Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 37)

Phần 1 Mở đầu

2.1.2.Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.2.Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị

trị gia tăng

2.1.2.1. Phát triển qui mô sản xuất chè nguyên liệu

Phát triển sản xuất chè theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng chè bằng cách mở rộng diện tích đất đai. Nghiên cứu phát triển sản xuất chè theo chiều rộng tôi tiến hành nghiên cứu diện tích, năng suất, sản lượng. Nghiên cứu sự biến động về diện tích, năng suất, sản lượng để đánh giá quá trình phát triển sản xuất chè diễn ra như thế nào.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, năm 2015, diện tích chè cả nước đạt khoảng 134,6 nghìn ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 116,4 nghìn ha. Hiện nay, Lâm Đồng vẫn là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước với 21,9 nghìn ha. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Thái Nguyên có 20,8 nghìn ha, Hà Giang 20,5 nghìn ha, Phú Thọ 16,3 nghìn ha, Yên Bái 11,5 ha. Năng suất chè cả nước năm 2015 bình quân đạt 85,9 tạ búp tươi/ha, tăng 8,1% so năm 2011 (tăng bình quân 2.0 %/năm). Sản lượng chè búp tươi năm 2015 cả nước đạt xấp xỉ 1.000 nghìn tấn, tăng 8,9% so với năm 2011. Với định hướng diện tích chè cả nước ổn định khoảng 140 nghìn ha, việc trồng mới và trồng thay thế hàng năm chủ yếu bằng các giống chè năng suất, chất lượng cao, trong đó cơ cấu giống chè chất lượng khá và chất lượng cao chiếm trên 50% diện tích, sản xuất chè theo hướng an toàn.

Hằng năm, các địa phương đã chủ động tuyên truyền, vận động tổ chức triển khai kế hoạch trồng chè đến các xã và người dân; chuẩn bị cây giống có chất lượng tốt, bảo đảm cung ứng kịp thời cho nhân dân; tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống, vật tư phân bón trong vùng nguyên liệu nhằm xây dựng vùng chè an toàn. Các chính sách hỗ trợ được triển khai kịp thời, hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Các doanh nghiệp thực hiện tốt việc quản lý, phát triển vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm chè búp tươi ổn định theo hợp đồng, tạo niềm tin cho các gia đình mở rộng diện tích trồng chè. Bên cạnh đó, dây chuyền thiết bị, công nghệ chế biến chưa đồng bộ, chủ yếu là chế biến chè xanh và bán sản phẩm thô, cho nên giá thấp, khó thúc đẩy sản xuất. Việc đăng ký chứng nhận duy trì và mở rộng diện tích sản xuất chè theo VietGap còn gặp nhiều khó khăn.

Đồng thời chú trọng tuyên truyền đến người dân lợi ích của việc trồng chè; thực hiện tốt liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tập huấn nâng cao năng lực của người dân trong sản xuất và tiếp cận thông tin thị trường. Các công ty, doanh nghiệp cần có kế hoạch quản lý, phát triển vùng nguyên liệu và thu mua nguyên liệu chè búp tươi cho nông dân; công khai giá bán, chia sẻ hài hòa lợi ích với người trồng chè; đầu tư nâng cấp dây chuyền chế biến sâu sản phẩm chè khô; thay đổi mẫu mã, bao bì đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng; tăng cường công tác quảng bá xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Đối với diện tích chè trồng mới, trồng lại, triệt để thực hiện quy trình thiết kế nương đồi, trồng cây che bóng, tăng cường phân bón lót hữu cơ trước khi trồng; đảm bảo 100% diện tích trồng mới, trồng lại được trồng bằng giống chè mới, nhân giống từ vườn cây đầu dòng. Từng bước mở rộng vùng nguyên liệu chế biến chè xanh sẵn có theo hướng trồng mới, trồng thay thế diện tích chè trung du giống cũ bằng các giống chè chất lượng cao;

Đối với diện tích chè kinh doanh: Trồng bổ sung cây che bóng và che tủ chè bằng vật liệu tại chỗ để nâng cao độ phì cho đất. Sử dụng phân bón chuyên dùng, tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh, phân bón lá. Mở rộng diện tích sản xuất chè an toàn, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật an toàn tra sinh học. Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm,....

