Nội dung của pháttriển chănnuôi lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 26 - 28)

2.1.3.1. Quy hoạch và quản lí quy hoạch trong phát triển chăn nuôi lợn

Việc thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất chăn nuôi lợn để đảm bảo tính ổn định trong đàn lợn, cung cấp một khối lượng sản phẩm có chất lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi địa phương là hết sức cần thiết và cấp bách. Nguyên tắc để lập và hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất chăn nuôi lợn là phát triển sản xuất chăn nuôi lợn tập trung theo hướng thâm canh và công nghiệp hóa từ sản xuất đến thu mua, chế biến ở các địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng lao động, đất đai, khí hậu. Từ đó, mỗi địa phương phải hoàn thiện quy hoạch vùng chăn nuôi lợn của mình trên cơ sở quy hoạch chung.

Việc xây dựng quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng CNC căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tình hình sử dụng đất hiện nay nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, 2016).

Chất lượng thịt và an toàn thực phẩm là các chủ đề nóng tại Việt Nam, khi ngày càng nhiều công ty tham gia VietGAP để cải thiện tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khu vực ngoại ô, VietGAP được xây dựng dựa trên GlobalGAP, đang đóng góp tích cực trong đưa các sản phẩm thịt được đóng dấu an toàn vào các siêu thị... (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, 2016).

2.1.3.2. Vấn đề quy mô, số lượng trang trại và hộ chăn nuôi

Mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã hình thành và không ngừng được mở rộng, phát triển trong thời gian qua. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Tạo điều kiện cho các trang trại chăn nuôi mở rộng quy mô sản xuất, tỉnh cũng đã khuyến khích, đầu tư và hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo mô hình nông hộ theo hướng an toàn dịch bệnh. Người chăn nuôi được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để mua con giống, cải tạo chuồng trại và xây dựng hầm bể biogas (Cục chăn nuôi, 2010).

2.1.3.3. Vấn đề về giống và cơ cấu giống

Thay đổi cơ cấu các giống lợn, tăng tỷ trọng giống lợn có năng suất, chất lượng tốt, có khả năng thích ứng tốt với thay đổi thời tiết, được thị trường hiện nay ưa dùng. Việc chăn nuôi các giống lợn đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Ngành chăn nuôi lợn chỉ thật sự phát triển khi nó bảo đảm cho người chăn nuôi có thu nhập và có một phần tích lũy từ chăn nuôi. Bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, chuyển giao đục giống chất lượng cao cho các hộ chăn nuôi, qua đó cung cấp tinh lợn siêu nạc cho các địa phương (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2014; Đăng Quân, 2015).

2.1.3.4. Vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm

+ Về thức ăn: Tăng cường chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học vì thức ăn sinh học có nhiều lợi thế hơn hẳn so với thức ăn thông thường. Cụ thể mỗi kg thức ăn tự phối trộn có giá thấp hơn giá thức ăn hỗn hợp bán sẵn trên thị trường từ 1.000 -2.000đ/kg. Tiêu tốn thức ăn và tăng trọng tương đương các loại thức ăn hỗn hợp bán sẵn; Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cụ thể là giảm 80-90% mùi hôi của phân, nước tiểu, nếu như trước đây khi vào chuồng nuôi còn nặng mùi hôi, môi trường ô nhiễm nặng nhất là những ngày nắng nóng hoặc mưa phùn thì giờ đây vào chuồng nuôi không còn mùi hôi như trước nữa; Về sức khỏe đàn lợn khi sử dụng thức ăn sinh học thấy đàn lợn mạnh khỏe, nhanh nhẹn, ít bệnh tật; Một điều quan trọng nhất là sản phẩm thịt lợn thơm ngon, đảm bảo không tồn dư kháng sinh, hoormon, salmonella (thực tế đã lấy mẫu kiểm tra để so sánh)... (Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội, 2015).

xuất nông nghiệp đồng thời góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện.Vài năm trở lại đây thì vấn đề dịch bệnh tai xanh, lở mồm nong móng xuất hiện nên vấn đề về công tác thú y cần được chú trọng nhiều để hạn chế dịch bệnh mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn.Trước tình trạng này cần có những biện pháp như các cán bộ thú y cơ sở thường xuyên theo dõi, kiểm tra nắm chắc tình hình dịch bệnh, tiêm phòng vacxin dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ nhằm ngăn chặn dịch bệnh kịp thời (Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội, 2015).

+ Về quy trình kĩ thuật: vận dụng các quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và hướng VietGHAP. Ngày 10/11/2015, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn tại Việt Nam (VietGAHP chăn nuôi lợn). Quy trình áp dụng để chăn nuôi lợn tốt nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng. Đối tượng áp dụng: Các cơ sở chăn nuôi lợn; tổ chức, cá nhân chứng nhận VietGAHP chăn nuôi lợn trên lãnh thổ Việt Nam. Chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) và VietGHAP là một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi. Áp dụng quy trình kĩ thuật giúp người chăn nuôi hạn chế được dịch bệnh cho vật nuôi, tiết kiệm được chi phí công tác thú y; tăng được năng suất chăn nuôi, sản xuất ra nguồn sản phẩm có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng uy tín, thương hiệu cho cơ sở sản xuất. Đầu ra cho sản phẩm ổn định. Đặc biệt là xu thế chất lượng cuộc sống của người dân luôn được nâng cao thì sản phẩm của chăn nuôi theo hướng ATSH và VietGHAP được người dân chú trọng tiêu dùng từ đó lợi nhuận được nâng lên, vì sản phẩm của chăn nuôi không ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng, môi trường trong vùng chăn nuôi luôn được đảm bảo. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay chăn nuôi ASTH và VietGHAP là tiền đề tạo cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi phát triển bền vững (Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)