Diễn giải Đơn vị 2014 2015 2016 So sánh (%)
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 BQ 1. Số đầu lợn 1.000 con 144,58 100 133,76 100 130,73 100 92,52 97,73 95,09 - Lợn thịt 1.000 con 107,99 74,69 98,48 73,63 99,19 75,88 91,19 100,72 95,84 - Lợn nái 1.000 con 36,59 25,31 35,28 26,37 31,54 24,12 96,42 89,40 92,84 2. Tổng lợn hơi xuất chuồng Tấn 17,50 18,53 18,20 105,89 98,22 101,98
Do đặc thù về địa hình chia huyện thành 3 vùng rõ rệt, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Bên cạnh ngành trồng trọt với cây lúa, cây công nghiệp... là chủ yếu thì hiện nay, huyện Hiệp Hòa cũng đang phát triển ngành chăn nuôi bền vững với các hộ chăn nuôi có quy mô lớn, chăn nuôi theo hướng công nghiệp tạo ra giá trị sản phẩm hàng hóa cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Để có được kết quả này là do người chăn nuôi trong huyện thời gian qua đã chủ động phát triển chăn nuôi của mình, nhằm tận dụng tối đa các lợi thế về vị trí địa lý nằm sát thủ đô Hà Nội, các tỉnh công nghiệp phát triển như Thái Nguyên, Bắc Ninh.... Hiệp Hòa còn là trung tâm chăn nuôi và xuất khẩu lợn của khu vực, hàng năm xuất khẩu hàng ngàn tấn lợn thịt theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Chính quyền các cấp ở địa phương thường xuyên quan tâm chăm lo đến các biện pháp hỗ trợ các ngành chăn nuôi của huyệnphát triển, như tạo điều kiện thuận lợi giải phóng mặt bằng cho thuê đất để xây dựng trang trại, khuyến khích các hộ có khả năng chuyển đổi những khu vực đất đai canh tác kém hiệu quả sang mô hình VAC.
Tuy nhiên, theo bảng 4.1 cho thấy tổng đàn lợn qua các năm của huyện có tốc độ giảm bình quân 4,91%/năm, trong đó đàn lợn nái giảm mạnh, bình quân 7,16%/năm. Quy mô giảm là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch tai xanh cuối những năm 2013 sang năm 2014 và giá thức ăn chăn nuôi tăng và giá lợn giảm mạnh vào cuối năm 2016 và năm 2017 làm cho tổng đàn lợn giảm mạnh.
Tuy nhiên sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng vẫn tăng bình quân 1,98%/năm. Điều này cho thấy năng suất chăn nuôi lợn của huyện đang tăng lên. Có được điều này là nhờ các hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa. Năm 2014 toàn huyện có 125 trang trại chăn nuôi, năm 2015, số trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 13/6/2000 của Bộ Nông nghiệp & PTNT và Tổng cục Thống Kê là 133 trang trại.
Theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, năm 2016 toàn huyện có 36 trang trại.
Hiệp Hoà là một trong những vùng chăn nuôi phát triển mạnh, nên nhiều hộ trong huyện Hiệp Hoà đã mạnh dạn phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng
hoá, tập trung quy mô lớn. Trong những năm qua giá cả biến động mạnh, nhất là giá thức ăn cho chăn nuôi, liên tục tăng và giữ ở mức cao.
Giá lợn hơi cũng biến động, không ổn định, tăng, giảm mạnh, năm 2010 giá thịt lợn hơi chỉ 40ngđ/kg, đến thời điểm giữa năm 2011 tăng lên đến mức kỷ lục 73ngđ/kg, do khan hiếm nguồn sau dịch tai xanh; đầu năm 2012, khi có thông tin sử dụng chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi, giá lợn hơi xuống thấp 30-33ngđ/kg; đến giữa năm 2012 giá thịt lợn phục hồi trở lại ở mức 50 -60ngđ/kg, lợn giống cũng biến động theo giá lợn hơi. Tuy nhiên từ đầu năm 2017, giá thịt lợn giảm mức thấp có thời điểm thương lái thu mua giá 15ngđ/kg thịt hơi thấp hơn so với các năm trước 30- 40ngđ/kg. Giá thịt lợn hơi, lợn giống phụ thuộc rất lớn vào thị trường; giảm mạnh vào các đợt có dịch tại xanh; tăng cao sau dịch và cũng ảnh hưởng theo cung - cầu thị trường, thường cao vào những tháng mùa đông và đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán, còn những tháng hè là thời kỳ giá lợn hơi xuống thấp.
