Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lí luận về pháttriển chănnuôi lợn
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháttriển chănnuôi lợn
2.1.4.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước
Để phát triển chăn nuôi lợn hiệu quả và bền vững thì chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Chính sách được ban hành từ các Bộ, ngành Trung ương đến địa phương nhằm định hướng, hỗ trợ cho người sản xuất, doanh nghiệp và cũng là những quy định cụ thể, bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ.
Do đó, việc ban hành chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, chính xác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chăn nuôi, tạo điều kiện thúc đẩy các hộ/trang trại và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chăn nuôi lợn. Chủ trương, chính sách như miễn thuế sử dụng đất, chính sách cho vay vốn, chính sách hỗ trợ... tạo sự tin tưởng cho người sản xuất kinh doanh lợn yên tâm đầu tư, đem lại kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao (Phạm Xuân Thanh, 2015). 2.1.4.2. Thị trường, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn
Nhu cầu thị trường quyết định đến hộ sản xuất với số lượng sản phẩm bao nhiêu, chất lượng như thế nào. Trong cơ chế thị trường hiện nay các hộ nông dân hoàn toàn có thể lựa chọn các loại hàng hóa mà thị trường cần và họ có đủ khả năng để sản xuất ra nhằm phục vụ sản xuất hàng hóa. Trong phát triển chăn nuôi lợn, thị trường là một mắt xích quan trọng, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện qua các “kênh thị trường”. Kênh thị trường phản ánh mối quan hệ giữa người sản xuất, người thu mua và người tiêu dùng. Trong đó, người sản xuất là nông dân, họ là người cung cấp ra sản phẩm chăn nuôi; người thu mua (trung gian tiêu thụ) bao gồm người thu gom, người bán buôn, người chế biến, người bán lẻ đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng (Phạm Xuân Thanh, 2015).
Các nhân tố chủ yếu tác động đến thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn là:
- Số lượng vật nuôi, chất lượng sản phẩm: Theo quy luật cung cầu, số lượng vật nuôi nhiều dẫn đến số lượng sản phẩm vật nuôi bán ra thị trường ngày càng tăng sẽ dẫn đến tính trạng cung vượt cầu, gây tác động đến giá, về thị phần. Tuy nhiên, nếu quy mô chăn nuôi quá nhỏ lẻ sẽ làm tăng chi phí thu gom của trung gian tiêu thụ, nông dân bị ép giá. Đối với chất lượng sản phẩm chăn nuôi càng cao, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm thì giá bán càng cao, dễ tiêu thụ (Phạm Xuân Thanh, 2015).
- Giá bán của sản phẩm: Việc mua bán sản phẩm theo thỏa thuận và theo quy luật cạnh tranh. Khi giá cao người sản xuất sẽ có thu nhập đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng và chi phí để đầu tư cho lứa tiếp theo. Tuy nhiên nếu giá quá thấp thì không đảm bảo lợi nhuận cho người chăn nuôi, người chăn nuôi có thể thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang sản xuất lĩnh vực khác làm cho phát triển chăn nuôi lợn kém ổn định (Phạm Xuân Thanh, 2015).
- Hệ thống thông tin: Thông tin đóng vai trò quan trọng cho cả người bán và người mua, cả người sản xuất và người tiêu dùng. Vấn đề thông tin ở các vùng
nông thôn hiện nay chưa được chú trọng và đó cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường của nông thôn chưa phát triển (Phạm Xuân Thanh, 2015).
- Hệ thống các cơ sở chế biến và sự đa dạng các sản phẩm được chế biến: Sản phẩm chăn nuôi lợn có thể chế biến ra nhiều loại sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Thông thường, các khu chăn nuôi nằm cách xa với thị trường tiêu thụ, vì vậy cần phải có cơ sở giết mổ hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm, có thiết bị bảo quản và phải có các phương tiện vận chuyển chuyên dùng (Phạm Xuân Thanh, 2015).
Thị trường là yếu tố rất quan trọng, yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Để phát triển sản xuất chăn nuôi lợn thì yêu cầu đặt ra là các yếu tố của thị trường như giá cả, hệ thống thông tin, hệ thống cơ sở chế biến… cần phải được quan tâm để đảm bảo tính gắn kết với quá trình sản xuất nhằm giúp cho phát triển sản xuất chăn nuôi lợn ổn định (Phạm Xuân Thanh, 2015).
2.1.4.3. Liên kết giữa các tác nhân trong chăn nuôi lợn
Trong thực tế, sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún sẽ dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm không cao, kém hiệu quả, giá thành sản xuất trên một đơn vị sản phẩm cao.... Vì vậy, tổ chức chăn nuôi lợn theo hướng liên kết là yếu tố cần thiết cho phát triển chăn nuôi lợn. Mục đích liên kết nhằm hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, lao động và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua liên kết giữa các tác nhân (hộ - hộ, hộ - doanh nghiệp, hộ - nhà khoa học…) trong các nội dung liên kết (liên kết trong cung ứng giống, liên kết trong cung ứng thức ăn chăn nuôi, liên kết trong chuyển giao kỹ thuật, liên kết trong tiêu thụ…) sẽ góp phần giúp các tác nhân có điều kiện tiếp thu, phổ biến, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng chất lượng sản phẩm chăn nuôi, tăng kết quả và hiệu quả sản xuất từ đó góp phần cho phát triển chăn nuôi lợn (Ngọc Quỳnh, 2017).
