Phân tích SWOT trong pháttriển chănnuôi lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 100)

SWOT Kết hợp

Strengths (Ðiểm mạnh) Weaknesses (Ðiểm yếu) S – T

- Lao động nông thôn rồi rào;

- Có truyền thống phát triển chăn nuôi; chăn nuôi pháttriển theo quy mô lớn. - Có diện tích đất nông nghiệp lớn tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi tập trung lớn.

- Quy mô chủ yếu của các hộ sản xuất còn nhỏ. - Chuyên môn kỹ thuật, kiến thức thị trường của người chăn nuôi còn thấp.

- Chưa gắn kết được sản xuất với chế biến. - Năng suất chưa cao. Chi phí sản xuất cao; - Lợi nhuận người sản xuất thấp.

- Công tác vệ sinh thú y còn hạn chế.

- Chăn nuôi theo hướng chuyên môn hoá dựa vào điều kiện tự nhiên, địa hình. - Kết hợp giữa người chăn nuôi và công ty thức ăn, thực phẩm và nơi cung cấp giống. -Ðẩy mạnh công tác vệ sinh thu ý, tập huấn nâng cao chuyên môn kỹ thuật.

Opportunities (Cơ hội) Threats (Thách thức) W – O

- Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn có chất lượng cao còn lớn và có khả năng tiếp tục tăng.

- Chăn nuôi theo hướng bền vững được nhà nước khuyến khích phát triển.

- Gần các thị trường tiêu thụ lớn.

- Phát triển trồng trọt, từng bướcđáp ứng thức ăn chăn nuôi.

- Hỗ trợ từ các cấp.

- Có chính sách ưu tiên của Chính phủ.

- Thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra biến động phức tạp, không có lợi cho người chăn nuôi lợn. - Yêu cầu chất lượng và vệ sinh thực phẩm ngày càng cao.

- Dịch lợn tai xanh, long mồm lở móng... luôn đe doạ bùng phát và lây lan thành đại dịch.

- Thông tin về khoa học kỹ thuật, về dịch bệnh, giá cả thị trường còn chưa sát tới hộ chăn nuôi.

- Phát triển chăn nuôi gắn với nhu cầu thị trường, khắc phục tình trạng phát triển sản xuất tự phát, liên kết sản xuất giữa hộ chăn nuôi và doanh nghiệp.

- Tận dụng các chính sách của nhà nước để phát triển chăn nuôi theo quy mô phù hợp.

- Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn, kỹ thuật cho người chăn nuôi.

- Chăn nuôi lợn đã gắn liền với nông dân từ lâu đời và là ngành sản xuất không thể thiếu trong hệ thống chăn nuôi của huyện. Chăn nuôi lợn ngoài việc đáp ứng nhu cầu thịt lợn cho nhu cầu tiêu dùng nội vùng còn góp phần cung cấp thực phẩm cho các vùng lân cận. Do vậy, chăn nuôi lợn bền vững là xu hướng phát triển của huyện trong những năm tới. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế phát triển chăn nuôi lợn của huyện, đề tài xây dựng ma trận phân tích SWOT. Mục tiêu lập ma trận phân tích SWOT là tìm cách kết hợp giữa các điểm mạnh và cách thức (S- T), giữa các điểm yếu và cơ hội (W- O) nhằm phát huy tốt nhất các điểm mạnh, khai thác các cơ hội, khắc phục các điểm yếu và đối phó tốt nhất với các thách thức trong phát triển chăn nuôi lợn ở huyện Hiệp Hoà.

Quy hoạch đất đai là giải pháp có tính lâu dài cho ngành chăn nuôi nói chung và chủ hộ chăn nuôi lợn nói riêng. Nội dung chủ yếu của nó bao gồm việc quy hoạch các khu vực chăn nuôi tách biệt với khu dân cư nhằm đảm bảo hai mục đích, thứ nhất là hạn chế ô nhiễm môi trường, thứ hai là góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Bởi vì những khu quy hoạch này, các hộ có điều kiện về không gian đất đai để chăn nuôi với quy mô lớn, thiết kế chuồng trại theo hướng hiện đại và lâu dài.