4.1.1.2. Thị trường tiêu thụ lợn của Huyện * Chăn nuôi lợn nái
Kênh tiêu thụ sản phẩm lợn con này có ưu điểm là dễ thu gom, cách tiếp cận từ trang trại đến thẳng với người chăn nuôi trong huyện và người chăn nuôi ngoài Huyện nên hộ dễ dàng nắm bắt được thông tin bởi vì do đặc điểm tự nhiên địa hình quyết định. Tuy nhiên, với kênh tiêu thụ này thì chỉ áp dụng với các mô hình chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, đơn giản.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm lợn con của Huyện hiện nay chủ yếu qua các kênh ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm lợn con
Người chăn nuôi
trong huyện Người chăn nuôi ngoài huyện
Thu Gom 45%
25 30
30 70
Hộ/Trang trại Chăn nuôi nái
* Chăn nuôi lợn thịt
Sơ đồ 4.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Qua kết quả thu thập được về các kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn ở huyện Hiệp Hòa cho thấy, ở tất cả các chủng loại lợn, kênh tiêu thụ qua khâu trung gian (người thu gom, người bán buôn) luôn chiếm tỷ lệ cao: chiếm 45% sản lượng tiêu thụ lợn giống và 51,5% sản lượng tiêu thụ lợn thịt (người thu gom: 39% và người bán buôn: 12,5%).
Riêng đối với kênh tiêu thụ lợn thịt đã có những cơ sở chăn nuôi lợn thịt ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các nhà máy chế biến/cơ sở giết mổ và hình thành mối liên kết trực tiếp (không qua khâu trung gian) trong tiêu thụ sản phẩm lợn thịt. Mô hình này có ưu điểm là quy mô lớn, giúp khắc phục nguồn tiêu thụ đầu ra và vấn đề thị trường từ người sản xuất đến cơ sở chế biến. Tuy nhiên, tồn tại của kênh tiêu thụ này là việc tiêu thụ lợn thịt từ hộ chăn nuôi đến cơ sở chế biến, hộ giết mổ dễ gây ra tình hình biến động.
4.1.1.3. Liên kết trong tiêu thụ lợn thịt
Mua bán lợn thịt thông qua kí kết hợp đồng được thiết lập giữa các hộ dân với các thương lái hoặc các công ty. Hợp đồng thỏa thuận giữa người chăn nuôi lợn và các cơ sở sản xuất hoặc tiêu thụ về việc tiêu thụ thịt lợn trong tương lai và thường với giá đặt trước. Đây là hình thức kinh tế hợp tác trực tiếp có quan hệ chặt chẽ bằng các hợp đồng, do đó nó có tính ổn định hơn.
Hợp đồng miệng là các thỏa thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động công việc nào đó. Hợp đồng miệng cũng được hai bên thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả,
Hộ/ cơ sở giết thịt Hộ chăn nuôi
Người thu gom 1 (46,5%) 5 (25%) 2, 5, 6 (39%) 6 (75%) 3, 7 (12,5%) 7 (100%) 4 (2%) Người bán buôn Cơ sở chế biến
thời hạn và địa điểm giao nhận hàng. Cơ sở của hợp đồng miệng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các bên tham gia hợp đồng. Hợp đồng miệng thường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết như (họ hàng, bạn bè, anh em ruột…) hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh với nhau mà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện được nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín với các đối tác. Tuy nhiên hợp đồng miệng chỉ là các thỏa thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hóa. Việc tăng khả năng tiếp cận các công nghệ kĩ thuật mới giúp nông dân giải phóng sức lao động, cho phép giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. Đây là hướng tích cực và có nhiều triển vọng cho hàng triệu hộ nông dân sản xuất nhỏ chưa có điều kiện để tích lũy đất đai, có điều kiện áp dụng công nghệ mới trong sản xuất.
