Đặc điểm về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 44)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.Đặc điểm về kinh tế xã hội

3.1. Đặc điểm địa bàn huyện Hương Sơn

3.1.2.Đặc điểm về kinh tế xã hội

3.1.2.1. Đất đai

Trong những năm gần đây, việc khai thác sử dụng đất đai tại nhiều địa phương ở nước ta ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên tại nhiều khu vực, nhất là các khu vực ven đô thị, thực trạng sử dụng đất đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Do yêu cầu của quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, một diện tích lớn đất nông nghiệp đã và đang chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp. Mặt khác với vai trò là khu vực ven đô, diện tích đất nông nghiệp cần được quy hoạch sử dụng có hiệu quả cao nhằm cung cấp lương thực, rau quả cho nội thành và cải thiện môi trường sinh thái đô thị.

Huyện Hương Sơn là một huyện có quỹ đất nông nghiệp khá lớn. Tại đây, người dân trong huyện chủ yếu sinh sống bằng việc sản xuất nông nghiệp. Trước đây, huyện Hương Sơn chỉ được biết đến là một huyện biên giới nghèo, sống chỉ dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, đến nay Hương Sơn đã biết tận dụng quỹ đất huyện có được để phát triển nhiều loại cây trồng dài ngày và ngắn ngày. Diện tích đất nông nghiệp của huyện chiếm đa số diện tích đất tự nhiên. Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện năm 2018 là 109.679,49 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 99.963,57 chiếm 91% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Năm 2018 diện tích đất giảm so với năm 2017 chỉ còn 99% để dành đất cho những dự án mới hình thành tiến đến nhiệm vụ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của đất nước (Bảng 3.1).

Diện tích đất chưa sử dụng của huyện hiện này không còn nhiều và đang giảm dần qua những năm trở lại đây. Diện tích đất đồi chưa sử dụng ngày càng tăng, cho thấy rằng công tác quản lý rừng tại địa phương tuân thủ rất tốt.

33

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Hương Sơn qua 3 năm 2016-2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 17/16 18/17 Bình quân Tổng diện tích đất tự nhiên 109679,49 109679,49 109679,49 100,0 100,0 100,0 I. Nhóm đất nông nghiệp 100024,56 91,20 100024,56 91,20 99963,57 91,14 100 99,94 99,97

1. Đất sản xuất nông nghiệp 16532,49 16,53 16532,49 16,53 16481,66 16,49 100 99,69 99,85 1.1. Đất trồng cây hàng năm 9559,37 57,82 9559,37 57,82 9506,1 57,68 100 99,44 99,72 1.2. Đất trồng cây lâu năm 6973,12 42,18 6973,12 42,18 6975,56 42,32 100 100,03 100,02 2. Đất lâm nghiệp 83018,77 83,00 83018,77 83,00 82985,37 83,02 100 99,96 99,98 2.1. Đất rừng sản xuất 43658,66 52,59 43658,66 52,59 43631,25 52,58 100 99,94 99,97 2.2. Đất rừng phòng hộ 30145,55 36,31 30145,55 36,31 30141,11 36,32 100 99,99 99,99 2.3. Đất rừng đặc dụng 9214,57 11,10 9214,57 11,10 9213,01 11,10 100 99,98 99,99 3. Đất nuôi trồng thủy sản 281,02 0,28 281,02 0,28 287,52 0,29 100 102,31 101,16

II. Nhóm đất phi nông nghiệp 6771,99 6,17 6771,99 6,17 6852,7 6,25 100 101,19 100,60

III. Nhóm đất chưa sử dụng 2882,94 2,63 2882,94 2,63 2863,23 2,61 100 99,32 99,66

1. Đất bằng chưa sử dụng 1312,61 45,53 1312,61 45,53 1292,38 45,14 100 98,46 99,23 2. Đất đồi núi chưa sử dụng 1570,33 54,47 1570,33 54,47 1570,84 54,86 100 100,03 100,02 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2019)

3.1.2.2. Dân số và lao động

Những năm gần đây, dân số của huyện Hương Sơn có xu hướng giảm (Bảng 3.2). Năm 2017 dân số toàn Huyện là 124522 người, giảm 0,62% so với năm 2016. Năm 2018 dân số giảm còn 122705 người, giảm 1,48%, bình quân 3 năm giảm 1,05%.

