Thực trạng phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Hương Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 55 - 61)

Phần 4 kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa

4.1.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Hương Sơn

Trong những năm gần đây, phát triển sản xuất chè của huyện Hương Sơn có nhiều tích cực. Năm 2017, tổng diện tích chè (gồm cả chè thường và chè VietGap) của huyện Hương Sơn đạt 219,63 ha tăng 13,4% so với năm 2016. Năm 2018 diện tích chè toàn huyện đạt 246,84 ha, tăng 12,4% tương ứng với 27,21 ha so với năm 2017. Trong giai đoạn 2016-2018, bình quân diện tích chè tăng 12,9%. Sản lượng chè tăng bình quân là hơn 20% do một mặt là do diện tích chè tăng mạnh, mặt khác là do sự tăng lên của năng suất chè (khoảng 6%).

Tuy nhiên, những năm qua sản xuất chè có xu hướng chuyển đổi mạnh sang hướng sản xuất chè an toàn VietGap. Năm 2016, diện tích chè VietGap của Huyện chỉ khoảng 80% so với tổng diện tích chè, năm 2017 tỷ lệ này tăng lên thành 95% và năm 2018 tỷ lệ này tăng 98%. Tốc độ tăng bình quân đạt trên 23% qua 3 năm (2016-2018). Giai đoạn này, diện tích sản xuất chè thường đã giảm đi rõ rệt (60%), bởi đã số diện tích đã được chuyển đổi sang sản xuất theo hướng VietGap. Điều đó cho thấy sự phát triển đúng đắn này là phù hợp với chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất chè nói riêng của huyện Hương Sơn, tạo ra sản phẩm ngày càng chất lượng hơn để đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Về sản lượng chè liên tục có sự biến động tăng, năm 2017 sản lượng chè búp tươi đạt 2657 tấn tức là tăng 33,22% so với năm 2016. Năm 2018 sản lượng chè búp tươi đạt 3036,13 tấn tăng 14,1% so với năm 2017. Như vậy, tốc độ phát triển bình quân về sản lượng qua 3 năm 2016-2018 tăng 23,37%. Việc sản lượng liên tục có sự biến động tăng như vậy, trước hết là do diện tích chè qua các năm luôn tăng (11,2%) kết hợp với năng suất qua các năm luôn tăng (9,2%) mà tạo thành.

Bảng 4.1. Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng chè của huyện Hương Sơn, giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân 1. Tổng diện tích chè (ha) 193,67 219,63 246,84 113,40 112,39 112,90 2. Năng suất chè bình quân (tấn/ha) 10,3 12,1 12,3 117,48 101,65 109,28 3. Tổng sản lượng chè (tấn) 1994,80 2657,52 3036,13 133,22 114,25 123,37 4. Tổng diện tích chè VietGap (ha) 159,39 208,65 241,90 130,90 115,94 123,19 5. Năng suất chè VietGap (tấn/ha) 9,2 9,6 10,3 104,35 107,29 105,81 6. Tổng SL chè VietGap (tấn) 1466,39 2003,03 2491,6 136,60 124,39 130,35 7. Tổng diện tích chè thường (ha) 34,28 10,98 4,94 32,04 44,96 37,95 8. Năng suất chè thường (tấn/ha) 11,0 12,7 12,2 115,45 96,06 105,31 Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện Hương Sơn và tính toán của tác giả (2016, 2017, 2018)

43

Năng suất chè của Huyện qua 3 năm có sự biến động liên tục tăng (Bảng 4.1). Cụ thể là năng suất bình quân năm 2017 đạt 12,1 tấn/ha, tăng khoảng 17,5% so với năm 2016. Đến năm 2018 năng suất chè bình quân đạt 12,3 tấn/ha, tăng khoảng 2% so với năm 2017. Như vậy, qua 3 năm tốc độ phát triển bình quân của năng suất chè của huyện vẫn tăng ở khoảng 9,3% năm. Đây là một kết quả tốt trong quá trình sản xuất chè của huyện nhằm nâng cao đời sống của người trồng chè. Lý do năng suất chè luôn tăng đều qua mấy năm trở lại đây vì cây chè đang trong giai đoạn phát triển. Hiện tại chè trên địa bàn huyện hầu hết là chè trồng được 10-15 năm, đang là giai đoạn cây chè phát triển mạnh, năng suất luôn đạt tốt nhất.

