Quy trình áp dụng và quản lý kĩ thuật trong chănnuôi lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 95 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng pháttriển chănnuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh

4.2.9. Quy trình áp dụng và quản lý kĩ thuật trong chănnuôi lợn

- Ý thức phòng bệnh cho đàn lợn của người dân chưa cao; việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật và hành chính trong phòng, chống dịch chưa triệt để và quyết liệt (còn 20,74% số hộ chăn nuôi ở 4 xã điều tra không thực hiện việc tiêm phòng thường xuyên cho lợn). Tỉ lệ hộ tự chữa bệnh cho lợn còn lớn (48,89%). Ở những xã, những hộ có tỷ lệ tiêm phòng thấp, tự chữa bệnh cho lợn cao thì số lần lợn mắc bệnh và số đầu lợn chết bình quân cao hơn những hộ thực hiện các công tác này tốt hơn.

- Công tác quản lý nhà nước về thú y, TACN, vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế. Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi lợn còn xảy ra rất phức tạp, làm cho ngành chăn nuôi lợn phát triển khó khăn, hiệu quả chưa cao.

- Công tác chọn giống lợn đưa vào chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn chất lượng giống lợn trên địa bàn huyện còn hiều hạn chế.

- Quy trình chăn nuôi lợn ở phần lớn các hộ chưa hợp lý về kỹ thuật; công nghệ chăm sóc, nuôi dưỡng chưa đồng bộ, yếu và thiếu nên năng suất, sản lượng chăn nuôi thấp.

- Việc đầu tư áp dụng kỹ thuật – công nghệ mới vào chănnuôi củahuyện còn nhiều hạn chế, do chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch, thiếu vốn và chưa được sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành chức năng.

- Công nghệ giết mổ, chế biến còn lạc hậu, cũ kỹ chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

-Việc sử dụng thuốc thu ý, TACN và các chất, chế phẩmsinh học dùng trong chăn nuôi lợn ở các hộ trên địa bàn huyện còn nặng về tính kinh nghiệm, bột phát, thiếu hiểu biết và sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn (48,89% số hộ điều tra tự chữa khi lợn mắc bệnh) đã ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi lợn bền vững.

- Tỉ lệ mắc bệnh trên đàn lợn lớn, do chuồng trại chăn nuôi lợn ở các hộ cơ bản được xây dựng theo hướng tận dụng.

- Công tác vệ sinh trong chặn nuôi lợn còn nhiều khó khăn, hạn chế do: việc chăm sóc, vệ sinh cho lợn chưa có hướng dẫn quy trình kỹ thuật cụ thể, thiếu đồng bộ; việc xử lý chất thải trong chăn nuôi chưa triệt để (còn khoảng 60% lượng chất thải chăn nuôi lợn thải trực tiếp ra môi trường), thiếu vốn, thiếu kỹ thuật đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác vệ sinh, môi trường nước phục vụ

cho chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)