Tương tự, lao động cũng có xu hướng giảm, đây chính là một thách thức lớn với phát triển kinh tế nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Hương Sơn nói riêng. Năm 2017, tổng số lao động toàn Huyện là 43685 người, giảm không đáng kể so với năm 2016. Năm 2018, tổng số lao động giảm còn 43355 người, giảm 0,76% so với năm 2017, bình quân 3 năm giảm 0,87%. Trong đó, lao động nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh. Năm 2017, tổng số lao động nông nghiệp toàn Huyện là 39454 người chiếm 90,31% tổng cơ cấu lao động, giảm 1,85% so với năm 2016. Năm 2018, tổng số lao động nông nghệp giảm còn 38270 người, giảm 3% so với năm 2017, bình quân 3 năm giảm 2,43%. Tuy nhiên, lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên, bởi một bộ phận lao động nông nghiệp dịch chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp. Năm 2017, tổng số lao động phi nông nghiệp toàn Huyện là 4231 người chiếm 9,69% trong tổng cơ cấu lao động, tăng 7,82% so với năm 2016. Năm 2018, tổng số lao động phi nông nghệp tăng lên là 5085 người, tăng 20,18% so với năm 2017, bình quân 3 năm tăng 13,84%.

Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu về dân số, lao động cũng đều có xu hướng giảm. Năm 2016, số nhân khẩu bình quân của mỗi hộ gia đình là 3,54 người, số lao động bình quân là 1,25 người. Năm 2017, số nhân khẩu bình quân của mỗi hộ gia đình giảm đi còn 3,52 người và số lao động bình quân là 1,24 người, giảm 0,54% và 0,91% tương ứng. Đến năm 2018, số nhân khẩu bình quân của mỗi hộ gia đình còn là 3,41 người và số lao động bình quân là 1,21 người, giảm 3,12% và 2,40% tương ứng. Tương tự, số nhân khẩu và lao động nông nghiệp bình quân cũng có xu hướng giảm.

35

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Hương Sơn giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 17/16 18/17 BQ

1. Dân số (nhân khẩu) Người 125330 100,00 124552 100,00 122705 100,00 99,38 98,52 98,95 2. Lao động LĐ 44123 100,00 43685 100,00 43355 100,00 99,01 99,24 99,13 - Nông nghiệp LĐ 40199 91,11 39454 90,31 38270 88,27 98,15 97,00 97,57 - Phi nông nghiệp LĐ 3924 8,89 4231 9,69 5085 11,73 107,82 120,18 114,00 3. Số hộ Hộ 35386 100,00 35356 100,00 35952 100 99,92 101,69 100,80 - Nông nghiệp Hộ 31568 89,21 31440 88,92 31881 88,68 99,59 101,40 100,50 - Phi nông nghiệp Hộ 3818 10,79 3916 11,08 4071 11,32 102,57 103,96 103,26

Một số chỉ tiêu

- Nhân khẩu/hộ NK/hộ 3,54 - 3,52 - 3,41 99,46 96,88 98,17 - Lao động/hộ LĐ/hộ 1,25 - 1,24 - 1,21 - 99,09 97,60 98,35 - Nhân khẩu NN/hộ Người 3,18 - 3,16 - 3,06 - 99,34 96,82 98,08 - Lao động NN/hộ NN Người 1,27 - 1,25 - 1,20 - 98,55 95,66 97,10 Nguồn: Phòng Lao động thương binh xã hội (2019)

3.1.2.3. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hương Sơn giai đoạn 2016-2018

Tăng trưởng kinh tế toàn Huyện có xu hướng tăng. Năm 2017, giá trị sản xuất toàn Huyện đạt khoảng 526 tỷ, tăng 2,09% so với năm 2016. Năm 2018, giá trị sản xuất toàn Huyện đạt khoảng 668 tỷ, tăng 27,16% so với năm 2017. Bình quân 3 năm tăng 13,94%. Trong đó, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ lệ tăng trưởng ổn định và mạnh nhất, bình quân tăng 13,09%; khu vực công nghiệp, thiểu thủ công nghiệp có xu hướng giảm đi, bình quân giảm 6,53%; khu vực xây dựng cơ bản tăng bình quân là 7,56% và khu vực dịch vụ và thương mại tăng nhưng không ổn định, bình quân tăng 21,81% (Bảng 3.3).