Hơn nữa, Bảng 4.1 cũng cho biết thêm rằng năng suất chè sản xuất theo hướng VietGap thấp hơn năng suất chè thường. Năm 2016, năng suất chè thường đạt 11 tấn/ha trong khi đó năng suất chè VietGap chỉ đạt 9,2 tấn/ha. Năm 2017, năng suất chè thường là 12,7 tấn/ha trong khi đó năng suất của chè VietGap chỉ đạt 9,6 tấn/ha. Năm 2018, năng suất chè thường đạt 12,2 tấn/ha, trong khi đó năng suất chè VietGap đạt 10,3 tấn/ha. Tuy nhiên, năng suất bình quân của chè thường có xu hướng chậm lại và chỉ đạt 5,3%, trong khi đó năng suất chè VietGap có xu hướng tăng nhẹ, với mức tăng bình quân đạt 5,8%. Nguyên nhân có sự tăng này là do người trồng chè đang chuyển dần sang hướng sản xuất VietGap nên họ đầu tư, vồn, kỹ thuật và công nghệ nhiều hơn đối với sản xuất chè truyền thống.

Bảng 4.2 cho biết thêm thực trạng về phát triển quy mô của sản xuất chè ở huyện Hương Sơn giai đoạn 2016-2018. Năm 2016, huyện Hương Sơn có 12,2 ha chè trong giai đoạn KTCB chiếm 6,3%, diện tích chè dưới 10 năm tuổi là 59,05 ha chiếm 30,49%, diện tích chè trên 10 năm tuối là 79,12 ha chiếm 40,85% và diện tích chè trên 15 tuổi là 43,3 ha chiếm 22,36%. Đến năm 2018, diện tích chè KTCB là 18,9 ha chiếm 7,66%, diện tích chè dưới 10 năm tuổi là 67,52 ha chiếm 27,35%, diện tích chè trên 10 năm tuối là 98,23 ha chiếm 39,80% và diện tích chè trên 15 tuổi là 62,18 ha chiếm 25,19%.

45

Bảng 4.2. Thực trạng quy mô sản xuất chè của huyện Hương Sơn, giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Năm

2016 (ha)

Cơ cấu (%) Năm

2017 (ha) Cơ cấu (%) Năm 2018 (ha) Cơ cấu (%) So sánh (%) 2017/ 2018/ Bình quân 2016 2017 Tổng diện tích chè 193,67 100,00 219,63 100,00 246,84 100,00 113,40 112,39 112,90

Phân theo giống chè

LDP1 55,30 28,55 50,25 22,88 50,15 20,32 90,87 99,80 95,23 LDP2 69,20 35,73 90,21 41,07 97,38 39,45 130,36 107,95 118,63 PH1 69,17 35,72 79,17 36,05 99,31 40,23 114,46 125,44 119,82

Phân theo tuổi chè

Kiến thiết cơ bản 12,2 6,30 13,3 6,06 18,91 7,66 109,02 142,18 124,50 Chè dưới 10 năm 59,05 30,49 65,15 29,66 67,52 27,35 110,33 103,64 106,93 Chè trên 10 năm 79,12 40,85 88,07 40,10 98,23 39,80 111,31 111,54 111,42 Chè trên 15 năm 43,30 22,36 53,11 24,18 62,18 25,19 122,66 117,08 119,83

Ngoài ra, Bảng 4.2 cũng chỉ ra rằng cơ cấu giống chè LDP1 có xu hướng giảm, trong khi đó cơ cấu giống LDP2 và PH1 có xu hướng tăng lên. Năm 2018, diện tích chè LDP2 chiếm 20,32%, diện tích chè LDP1 chiếm 39,45% và diện tích giống chè PH1 chiếm 40,23%.

