính trên một đồng vốn trung gian
+ GO/IC: Là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian + VA/IC: Là giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian + MI/IC: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian - Hiệu quả kinh tế tính trên một ngày công lao động
+ GO/L: Là giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động + VA/L: Là giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động + MI/L: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG
4.1.1. Thực trạng chăn nuôi của huyện Hiệp Hòa 4.1.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn của huyện 4.1.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn của huyện
Trong thời gian vừa qua, vấn đề về giá thịt lợn đang được chính quyền, nhà nước, địa phương quan tâm đến. Theo thông tin của Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng lợn hơi chăn nuôi trong nước tăng nhanh trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng lợn hơi giai đoạn 2011 – 2016 đạt 3,6%/năm, sản lượng năm 2016 đạt 3,75 triệu tấn (tăng 5,1% so với năm 2015), riêng quý I/2017 đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, sự bất cân đối giữa sản lượng chăn nuôi và nhu cầu tiêu dùng, cùng với đó là sự tắc nghẽn trong khâu phân phối đã khiến ngành chăn nuôi lợn đang phải đối mặt với nguy cơ giảm giá chưa từng có, trong khi nhiều trang trại không trụ vững đã phải phá sản. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy không chỉ với hoạt động kinh doanh của ngành chăn nuôi.
Đầu năm 2017, giá lợn hơi xuất chuồng vào khoảng 25– 30ngđ/kg, giảm mạnh so với giá bình quân năm 2016, mức giảm khoảng 17– 20ngđ/kg, tương đương khoảng 37%. Đây là mức giá thấp nhất từ trước đến nay ở Việt Nam và cũng đang là giá thấp nhất hiện nay trên thế giới. Cho thấy giá thịt lợn giảm ứng xử của người chăn nuôi lợn đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ điêu đứng vì không biết bán hay không bán, nếu bán thì sẽ không thu hồi được vốn đã bỏ ra trong những tháng qua. Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm tạo ra nguồn đầu ra cho các hộ chăn nuôi tuy nhiên thực phẩm lợn của ta tương đối lớn, nhà nước đã huy động thu mua cho người dân, huy động người tiêu dùng mua thịt lợn tuy nhiên giá thịt lợn bán ragiảm không đáng kể. Điều này cho thấy, người chăn nuôi lợn chịu rủi ro lớn về biến động thị trường song các tác nhân khác trong chuỗi giá trị thịt lợn chịu ít rủi ro hơn.
Huyện Hiệp Hòa đang phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ nhưng đại bộ phận vẫn làm nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất của toàn huyện.
51
Bảng 4.1. Một số kết quả của ngành chăn nuôi lợn của huyện Hiệp Hòa
Diễn giải Đơn vị 2014 2015 2016 So sánh (%)
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 BQ 1. Số đầu lợn 1.000 con 144,58 100 133,76 100 130,73 100 92,52 97,73 95,09 - Lợn thịt 1.000 con 107,99 74,69 98,48 73,63 99,19 75,88 91,19 100,72 95,84 - Lợn nái 1.000 con 36,59 25,31 35,28 26,37 31,54 24,12 96,42 89,40 92,84 2. Tổng lợn hơi xuất chuồng Tấn 17,50 18,53 18,20 105,89 98,22 101,98
Do đặc thù về địa hình chia huyện thành 3 vùng rõ rệt, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Bên cạnh ngành trồng trọt với cây lúa, cây công nghiệp... là chủ yếu thì hiện nay, huyện Hiệp Hòa cũng đang phát triển ngành chăn nuôi bền vững với các hộ chăn nuôi có quy mô lớn, chăn nuôi theo hướng công nghiệp tạo ra giá trị sản phẩm hàng hóa cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Để có được kết quả này là do người chăn nuôi trong huyện thời gian qua đã chủ động phát triển chăn nuôi của mình, nhằm tận dụng tối đa các lợi thế về vị trí địa lý nằm sát thủ đô Hà Nội, các tỉnh công nghiệp phát triển như Thái Nguyên, Bắc Ninh.... Hiệp Hòa còn là trung tâm chăn nuôi và xuất khẩu lợn của khu vực, hàng năm xuất khẩu hàng ngàn tấn lợn thịt theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Chính quyền các cấp ở địa phương thường xuyên quan tâm chăm lo đến các biện pháp hỗ trợ các ngành chăn nuôi của huyệnphát triển, như tạo điều kiện thuận lợi giải phóng mặt bằng cho thuê đất để xây dựng trang trại, khuyến khích các hộ có khả năng chuyển đổi những khu vực đất đai canh tác kém hiệu quả sang mô hình VAC.