Đối với khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản thì ngành nông nghiệp có mức tăng trưởng ổn định và mạnh mẽ nhất. Năm 2017, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt khoảng 176 tỷ, tăng 36,6% so với năm 2016. Năm 2018, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt khoảng 171 tỷ, giảm nhẹ so với năm 2017. Bình quân 3 năm tăng 14,43%. Năm 2017, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt khoảng 27 tỷ, tăng 11% so với năm 2016. Năm 2018, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt khoảng 25 tỷ, giảm nhẹ so với năm 2017. Bình quân 3 năm tăng 0,8%. Năm 2017, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt khoảng 18,5 tỷ, tăng 7,1% so với năm 2016. Năm 2018, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt khoảng 18,8 tỷ, tăng 1,3% so với năm 2017. Bình quân 3 năm tăng 4,16%.

Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu phản ánh về chất lượng tăng trưởng cũng đều có xu hướng tăng. Năm 2016, giá trị sản xuất bình quân của mỗi nhân khẩu là 11,4 triệu đồng. Năm 2017, giá trị sản xuất bình quân của mỗi nhân khẩu tăng lên là 15,7 triệu đồng. Đến năm 2018, giá trị sản xuất bình quân của mỗi nhân khẩu đạt khoảng 15,6 triệu đồng. Bình quân 3 năm tăng 16,7%.

37

Bảng 3.3. Giá trị và cơ cấu GTSX của huyện Hương Sơn, giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) 17/16 18/17 BQ Tổng giá trị sản xuất 5148709 100,00 5256350 100,00 6683984 100,00 102,09 127,16 114,63 I. Ngành nông-Lâm-Thủy sản 1551455 30,13 2050467 39,01 1984036 29,68 132,16 96,76 114,46 1. Ngành nông nghiệp 1285044 82,83 1755427 85,61 1712171 86,30 136,60 97,54 117,07 2. Ngành lâm nghiệp 249194 16,06 276600 13,49 253185 12,76 111,00 91,53 101,27 3. Ngành thuỷ sản 17217 1,11 18440 0,90 18680 1,09 107,10 101,30 104,20 II. Ngành CN - TTCN 591315 11,48 529358 10,07 516588 7,73 89,52 97,59 93,55 III. Ngành XDCB 848750 16,48 965478 18,37 982020 14,69 113,75 101,71 107,73 IV. Ngành TM – DV 2157189 41,90 1711047 32,55 3201340 47,90 79,32 187,10 133,21 VI. Một số chỉ tiêu BQ GTSX NN/ khẩu NN 11,41 - 15,70 - 15,56 - 137,62 99,07 114,46 GTSX NN/ LĐ NN 31,97 - 44,49 - 44,74 - 139,18 100,55 117,07 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hương Sơn (2019)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Hương Sơn, chúng tôi dự kiến chọn 2 xã để điều tra nghiên cứu, gồm: xã Sơn Kim2 và xã Sơn Tây. Chè công nghiệp hiện nay tập trung trồng chủ yếu trên địa bàn xã Sơn Kim 2 và xã Sơn Tây. Đây là hai xã có diện tích chủ yếu là đồi núi, được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết thích hợp cho việc phát triển cây chè và cây chè đã trở thành cây trồng mũi nhọn và đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân nơi đây.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những thông tin có sẵn đã được công bố trên các diễn đàn, báo chí, báo cáo. Số liệu thứ cấp được thu thập bằng phương pháp tổng hợp tài liệu. Nguồn số liệu thứ cấp bao gồm: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội qua giai đoạn (2016-2018); Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2018, nhiệm vụ và giải pháp năm 2019; Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra số liệu còn được thu thập từ sách, báo, tạp chí, internet và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài.

3.2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp

* Đối tượng điều tra: Điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên điều tra với 120 hộ đại diện trong 2 xã. Số liệu được thu thập thông qua các phương pháp như: Điều tra trực tiếp hoặc gián tiếp các hộ nông dân trồng chè, cán bộ đi thực tế ở địa phương, Giám đốc Xí nghiệp chè Tây Sơn, Tổng đội trưởng Tổng đội thanh niên xung phong xây dựng vùng kinh tế mới Tây Sơn; Các cán bộ địa phương bằng phiếu điều tra.