Trên cơ sở các quy hoạch đó mới có điều kiện ổn định các vùng chăn nuôi công nghiệp, tập trung, các chủ hộ chăn nuôi, các trang trại; đưa những giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào chăn nuôi; tăng cường chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào chăn nuôi lợn... nhằm tạo ra những bước đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm theo phương thức an toàn sinh học; xây dựng hệ thống chợ đầu mối, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn; xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn; sản xuất nguyên liệu cho chế biến TACN; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, thú y.... và quan trọng là cơ sở để Huyện xây dựng cơ chế hợp lý, công bằng nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện.

4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA

4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

4.3.1.1. Định hướng phát triển chăn nuôi lợn của địa phương

Phát triển nhanh lợn ngoại trang trại, công nghiệp đi đôi với việc kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định lợn lai, lợn đặc sản phù

hợp với điều kiện các vùng sinh thái. Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu đến năm 2020, đàn lợn đạt 42,86 triệu con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 4,92 triệu tấn

Tăng trưởng cơ cấu lợn ngoại, chăn nuôi công nghiệp. Tổng đàn lợn ngoại nuôi công nghiệp đạt 8,86 triệu con, chiếm 27,0% tổng đàn vào năm 2020 (tăng bình quân 8,9%/năm). Tổng đàn lợn nái ngoại nuôi công nghiệp đạt 990,5 ngàn con, chiếm 20,5% tổng đàn nái vào năm 2020 (tăng bình quân 8,2%/năm). Tại các vùng đang có số lượng nái ngoại cao, tỷ lệ phát triển có thể thấp hơn trung bình cả nước, ngược lại tại các vùng đang có ít lợn nái ngoại, tỷ lệ có thể tăng nhanh. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng lợn ngoại nuôi công nghiệp đạt 1.851 ngàn tấn, chiếm 47,2% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng vào năm 2020 (tăng bình quân 10,3%/năm). Theo kế hoạch & chiến lược phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa phát triển chăn nuôi lợn thịt vẫn là một thế mạnh của huyện cần phát triển trong những năm tới, tuy nhiên qua nghiên cứu và tìm hiểu tình trạng giá thịt lợn rớt giá kỉ lục 6 tháng đầu năm 2017 kéo theo nhiều hệ lụy khó khăn cho người nông dân và các trang trại tuy nhiên đó cũng là lời cảnh báo quan trọng hướng đi phát triển chăn nuôi lơn bền vững của huyện. Cần phải liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các hộ, các trang trại với các doanh nghiệp và đặc biệt cần tìm nguồn đầu ra cho tiêu thụ lợn thịt và hướng chăn nuôi theo hướng sản phẩm sản theo tiêu chuẩn an toàn sinh học hay Vietgap hướng đến xuất khẩu thịt lợn ra các thị trường quốc tế…

- Giảm chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng với lợn ngoại và lợn lai hiện nay từ 2,8-3,1 kg xuống 2,6-2,7 kg vào năm 2020.

- Kiểm soát, khống chế cơ bản những bệnh nguy hiểm như bệnh lở mồm long móng, dịch tai xanh. Phấn đấu xây dựng một số vùng an toàn dịch bệnh. * Quan điểm phát triển chăn nuôi lợn

Phát triển chăn nuôi lợn thành ngành sản xuất hàng hóa có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tổ chức lại ngành chăn nuôi lợn theo hướng gắn với thị trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội.

Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi lợn theo hướng trang trại, công nghiệp, sản xuất hàng hóa tập trung. Hỗ trợ, tạo điều kiện để các hộ chăn nuôi lợn truyền thống chuyển dần sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp với quy mô lớn hơn và theo quy trình sản xuất nông nghiệp sạch đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

* Chủ trương, chính sách của địa phương

Một số chính sách chủ yếu bao gồm: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008, Hội nghị lần thứ bẩy, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

Căn cứ vào Nghị quyết quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII và Nghị quyết Đảng bộ huyện Hiệp Hoà lần thứ XXII, chỉ rõ đẩy phát triển nông nghiệp, trong đó chú trọng phát triển chăn nuôi, thực hiện mô hình nuôi trồng có tính an toàn cao, phát triển hơn nữa các mô hình chăn nuôi bền vững.

