Tình hình chung của các hộ/trang trại điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 70 - 72)

Chỉ tiêu ĐVT Chung Hợp Thịnh Lương Phong Châu Minh Mai Trung 1. Tổng số hộ và trang trại Hộ (TT) 70 17 17 19 17

2. Số nhân khẩu/hộ (TT) Người 4,41 4,29 4,06 4,79 4,47

- Nam % 51,43 52,94 58,82 47,37 47,06

- Nữ % 48,57 47,06 41,18 52,63 52,94

3. Tuổi trung bình của hộ Tuổi 42,99 44,94 40,53 46,16 39,94 4. Số lao động/hộ (TT) Người 2,19 2,00 2,06 2,37 2,29 5. Trình độ học vấn - TH % 2,86 0 0 5,26 5,88 - THCS % 44,29 47,06 41,18 42,11 47,06 - THPT % 52,86 52,94 58,82 52,63 47,06 6. Mức độ kinh tế - Khá % 15,71 11,76 17,65 10,53 23,53 - Trung bình % 80,00 82,35 76,47 84,21 76,47 - Nghèo % 4,29 5,88 5,88 5,26 0

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Tuổi bình quân của chủ hộ/TT là 42,99 tuổi; trong đó trẻ nhất là xã Mai Trung có độ tuổi bình quân là 39,94 tuổi và cao nhất là xã Châu Minh bình quân là 46,16 tuổi.

Trong các hộ điều tra, đại đa số có trình độ học vấn từ trung học cơ sở và trung học phổ thông trở lên. Xét về trình độ của chủ hộ/TT ta thấy xã Lương

Phong có tỷ lệ học ở các cấp là cao nhất so với 3 xã còn lại, xã Mai Trung tỷ lệ học ở các bậc học là thấp, ở đây chủ yếu chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp và nông dân vẫn chăn nuôi theo phong trào.

Qua bảng trên cho thấy, cơ bản chủ hộ/TT chăn nuôi lợn còn khá trẻ và có trình độ học vấn tốt nên họ dễ dàng tiếp cận, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, điều này giúp họ chọn được phương thức chăn nuôi hợp lý, phù hợp với điều kiện của hộ/TT.

Mức độ kinh tế của gia đình cũng tác động đến hoạt động sản xuất của hộ, hướng chăn nuôi lợn của hộ/TT. Nhìn chung, kinh tế của hộ vẫn còn ở mức trung bình. Các hộ/TT chủ yếu là thuần nông với hoạt động đem lại thu nhập chính là từ sản xuất nông nghiệp.

4.1.2.2. Quy mô chăn nuôi lợn tại các hộ và trang trại điều tra

Việc phân tổ theo quy mô chăn nuôi ở các hộ điều tra căn cứ vào số liệu thu thập từ các cơ quan của huyện và quan sát thực tế, riêng loại hình chăn nuôi lợn kết hợp được quy đổi theo tỷ lệ giữa các loại hình để phân chia ra các quy mô. Thực tế cho thấy ở các tổ này có sự khác biệt đáng kể về các yếu tố liên quan như trình độ của người chăn nuôi, mức độ quan tâm đến chăn nuôi lợn của hộ, phương thức chăm sóc và tổ chức sản xuất trong hộ. Dựa trên việc phân tổ theo quy mô và số liệu thu thập được cho thấy:

- Chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Hiệp Hòa vẫn chủ yếu là dạng quy mô nhỏ lẻ;

- Các loại hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Hiệp Hòa cơ bản ổn định về cơ cấu ở tất cả các quy mô, trong đó loại hình chăn nuôi chuyên lợn thịt và chăn nuôi kết hợp lợn nái và lợn thịt là chủ yếu, các loại hình chăn nuôi khác ở mức quy mô nhỏ.

Căn cứ vào nguồn lao động, nguồn vốn, trình độ kỹ thuật cũng như những kinh nghiệm về thị trường... các hộ quyết định loại lợn và số lượng để nuôi. Hầu hết các hộ đều chăn nuôi lợn thịt, trong đó dựa vào các loại lợn được nuôi trong nông hộ, có thể phân các loại hộ chăn nuôi thành các kiểu: chăn nuôi kết hợp lợn thịt và lợn nái, chăn nuôi lợn thịt và chăn nuôi lợn nái. Trong nghiên cứu này tập trung vào 2 nhóm chính là chăn nuôi lợn thịt và chăn nuôi kết hợp lợn thịt và lợn nái.

* Chăn nuôi lợn quy mô trang trại

Số liệu bảng 4.4 cho thấy quy mô chăn nuôi lợn ở các trang trại điều tra, trong 8 trang trại được nghiên cứu chọn khảo sát thì có 4 trang trại chuyên chăn nuôi lợn thịt và 4 trang trại chăn nuôi dưới loại hình kiêm cả lợn nái và lợn thịt.

Số lượng lợn bình quân ở mỗi trang trại chuyên lợn thịt là 421 con/trang trại, tổng đàn lợn ở các trang trại chuyên lợn thịt năm 2016 là 1.684 con. Với các trang trại nuôi kiêm lợn nái và lợn thịt, số lượng lợn thịt bình quân ở mỗi trang trại là 240 con/trang trại, số lợn nái bình quân là 37 con/trang trại, số lượng lợn bình quân ở mỗi trang trại là 240 con/trang trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)