* Thu thập số liệu: Điều tra bằng bảng hỏi, hệ thống các câu hỏi phỏng vấn được soạn thảo và điều tra thử để kiểm tra mức độ thu thập thông tin có thể và kiểm tra tính chính xác của thông tin thu thập. Các câu hỏi in sẵn tập trung vào việc thu thập các tư liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài.

Dựa vào nghiên cứu của Cochran (1963) và Adcock, C. J. (1997). Số lượng mẫu điều tra được xác định dựa trên công thức:

= n N m m ) 1 ( 1+ −

Trong đó: n là cỡ mẫu cần khảo sát, N là tổng thể và m được xác định là 385, đây chính là hằng số mà Glenn D. Israel (1992) đã chứng minh với giả định mức độ tin cậy là 95%. Ứng dụng công thức trên, chúng tôi xác định được số lượng mẫu cần điều tra ngẫu nhiên là 120 hộ nông dân. Dữ liệu sơ cấp đó được phỏng vấn trực tiếp từ các hộ sản xuất chè (từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2018). Dữ liệu này dựa trên một số tiêu chí như: tuổi của chủ hộ, thu nhập của hộ, trình độ văn hóa, số lao động/hộ,…

Mẫu điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên 120 hộ có sản xuất chè trên địa bàn 2 xã. Bên cạnh đó, chúng tôi khảo sát 20 cán bộ của Xí nghiệp chè Tây Sơn và Tổng đội thanh niên xung phong xây dựng vùng kinh tế mới Tây Sơn (Cán bộ kỹ thuật, cán bộ thị trường, ...). Ngoài ra chúng tôi còn phỏng vấn 4 cán bộ lãnh đạo của Xí nghiệp chè Tây Sơn và Tổng đội thanh niên xung phong xây dựng vùng kinh tế mới Tây Sơn. Phỏng vấn 6 cán bộ huyện Hương Sơn (Lãnh đạo UBND, Phòng NN&PTNT, Trạm khuyến nông huyện).

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Đối với tài liệu thứ cấp: Trên cơ sở tài liệu thu thập được, tiến hành hoàn thiện sắp xếp lại, phân loại, chọn lọc và tổng hợp sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu. Khảo sát: Các nội dung của khung phân tích và các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất chè được kiểm định thực tế bằng các phiếu điều tra và các số liệu điều tra sẽ được phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.

Đối với tài liệu sơ cấp: Sau khi thu thập sẽ sử dụng máy tính xách tay, phần mềm Excel và phần mềm Word trên máy để tính toán và tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này nhằm để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Các thước đo chung nhất của dữ liệu lượng là phương sai, độ lệch chuẩn;khoảng cách giữa các

tứ phân vị; và độ lệch bình quân tuyệt đối. Khi thực hiện một trình diễn đồ họa để tóm tắt một bộ dữ liệu, cũng có thể áp dụng cả hai mục tiêu nói trên. Một ví dụ đơn giản về kỹ thuật đồ họa là đồ thị phân bố, thứ đồ thị phơi bày cả khuynh hướng trung tâm lẫn độ phân tán thống kê. Chúng tôi áp dựng phương pháp này nhằm mô tả những số liệu có sẵn như tình hình đất đai, lao động, sản xuất kinh doanh… từ đó rút ra những kết luận về điều kiện kinh tế xã hội cũng như thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Hương Sơn. Các số liệu sau khi khảo sát được thu thập lại, chuẩn hóa, loại bỏ những phiếu khảo sát không đúng tiêu chuẩn, chưa đủ thông tin đánh giá. Các phiếu khảo sát sau khi được chuẩn hóa sẽ được nhập số liệu vào phần mềm Excel. Trong quá trình phân tích và xử lý số liệu, tác giả thực hiện bằng phần mềm Excel và STATA.

3.2.4.1. Phương pháp so sánh

Phân tích số liệu, so sánh các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau theo thời gian để phản ánh sự biến động qua các thời kỳ, so sánh theo không gian để phản ánh sự biến động giữa các địa bàn, so sánh giữa kết quả thực hiện với kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hoàn thành mục tiêu đã đề ra,…

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về phát triển sản xuất chè

Chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất: Diện tích trồng chè qua các năm (từ 2015-2018), năng suất, sản lượng chè, công cụ thiết bị phục vụ sản xuất… Thu nhập của hộ phát triển sản xuất chè, chi phí phát triển sản xuất cho cây chè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 44)