Trong 62 hộ được điều tra thì chỉ có 26 hộ (chiếm tỷ lệ 41,94%) và 8 trang trại (chiếm tỷ lệ 100%) được phỏng vấn là có kí kết bằng văn bản giữa các cơ sở thu mua và giết mổ trên địa bàn. Còn lại các hộ đều mua bán theo hình thức miệng không có bất cứ giấy tờ thỏa thuận cam kết nào giữa các cơ sở thu mua và các lò giết mổ trên địa bàn. Ta có thể nhận thấy hầu hết các trang trại đều có hình thức kí kết hợp đồng giữa các cơ sở thu mua và lò giết mổ vì quy mô lớn, đảm bảo mức độ an toàn tránh tình trạng rủi ro trong quá trình tiêu thụ đầu ra.
4.1.1.4. Loại hình chăn nuôi lợn của huyện
Chăn nuôi lợn tại Hiệp Hòa cũng như các địa phương khác hiện nay đang tồn tại nhiều quy mô khác nhau. Việc phát triển chăn nuôi lợn ở quy mô nào còn phụ thuộc vào khả năng của mỗi hộ về vốn, đất đai, trình độ và các điều kiện chăn nuôi khác.
Năm 2016, trong các loại hình chăn nuôi, chăn nuôi kết hợp lợn nái và lợn thịt chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 47,64%, tiếp đến là chăn nuôi lợn thịt chiếm tỷ lệ là 41,43%, loại hình chăn nuôi khác như chuyên lợn nái chiếm 10,93%. Bình quân 3 năm số hộ chăn nuôi lợn giảm 8,26%. Nguyên nhân chính là do giai đoạn này giá cả thịt lợn hơi, giá thức ăn chăn nuôi biến động mạnh trên thị trường, dịch bệnh ở lợn, công tác kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm kém hiệu quả và suy giảm kinh tế, nông dân khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay đã làm ảnh hưởng lớn tới chăn nuôi của các hộ, nhiều hộ đã phải thu hẹp quy mô hoặc ngừng chăn nuôi. Việc ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào chăn nuôi còn hạn chế, vẫn dựa vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế của hộ, cũng như tận dụng lao động của hộ và đề phòng tránh rủi ro ở mức cao.
56
Bảng 4.2. Các loại hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Hiệp Hòa năm 2014 – 2016
Loại hình chăn nuôi
2014 2015 2016 So sánh (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 15/14 16/15 BQ Tổng số hộ chăn nuôi lợn 38.898 100 37.456 100 32.738 100 96,29 87,40 91,74 1. Chuyên nuôi lợn thịt 14.281 36,71 14.879 39,72 13.563 41,43 104,19 91,16 97,46 2. Nuôi kết hợp nái + thịt 19.318 49,66 17.689 47,23 15.597 47,64 91,57 88,17 89,85 3. Khác 5.299 13,62 4.888 13,05 3.578 10,93 92,24 73,20 82,17
4.1.2. Thực trạng chăn nuôi lợn ở các hộ và trang trại điều tra 4.1.2.1. Thông tin chung về các hộ và trang trại điều tra 4.1.2.1. Thông tin chung về các hộ và trang trại điều tra
Trong tổng số 62 hộ và 8 trang trại điều tra, bình quân chung mỗi hộ và trang trại (hộ/TT) có 4,41 nhân khẩu, trong đó tỷ lệ nam bình quân trong các hộ (trang trại) là 51,43% và nữ là 48,57%; lao động bình quân của hộ/trang trại là 2,19 lao động/hộ (trang trại), đây là con số tương đối thấp, trong đó lớn nhất là xã Châu Minh bình quân 2,37 lao động/hộ (trang trại), thấp nhất là xã Hợp Thịnh bình quân 2 lao động/hộ (trang trại), các xã Lương Phong và Mai Trung lần lượt tưng ứng là 2,06 và 2,29 lao động/hộ (trang trại).