Chương trình nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hoá gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2020. Căn cứ vào các Quyết định của tỉnh, huyện Hiệp Hoà về hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi trên địa bàn của tỉnh nói chung và của huyện Hiệp Hoà nói riêng.

Căn cứ Quyết định phê duyệt quy hoạch nông nghiệp huyện, các dự án phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Hiệp Hoà.

4.3.1.2. Các vấn đề đặt ra từ thực trạng nghiên cứu

Mặc dù đóng vai trò lớn trong ngành chăn nuôi nhưng chăn nuôi lợn nông hộ hiện đang gặp nhiều khó khăn và đặt ra nhiều thách thức.

Chất lượng con giống (lợn) còn nhiều hạn chế, đầu ra thị trường bấp bênh, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp và đặc biệt chi phí thức ăn chăn nuôi ngày càng lớn. Các chính sách của nhà nước cần phải đi sâu sát hơn nữa để hỗ trợ người dân đặc biệt về cơ chế chính sách, thị trường và liên kết hơn nữa giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp với nhà nông dân.

4.3.2. Một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tại huyện Hiệp Hòa 4.3.2.1. Giải pháp về thị trường 4.3.2.1. Giải pháp về thị trường

các chủ hộ chăn nuôi, nó là động lực để thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn.

Phát triển sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trường: sản xuất phải gắn với thị trường, cần phải nghiên cứu thị trường trước khi đưa ra quyết định sản xuất. Người chăn nuôi không nên phát triển chăn nuôi chạy theo tín hiệu giá của thị trường, nên chọn lựa các sản phẩm sản xuất gắn với nhu cầu thị trường trong từng thời điểm để bố trí sản xuất đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Đa dạng hoá các kênh tiêu thụ sản phẩm nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro thị trường. Tăng cường sự hợp tác giữa chính phủ, các nhà máy chế biến, công ty chế biến thức ăn lợn trong và ngoài nước, thị trường tiêu thụ và các hộ chăn nuôi, trong đó:

- Phát triển đa dạng các loại hình HTX, các tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Người chăn nuôi lợn trực tiếp cần phải chăn nuôi theo đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh, phòng dịch bệnh, cho ăn đúng đủ nhằm nâng cao chất lượng thịt đồng thời cũng tự tìm thị trường.

- Huyện thành lập một số chợ đầu mối để qui tụ hàng hoá có qui mô lớn hơn. Tại đây, các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ giá cả và thực hiện việc đấu giá nhằm rút ngắn khoảng cách giá cả giữa nhà chăn nuôi với người chế biến thịt và người tiêu dùng.

4.3.2.2. Giải pháp về khoa học-công nghệ

Khoa học - công nghệ phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, các qui trình kỹ thuật tiến bộ được đưa vào sản xuất đã làm tăng năng suất của các yếu tố sản xuất, làm hạ giá thành sản phẩm nên hiệu quả kinh tế có xu hướng tăng lên. Phát triển chăn nuôi lợn cũng đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ về con giống, chuồng trại, thiết bị và thức ăn chăn nuôi có chất lượng cao. Vì vậy, để ngành chăn nuôi lợn phát triển cần cần tập trung giải quyết một số vấn đề về sau:

* Giống

Với cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề về giống không phải là khó khăn như trước của người chăn nuôi nữa, nhưng việc chọn giống như thế nào và ở đâu là vô cùng quan trọng với hộ chăn nuôi. Nếu người chăn nuôi biết lựa chọn giống

tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, môi trường địa phương, quy mô chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi của gia đình thì sẽ thu được hiệu quả kinh tế tốt hơn sau mỗi chu kỳ sản xuất.