2.1.2.2. Tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng chè

nguyên liệu, nâng cao giá trị gia tăng

quả sản xuất chè trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm vốn, kỹ thuật và lao động được thể hiện qua một số chỉ tiêu như: giá thành, năng suất. Từ đó ta thấy phát triển sản xuất chè bao gồm sự gia tăng về quy mô diện tích, năng suất và sản lượng, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu giá trị sản phẩm và chủng loại sản phẩm theo hướng hiệu quả và bền vững.

Để ngành chè Việt Nam phát triển, xuất khẩu với sản lượng lớn, giá trị kinh tế cao, theo Hiệp hội chè Việt Nam: Thời gian tới, cần thực thi một số giải pháp phát triển trọng yếu nhằm khắc phục những mặt bất cập. Trong các giải pháp ấy, có một giải pháp cơ bản là phải tiến hành quy hoạch vùng trồng chè để nâng cao năng suất, chất lượng và tính an toàn của nguyên liệu chè búp tươi. Theo đó, cần quy hoạch lại vùng chè một cách khoa học, mạnh dạn giảm bớt diện tích chè nếu tại vùng đó diện tích chè hiện quá lớn làm mất sự cân bằng môi trường sinh thái. Không mở rộng diện tích nếu đã đạt những ngưỡng quy định. Dựa vào đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng mà quy hoạch vùng chè ứng với giống chè nhằm phát huy tối đa ưu thế từng vùng, ưu thế từng giống chè; tạo điều kiện sản xuất những sản phẩm đặc sản.

Cục Trồng trọt đã đưa ra định hướng đẩy mạnh sản xuất chè an toàn nhằm nâng cao giá trị giá tăng của ngành chè, đó là: Đầu tư các dự án khuyến nông về sản xuất chè an toàn gắn với tổ chức tiêu thụ sản phẩm chè; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn đến người sản xuất và người tiêu dùng về sản xuất và tiêu thụ chè an toàn trên phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và các địa phương; Tăng cường đào tạo tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ khuyến nông viên và cán bộ quản lý nông nghiệp của các địa phương về các văn bản quản lý nhà nước về sản xuất, chế biến chè an toàn; Khuyến khích các tổ chức chứng nhận chất lượng như Utz Certificed, RFA tham gia chứng nhận sản xuất chè trên địa bàn cả nước; Tăng cường kiểm tra sản xuất, chế biến chè, có giải pháp quản lý, tổ chức và chỉ đạo chè an toàn kịp thời; Tổ chức liên kết giữa người sản xuất với nhà máy chế biến chè, hình thành tổ dịch vụ bảo vệ thực vật để sản xuất chè an toàn bền vững. Tham gia sản xuất chè theo VietGap, tăng chất lượng chè và an toàn thực phẩm, các giải pháp sản xuất chè an toàn, tăng thu nhập cho người dân, giải pháp chi phí, không phun thuốc theo định kỳ mà sang dự tính dự báo…

Nâng cao giá trị gia tăng ngành chè cần gắn với việc tổ chức sản xuất chè an toàn chưa gắn giữa chế biến với sản xuất nguyên liệu, nhiều cơ sở chế biến

chè không có vùng nguyên liệu, thường không quan tâm đến kiểm soát chặt chất lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt kiểm soát dư lượng thuốc BVTV trên chè, giá cả thu mua không hợp lý nên không khuyến khích người sản xuất coi trọng chất lượng nguyên liệu. Tình trạng thu gom nguyên liệu qua nhiều trung gian không những làm tăng giá nguyên liệu đầu vào mà còn kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu. Chất lượng nguyên liệu đầu vào thấp là nguyên nhân chính làm chất lượng chè thành phẩm thấp, giá cả và sức cạnh tranh của chè Việt Nam trên thị trường thế giới giảm sút.