Đối với đối tượng hộ/trang trại (đối tượng quan trọng, chủ yếu trong chăn nuôi lợn) thì trong liên kết cần khuyến khích, hỗ trợ các hộ chăn nuôi tổ chức thành từng nhóm, tổ hợp tác, HTX… để tạo điều kiện về vay vốn ưu đãi đảm bảo cho nhu cầu đầu tư, tăng cường công tác khuyến nông, chăm sóc phòng trừ dịch bệnh và thiên tai… giúp cho hộ yên tâm sản xuất (Ngọc Quỳnh, 2017).
2.1.4.4. Hạ tầng nông thôn
- Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn có ảnh hưởng lớn trong việc giao thương kinh tế giữa các vùng và các tác nhân tham gia phát triển chăn nuôi lợn nên việc
đầu tư cơ sở hạ tầng trên diện rộng cần có vai trò chủ đạo của Nhà nước và sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác và cộng đồng dân cư. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong thời gian qua nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chăn nuôi đã được đầu tư xây dựng, nhưng nhiều công trình chất lượng còn thấp, xuống cấp nhanh, chưa được cải tạo nâng cấp kịp thời (Phạm Xuân Thanh, 2015).
- Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đến sự phát triển của chăn nuôi lợn. Những vùng có vị trí thuận lợi như gần đường giao thông, gần các cơ sở chế biến, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần khu công nghiệp, đô thị lớn sẽ có điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa nói chung và phát triển chăn nuôi lợn nói riêng (Phạm Xuân Thanh, 2015).
- Đất đai: Phát triển chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại cần có đầy đủ đất đai để xây dựng chuồng trại cũng như phát triển nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn.
- Khí hậu, thời tiết, nguồn nước: Các yếu tố về khí hậu, thủy văn như lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ... có mối quan hệ chặt chẽ đến sự sinh trưởng, phát triển của các loài động thực vật nói chung và lợn nói riêng. Những vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi có cơ hội để phát triển chăn nuôi lợn (Phạm Xuân Thanh, 2015).
- Nguồn nước cho phát triển chăn nuôi lợn là yếu tố không thể thiếu. Nước cần cho nhu cầu sống của vật nuôi cũng như các loại thức ăn khác cho chăn nuôi lợn. Nguồn nước thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho sự sinh trưởng, phát triển của đàn vật nuôi (Phạm Xuân Thanh, 2015).
2.1.4.5. Nguồn lực cho phát triển chăn nuôi lợn - Đầu tư cơ sở hạ tầng trong chăn nuôi lợn
Phát triển chăn nuôi lợn đòi hỏi các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình phải có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất như nguồn nước (giếng, hồ đập trữ nước…), hệ thống điện, hệ thống chuồng trại, hệ thống máy móc phục vụ chăn nuôi đáp ứng cho yêu cầu sản xuất, chế biến, đảm bảo tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó đảm bảo cho phát triển chăn nuôi lợn (Phạm Xuân Thanh, 2015).
- Vốn: Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng để đảm bảo các yếu tố đầu vào. Trong chăn nuôi người nông dân cần lượng vốn khá lớn để đầu tư mua con giống, xây dựng chuồng trại và trồng các loại
thức ăn cho chăn nuôi. Để phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn thì nhu cầu về vốn đang là một vấn đề khó đối với các hộ nông dân, đặc biệt là hộ nghèo. Việc đảm bảo được vốn đầu tư sản xuất sẽ quyết định đến phát triển chăn nuôi lợn (Phạm Xuân Thanh, 2015).
- Lao động: Người chăn nuôi phải có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động để có thể tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thật và kinh nghiệm chăn nuôi tiên tiến. Trình độ học vấn, chuyên môn và kinh nghiệm chăn nuôi lợn của người chủ nông hộ có vị trí quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại trong chăn nuôi lợn của hộ (Phạm Xuân Thanh, 2015). 2.1.4.6. Quy trình áp dụng và quản lý kỹ thuật trong chăn nuôi lợn
Quy trình sản xuất, chăn nuôi lợn bao gồm các khâu từ công tác về giống; công tác cung ứng thức ăn chăn nuôi; chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh và phòng chống thiên tai; hoạt động khuyến nông, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; bảo quản và chế biến… Các nội dung này giữ vị trí quan trọng trong quá trình chăn nuôi lợn. Việc thực hiện các nội dung trên một cách đồng bộ, hợp lý sẽ góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả, cũng như đáp ứng yêu cầu cho phát triển chăn nuôi lợn (Phạm Xuân Thanh, 2015).
Mục tiêu của phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền là hướng tới phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Nếu phát triển chăn nuôi lợn chỉ chú ý đến phát triển chiều rộng mà không quan tâm đến phát triển theo chiều sâu, hay ngược lại thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả, và từ đó dẫn đến phát triển chăn nuôi lợn kém.
2.1.4.7. Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong chăn nuôi lợn
Khoa học kỹ thuật và công nghệ là một trong những yếu tố để phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và phát triển chăn nuôi lợn nói riêng (Phạm Xuân Thanh, 2015).
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN 2.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn trên thế giới