Nhằm tăng cường cải tạo chất lượng đàn giống và làm tốt công tác quản lý giống, cần làm tốt công tác quy hoạch sản xuất và cung ứng giống tốt, coi trọng xây dựng đàn nái nền, loại bỏ những giống xấu. Con giống phải được thích nghi hoá mới đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất và chất lượng cao. Phát triển chăn nuôi lợn bền vững cần phải chú ý tăng về mặt số lượng đi đôi với chất lượng, cần nâng cao chất lượng giống cho đàn lợn.

Hiện nay, ở huyện chủng loại giống lợn rất phong phú như: Lợn ngoại, lợn lai kinh tế, lợn nội... các giống này có xuất xứ từ các thương gia trong và ngoài huyện mang ở các địa phương khác về giống từ người chăn nuôi, giống từ các trại con giống trong huyện, từ các công ty thức ăn gia súc, trung tâm khuyến nông huyện,... Như vậy việc lựa chọn mua giống ở đâu là vô cùng khó với người chăn nuôi.

Để giải quyết vấn đề này cần phải có sự tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nước và cán bộ khuyến nông Huyện, cán bộ thú y cơ sở để cung cấp giống đảm bảo chất lượng, mở các lớp tập huấn kỹ thuật chọn giống cho các hộ hoặc khuyến khích các hộ tự gây giống để chăn nuôi nhất là giống cho các hộ chăn nuôi lợn thịt hướng nạc và lợn thịt xuất khẩu.

Khi chọn giống cần có sự tham gia của các trung tâm giống tránh hiện tượng các hộ nông dân sử dụng giống mua từ các hộ gia đình không đạt tiêu chuẩn. Các hộ nông dân phải nhạy bén, năng động, học hỏi, thông tin cho nhau, không tham rẻ mua giống trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường để lựa chọn được giống tốt, kích thích chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên theo thực trạng điều tra nhận thấy đa số các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ đa số tự nhân giống nái, rất ít mua và nhập giống lợn nái từ bên ngoài. Nếu không có phương pháp kĩ thuật hiện đại thì ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn giống. Vì vậy trong thời gian tới hộ nông dân cần phải liên kết lại với nhau và thường xuyên tham gia các buổi chia sẻ kinh nghiệm giữa các hộ, trang trại với nhau trong và ngoài vùng.

* Về thức ăn

Trên thị trường hiện nay thức ăn cho chăn nuôi lợn là rất phong phú và đa dạng. Rất nhiều công ty, trung tâm, cơ sở cung cấp các loại thức ăn sẵn cho mỗi

loại lợn ở từng giai đoạn sinh trưởng. Nhưng vấn đề đặt ra là giá của các loại thức ăn này ở mức cao. Đây chính là một trong những yếu tố làm tăng chi phí trung gian, giảm hiệu quả chăn nuôi. Trong khi đó, Hiệp Hoà là vùng có nhiều sản phẩm phụ từ trồng trọt, do vậy hộ hoàn toàn có khả năng tự chế biến thức ăn, cho đàn lợn của mình; từ đó giảm được chi phí mua thức ăn, tận dụng được sản phẩm từ nông nghiệp của hộ, tăng giá trị sản xuất nhất là đối với các loại lợn thịt chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Vì vậy, các hộ nên kết hợp pha trộn giữa thức ăn công nghiệp với thức ăn từ các sản phẩm phụ trong trồng trọt nhằm tăng giá trị sản xuất. Phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp và qua chế biến. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi phải được kiểm soát, đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng cho vật nuôi. Đối với thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải có nguồn gốc nơi sản xuất, nhà cung cấp, có nhãn mác chất lượng, bao bì quy cách theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn được cơ quan quản lý nhà nước công nhận.

Các hộ chăn nuôi lợn cần chú ý là phải sử dụng thức ăn, các chất dinh dưỡng, phụ gia và kháng sinh trong khẩu phần cho ăn phải đảm bảo nhu cầu sinh trưởng, phát triển, sản xuất của lợn và an toàn thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)