Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến cách chính sách hỗ trợ vốn cho các hộ chăn nuôi nhất là các hộ áp dụng công nghệ, tăng quy mô đầu tư, đưa giống mới vào sản xuất. Số lượng vốn cho vay phù hợp với phương án đầu tư của hộ, thời hạn vay dài với lãi suất ưu đãi.
Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ giá đầu vào của các giống lợn ngoại có chất lượng cao giúp hộ có thể đưa vào sản xuất. Đầu tư phát triển các nhà máy chế biến thức ăn cho chăn nuôi, quy hoạch các vùng nguyên liệu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giảm giá nguyên liệu đầu vào cho chăn, đồng thời hỗ trợ mạnh khâu kỹ thuật và thúc đẩy thị trường tiêu thụ.
Nhà nước cần phân định rõ luồng hàng tiêu thụ để thị trường tiêu thụ lợn, giá cả đầu ra ổn định để nông dân yên tâm sản xuất.
Nhà nước cần tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán thịt lợn, như sử dụng thực phẩm đông lạnh, thịt lợn đã qua chế biến, hạn chế hình thức chợ cóc, chợ tạm, lề đường, vỉa hè...; có cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng chợ đấu giá giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi và ki ốt tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm, phát triển thị trường; tạo điều kiện để thông tin kinh tế, thương mại thị trường đến được các nhà sản xuất, giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi và người tiêu dùng để tạo phát triển cho chăn nuôi nuôi lợn ngày càng uy tín và phát triển.