Phần 4 kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Giải pháp phát triển chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa
4.4.3. Giải pháp đối người sản xuất chè
Qua bảng 4.25 ta thấy, trình độ giáo dục càng cao thì giá trị gia tăng từ chè càng cao. Đối với các hộ có học vấn tiểu học giá trị gia tăng bình quân đạt trên 86,2 triệu đồng trong khi đó nhóm hộ có học vấn hết cấp 2 thì giá trị gia tăng bình quân đạt trên 98,6 triệu đồng. Nhóm hộ có trình độ học vấn cấp 3 thì giá trị gia tăng bình quân đạt trên 103 triệu đồng.
Bảng 4.25. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất chè
Trình độ văn hóa của chủ hộ VA/ha (triệu đồng)
Tiểu học (cấp 1) 86,2
THCS (cấp 2) 98,6
THPT (cấp 3) 103,8 Trung cấp, Cao đẳng, Đại học 99,2
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)
Trong khi đó những chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn nhưng VA tạo ra là không có sự khác biệt. Lý do vì các hộ chỉ trồng chè với mục đích là không để đất trống nên họ cũng chưa thật sự chú trọng đến hoạt động sản xuất chè.
Hơn nữa, chúng tôi phân tổ thống kê dựa trên chỉ tiêu là nhóm tuổi của chủ hộ để xem xét sự khác biệt. Qua bảng 4.26 ta thấy, các chủ hộ nằm ở nhóm tuổi 23-30 thì có giá trị gia tăng bình quân đạt gần 96,2 triệu đồng trong khi đó nhóm chủ hộ có tuổi từ 31-40 thì giá trị gia tăng bình quân đạt 110 triệu đồng. Nhóm chủ hộ có tuổi từ 41-50 thì giá trị gia tăng bình quân đạt
trên 93 triệu đồng và nhóm tuổi từ 51 đến trên 60 thì giá trị gia tăng bình quân đạt trên 102 triệu đồng.
Bảng 4.26. Ảnh hưởng tuổi của chủ hộ đến nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất chè (tính bình quân trên 1 ha)
Tuổi của chủ hộ VA/ha (triệu đồng)
Tuổi 23-30 96,2
Tuổi 31-40 110,5
Tuổi 41-50 93,6
Tuổi 51-60 102,2
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)
Qua đó ta thấy nhóm chủ hộ có độ tuổi từ 31-40 là nhóm tạo ra giá trị gia tăng cao nhất, bởi đây được xác định là độ tuổi tốt nhất. Vì vậy, giải pháp để nâng cao gá trị gia tăng là cần để người trẻ tuổi tham gia quyết định việc trồng và chăm sóc chè. Lao động trẻ là đội ngũ lao động tiếp thu được nhiều khoa học kỹ thuật, không ngại khó khăn, luôn sẵn sàng với những cái mới. Từ đó cây chè được chăm sóc tốt hơn, được áp dụng khoa học kỹ thuật nhanh hơn.
Huyện Hương Sơn cần tăng cường tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các hộ nông dân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè VietGap của hộ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống, vật tư nông nghiệp; Cần có quy trình và chính sách đồng bộ duy trì và phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGap bền vững. Hướng dẫn khuyến khích người dân tham gia giám sát cộng đồng. Chỉ đạo các địa phương tuyên truyền đến tận người dân các chủ trương, chính sách về phát triển cây chè; tạo điều kiện tốt nhất về thủ tục đất đai, vay vốn v.v.. và vận động các tổ chức, cá nhân phát triển trồng chè.