Thêm nữa, việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh cho chè ở nhiều nơi còn khá tuỳ tiện, tình trạng lạm dụng trong sử dụng thuốc, sử dụng thuốc không đúng chủng loại và kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly… còn phổ biến ở nhiều vùng chè. Đây là vấn đề rất bức xúc trong sản xuất cần sớm khắc phục để có sản phẩm chè an toàn. Kỹ thuật đốn bằng máy, hái bằng máy trong canh tác chè có hiệu quả trên đối tượng chè nhân giống vô tính đồng đều, tuy nhiên nguồn lực hỗ trợ người dân mua máy trong cơ giới hoá khâu hái chè để hái dãn lứa chè còn phân tán chưa tạo động lực cơ giới hoá trong sản xuất chè.

2.1.2.3. Thay đổi cơ cấu giống chè phù hợp với điều kiện địa phương, đáp ứng yêu cầu của đơn vị nhập khẩu và thị hiếu người tiêu dùng

Giống là yếu tố tiền đề cho sự phát triển của trồng trọt. Giống có vị trí quan trọng chi phối đến nhiều biện pháp kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Hiện nay các chủng loại giống chè có xu hướng phát triển đa dạng và phong phú.

Cây giống chè có chất lượng tốt, được kiểm dịch trước khi đưa vào trồng thì sẽ có khả năng sống cao hơn, thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của thời tiết, có sức chống chịu với bệnh dịch tốt hơn nhiều so với những cây giống không được kiểm dịch, những lô giống có tồn dư chất tăng trưởng cao, khi thả trong điều kiện tự nhiên sẽ dễ bị nhiễm bệnh dịch hơn các con giống khác và có khả năng dẫn tới tình trạng nhiễm bệnh hàng loạt và chết, gây tổn thất lớn cho nông dân, ảnh hưởng lớn tới sản lượng đầu ra thậm chí dẫn tới mất trắng, khiến cho nông dân lâm vào tình trạng điêu đứng. Do đó chất lượng, chủng loại giống ảnh hưởng rất lớn tới năng suất sản xuất chè và góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất chè.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, ngành chè Việt Nam có những cơ hội lớn như: thời gian qua, trong nước đã lai tạo một số giống chè mới như PH1, LDP1, LDP2, Bát Tiên, Ngọc Thuý… nên có cơ hội thay thế mới cho toàn bộ vùng nguyên liệu; thị trường trong nước vẫn còn rộng mở cho 4 mặt hàng chè

xanh, chè đen, ôlong và chè lá tươi; có cơ hội đầu tư với doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, theo cam kết WTO, hội nhập sẽ mở rộng thời cơ cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tuy có thách thức bởi sự cạnh tranh khốc liệt nhưng sẽ tạo điều kiện cho người sản xuất chè mở rộng khách hàng, học tập kỹ thuật, công nghệ mới… Tuy nhiên để vươn ra thị trường nước ngoài, ngành chè đang đứng trước những thách thức to lớn. Đó là phần lớn các nước trồng và xuất khẩu chè trên thế giới đều có công nghệ cao, chất lượng về an toàn thực phẩm tốt hơn; thị trường đòi hỏi chất lượng ngày càng cao; nhu cầu về lượng trên thị trường tăng chậm hơn khả năng tăng sản lượng chè của toàn thế giới; doanh nghiệp trong nước chịu sự cạnh tranh mạnh từ công ty nước ngoài; mặt khác sản phẩm chè cũng chịu sự cạnh tranh từ “thức uống” cà phê…