Mặc dù năng suất chè của huyện Hương Sơn có xu hướng tăng và năng suất các giống chè không có sự khác biệt quá lớn. Tuy nhiên bảng 4.3 chỉ ra rằng, năng suất giống chè LDP1 thấp hơn so với giống chè LDP2 và PH1. Giai đoạn 2016-2018, tốc độ phát triển bình quân về năng suất chè của giống PH1 tăng ở khoảng 8,3% mỗi năm, giống LDP2 tăng bình quân là 9,6% mỗi năm. Lý do năng suất chè luôn tăng đều qua mấy năm trở lại đây vì giá chè nguyên liệu ổn định, hộ sản xuất chè yên tâm đầu tư thâm canh tăng năng suất chè. Hơn nữa cây chè đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Hiện tại chè trên địa bàn huyện hầu hết là chè trồng được 10-15 năm, đang là giai đoạn cây chè phát triển mạnh, năng suất luôn đạt tốt nhất.

Bảng 4.3. Thực trạng năng suất chè của huyện Hương Sơn, giai đoạn 2016-2018 Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân Phân theo giống chè (tấn/ha)

LDP1 11,2 11,2 11,3 100,00 100,89 100,45 LDP2 11,3 12,2 13,6 107,96 111,48 109,71 PH1 11,5 12,6 13,5 109,57 107,14 108,35

Phân theo tuổi chè (tấn/ha)

Chè dưới 10 năm 9,3 9,3 9,2 100,00 98,92 99,46 Chè trên 10 năm 12,1 12,5 12,9 103,31 103,20 103,25 Chè trên 15 năm 13,2 13,5 13,8 102,27 102,22 102,25

Về công tác quản lý nhà nước đối với sản xuất chè tại huyện Hương Sơn

Hằng năm Hội đồng nhân dân huyện ban hành nghị quyết, các chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể, trong đó có chỉ tiêu sản xuất chè, ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất. Ủy ban nhân dân huyện căn cứ các chỉ tiêu, mục tiêu của nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện để xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu cụ thể cho UBND các xã, thị trấn, ban hành hướng dẫn thực hiện các chính sách của Hội đồng nhân dân huyện, cân đối, bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, chính sách....; chỉ đạo các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, thu mua sản phẩm, liên kết các HTX, THT, người dân sản xuất.

Hội đồng nhân dân xã, thị trấn căn cứ các chỉ tiêu, kế hoạch UBND huyện giao, ban hành Nghị quyết, trong đó xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu; ban chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và giao UBND xã thị trấn triển khai thực hiện. Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trên cơ sở chỉ tiêu, kế hoạch của UBND huyện giao, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp tiến hành xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao nhất, cụ thể như: Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập HTX, THT sản xuất chè, làm việc với các doanh nghiệp thu mua để ký kết hợp đồng với các HTX, THT, người sản xuất về thu mua sản phẩm; chỉ đạo, hỗ trợ người sản xuất kỹ thuật, đất đai....

UBND xã

HĐND huyện UBND huyện Doanh nghiệp

HTX, THT HĐND xã Người sản xuất sản xuất

Các HTX, THT thống nhất chỉ đạo, đôn đốc các thành viên trong tổ sản xuất đảm bảo diện tích, quy chuẩn, kỹ thuật, thực hiện nguyên tắc hợp đồng ký kết với doanh nghiệp. Người sản xuất tổ chức sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn theo quy định đảm bảo sản phẩm sản xuất đạt yêu cầu. Mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp đúng tiến độ, sản phẩm, khối lượng theo hợp đồng. Hoạt động theo điều lệ, nguyên tắc chung của HTX, THT và hợp đồng với Doanh nghiệp thu mua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 55 - 61)