Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 101 - 103)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và một số giải pháp chủ yếu pháttriển chănnuôi lợn trên

4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

4.3.1.1. Định hướng phát triển chăn nuôi lợn của địa phương

Phát triển nhanh lợn ngoại trang trại, công nghiệp đi đôi với việc kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định lợn lai, lợn đặc sản phù

hợp với điều kiện các vùng sinh thái. Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu đến năm 2020, đàn lợn đạt 42,86 triệu con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 4,92 triệu tấn

Tăng trưởng cơ cấu lợn ngoại, chăn nuôi công nghiệp. Tổng đàn lợn ngoại nuôi công nghiệp đạt 8,86 triệu con, chiếm 27,0% tổng đàn vào năm 2020 (tăng bình quân 8,9%/năm). Tổng đàn lợn nái ngoại nuôi công nghiệp đạt 990,5 ngàn con, chiếm 20,5% tổng đàn nái vào năm 2020 (tăng bình quân 8,2%/năm). Tại các vùng đang có số lượng nái ngoại cao, tỷ lệ phát triển có thể thấp hơn trung bình cả nước, ngược lại tại các vùng đang có ít lợn nái ngoại, tỷ lệ có thể tăng nhanh. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng lợn ngoại nuôi công nghiệp đạt 1.851 ngàn tấn, chiếm 47,2% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng vào năm 2020 (tăng bình quân 10,3%/năm). Theo kế hoạch & chiến lược phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa phát triển chăn nuôi lợn thịt vẫn là một thế mạnh của huyện cần phát triển trong những năm tới, tuy nhiên qua nghiên cứu và tìm hiểu tình trạng giá thịt lợn rớt giá kỉ lục 6 tháng đầu năm 2017 kéo theo nhiều hệ lụy khó khăn cho người nông dân và các trang trại tuy nhiên đó cũng là lời cảnh báo quan trọng hướng đi phát triển chăn nuôi lơn bền vững của huyện. Cần phải liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các hộ, các trang trại với các doanh nghiệp và đặc biệt cần tìm nguồn đầu ra cho tiêu thụ lợn thịt và hướng chăn nuôi theo hướng sản phẩm sản theo tiêu chuẩn an toàn sinh học hay Vietgap hướng đến xuất khẩu thịt lợn ra các thị trường quốc tế…

- Giảm chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng với lợn ngoại và lợn lai hiện nay từ 2,8-3,1 kg xuống 2,6-2,7 kg vào năm 2020.

- Kiểm soát, khống chế cơ bản những bệnh nguy hiểm như bệnh lở mồm long móng, dịch tai xanh. Phấn đấu xây dựng một số vùng an toàn dịch bệnh. * Quan điểm phát triển chăn nuôi lợn

Phát triển chăn nuôi lợn thành ngành sản xuất hàng hóa có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tổ chức lại ngành chăn nuôi lợn theo hướng gắn với thị trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội.

Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi lợn theo hướng trang trại, công nghiệp, sản xuất hàng hóa tập trung. Hỗ trợ, tạo điều kiện để các hộ chăn nuôi lợn truyền thống chuyển dần sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp với quy mô lớn hơn và theo quy trình sản xuất nông nghiệp sạch đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

* Chủ trương, chính sách của địa phương

Một số chính sách chủ yếu bao gồm: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008, Hội nghị lần thứ bẩy, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

Căn cứ vào Nghị quyết quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII và Nghị quyết Đảng bộ huyện Hiệp Hoà lần thứ XXII, chỉ rõ đẩy phát triển nông nghiệp, trong đó chú trọng phát triển chăn nuôi, thực hiện mô hình nuôi trồng có tính an toàn cao, phát triển hơn nữa các mô hình chăn nuôi bền vững.

Chương trình nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hoá gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2020. Căn cứ vào các Quyết định của tỉnh, huyện Hiệp Hoà về hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi trên địa bàn của tỉnh nói chung và của huyện Hiệp Hoà nói riêng.

Căn cứ Quyết định phê duyệt quy hoạch nông nghiệp huyện, các dự án phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Hiệp Hoà.

4.3.1.2. Các vấn đề đặt ra từ thực trạng nghiên cứu

Mặc dù đóng vai trò lớn trong ngành chăn nuôi nhưng chăn nuôi lợn nông hộ hiện đang gặp nhiều khó khăn và đặt ra nhiều thách thức.

Chất lượng con giống (lợn) còn nhiều hạn chế, đầu ra thị trường bấp bênh, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp và đặc biệt chi phí thức ăn chăn nuôi ngày càng lớn. Các chính sách của nhà nước cần phải đi sâu sát hơn nữa để hỗ trợ người dân đặc biệt về cơ chế chính sách, thị trường và liên kết hơn nữa giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp với nhà nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)