Chất lượng nguyên liệu búp chè tươi ảnh hưởng tới 80% chất lượng sản phẩm, năng suất cây trồng quyết định tới sản lượng chè thành phẩm. Để phát triển bền vững, sản phẩm chè có chất lượng cao và có sản lượng lớn, ngành chè phải quan tâm tới việc nâng cao chất lượng nguyên liệu búp chè tươi cũng như năng suất cây trồng. Thực tế cho thấy, toàn bộ diện tích trồng chè ở nước ta đang tồn tại một số giống đã thoái hoá có chất lượng thấp như giống trung du (chiếm trên 44%), một tỷ lệ khá cao trồng giống PH1 có năng suất cao nhưng chất lượng sản phẩm thấp. Ngoài ra, vườn chè già trên 20 năm chiếm 25%, năng suất và chất lượng búp đã suy giảm. Thực trạng ấy đòi hỏi phải trồng lại và loại bỏ hoàn toàn những giống chè chất lượng sản phẩm thấp trong vòng 5 năm tới. Chỉ có trồng giống chè tốt trên quy mô lớn mới tạo ra sản phẩm có chất lượng đồng đều, tạo ra những lô hàng lớn, đồng nhất về chất lượng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại chè thuận lợi và hiệu quả… Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1053- 86), chè búp tươi được phân chia thành 4 mức chất lượng A, B, C, D. Để sản xuất ra bất cứ dạng chè sản phẩm nào có chất lượng cao, điều đầu tiên là phải sử dụng nguyên liệu búp chè non tức là loại A và B; loại C, D chỉ sản xuất chè chất lượng thấp.

2.1.2.5. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ

Liên kết trong sản xuất là xu thế phát triển tất yếu của nông nghiệp hiện đại, phát triển vùng chè nguyên liệu cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, nhu cầu liên kết ngày càng đòi hỏi đa dạng và chặt chẽ hơn. Mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân là mô hình liên kết kinh tế giữa một bên là doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông sản với nông dân là những người

sản xuất và cung ứng nông sản nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm. Mối quan hệ liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp chế biến với nông dân vẫn luôn là vấn đề thời sự trong đời sống kinh tế xã hội. Thực trạng doanh nghiệp chế biến thiếu nguyên liệu cho sản xuất, tranh nhau mua nguyên liệu trong các ngành mía đường, điều, bông vải, thuốc lá… hoặc ngược lại, tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” luôn là nỗi lo của nông dân, tình trạng nông sản hàng hoá do nông dân sản xuất ra khó tiêu thụ, trong khi các nhà chế biến hàng xuất khẩu không thể cung ứng đủ sản lượng lớn theo đơn đặt hàng của nước ngoài chỉ vì tình trạng sản xuất tiểu nông, manh mún của nông dân… Tất cả những hiện tượng đang diễn ra cho thấy mối quan hệ liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân còn bất cập, một số mặt chưa hoàn thiện cần bổ sung, phát triển như là hệ quả tất yếu của tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân trong thời gian qua đã thể hiện bản chất kinh tế - chính trị - xã hội rất sâu sắc. Về mặt kinh tế, đó là mối quan hệ liên kết giữa công nghiệp với nông nghiệp; là hai khâu nối tiếp nhau trong quá trình sản xuất và chế biến nông sản phẩm. Về mặt chính trị, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân lại là cơ sở vật chất của mối quan hệ liên minh công nhân với nông dân. Về mặt xã hội, đó là một trong những cơ sở nền tảng của mối quan hệ giữa nông thôn với thành thị. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân là một trong nhiều mối quan hệ trao đổi kinh tế hàng hóa giữa nông thôn với thành thị, tạo cơ sở để quan hệ thành thị, nông thôn phát triển ra nhiều lĩnh vực khác như trao đổi tín dụng, tiền tệ, giao thông, thông tin liên lạc…

Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân thường chịu sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội khác nhau. Về mặt kinh tế, nhân tố có tính qui định mạnh mẽ nhất là chế độ kinh tế - xã hội, tức chế độ sở hữu và cơ chế vận hành nền kinh tế. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân còn bị chi phối bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Liên kết kinh tế còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề, sản phẩm nguyên liệu cụ thể. Nhân tố chính trị - xã hội cũng có tác động nhất định đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân.

Về xu hướng phát triển của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân, có thể nêu lên ba xu hướng, trong đó có hai xu hướng đối lập nhau,

đó là xu hướng chuyên môn hóa gắn với thương mại hoá, thị trường hoá; xu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 37)