Tuy nhiên, theo bảng 4.1 cho thấy tổng đàn lợn qua các năm của huyện có tốc độ giảm bình quân 4,91%/năm, trong đó đàn lợn nái giảm mạnh, bình quân 7,16%/năm. Quy mô giảm là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch tai xanh cuối những năm 2013 sang năm 2014 và giá thức ăn chăn nuôi tăng và giá lợn giảm mạnh vào cuối năm 2016 và năm 2017 làm cho tổng đàn lợn giảm mạnh.
Tuy nhiên sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng vẫn tăng bình quân 1,98%/năm. Điều này cho thấy năng suất chăn nuôi lợn của huyện đang tăng lên. Có được điều này là nhờ các hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa. Năm 2014 toàn huyện có 125 trang trại chăn nuôi, năm 2015, số trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 13/6/2000 của Bộ Nông nghiệp & PTNT và Tổng cục Thống Kê là 133 trang trại.
Theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, năm 2016 toàn huyện có 36 trang trại.
Hiệp Hoà là một trong những vùng chăn nuôi phát triển mạnh, nên nhiều hộ trong huyện Hiệp Hoà đã mạnh dạn phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng
hoá, tập trung quy mô lớn. Trong những năm qua giá cả biến động mạnh, nhất là giá thức ăn cho chăn nuôi, liên tục tăng và giữ ở mức cao.
Giá lợn hơi cũng biến động, không ổn định, tăng, giảm mạnh, năm 2010 giá thịt lợn hơi chỉ 40ngđ/kg, đến thời điểm giữa năm 2011 tăng lên đến mức kỷ lục 73ngđ/kg, do khan hiếm nguồn sau dịch tai xanh; đầu năm 2012, khi có thông tin sử dụng chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi, giá lợn hơi xuống thấp 30-33ngđ/kg; đến giữa năm 2012 giá thịt lợn phục hồi trở lại ở mức 50 -60ngđ/kg, lợn giống cũng biến động theo giá lợn hơi. Tuy nhiên từ đầu năm 2017, giá thịt lợn giảm mức thấp có thời điểm thương lái thu mua giá 15ngđ/kg thịt hơi thấp hơn so với các năm trước 30- 40ngđ/kg. Giá thịt lợn hơi, lợn giống phụ thuộc rất lớn vào thị trường; giảm mạnh vào các đợt có dịch tại xanh; tăng cao sau dịch và cũng ảnh hưởng theo cung - cầu thị trường, thường cao vào những tháng mùa đông và đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán, còn những tháng hè là thời kỳ giá lợn hơi xuống thấp.
4.1.1.2. Thị trường tiêu thụ lợn của Huyện * Chăn nuôi lợn nái
Kênh tiêu thụ sản phẩm lợn con này có ưu điểm là dễ thu gom, cách tiếp cận từ trang trại đến thẳng với người chăn nuôi trong huyện và người chăn nuôi ngoài Huyện nên hộ dễ dàng nắm bắt được thông tin bởi vì do đặc điểm tự nhiên địa hình quyết định. Tuy nhiên, với kênh tiêu thụ này thì chỉ áp dụng với các mô hình chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, đơn giản.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm lợn con của Huyện hiện nay chủ yếu qua các kênh ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm lợn con
Người chăn nuôi
trong huyện Người chăn nuôi ngoài huyện
Thu Gom 45%
25 30
30 70
Hộ/Trang trại Chăn nuôi nái
* Chăn nuôi lợn thịt
Sơ đồ 4.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Qua kết quả thu thập được về các kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn ở huyện Hiệp Hòa cho thấy, ở tất cả các chủng loại lợn, kênh tiêu thụ qua khâu trung gian (người thu gom, người bán buôn) luôn chiếm tỷ lệ cao: chiếm 45% sản lượng tiêu thụ lợn giống và 51,5% sản lượng tiêu thụ lợn thịt (người thu gom: 39% và người bán buôn: 12,5%).
Riêng đối với kênh tiêu thụ lợn thịt đã có những cơ sở chăn nuôi lợn thịt ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các nhà máy chế biến/cơ sở giết mổ và hình thành mối liên kết trực tiếp (không qua khâu trung gian) trong tiêu thụ sản phẩm lợn thịt. Mô hình này có ưu điểm là quy mô lớn, giúp khắc phục nguồn