Giải pháp về nhóm yếu tố thuộc tác nhân khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 86 - 88)

Phần 4 kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp phát triển chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa

4.4.4. Giải pháp về nhóm yếu tố thuộc tác nhân khác

Từ kết quả phân tích trên, chúng ta thấy yếu tố vốn đầu tư được các hộ sản xuất chè cho rằng nếu chủ động được vồn thì hoạt động sản xuất chè của họ sẽ tăng và sẽ làm tăng giá trị gia tăng. Hiện nay, nguồn vốn được đánh giá là không quá khó khăn nhưng các ràng buộc về chính sách, thủ tục hành chính dẫn đến việc tiếp cận vốn của các hộ là khá vất vả. Cần thông qua các thổ chức như hội

nông dân, hội phụ nữ để cho vay và cũng thông qua các tổ chức đo để thu hồi vốn. Thông qua các tổ chức khuyến nông, trạm vật tư nông nghiệp, công ty giống cây trồng cho người dân ứng trước các tư liệu đầu vào như giống, máy móc, dụng cụ lao động... thu hoàn sau thu hoạch. Tốt hơn cả là có hợp đồng thu mua giữa công ty chè hoặc thương lái với các hộ nông dân để tránh tình trạng bị ép giá làm giảm hiệu quả sản xuất chè. Cải thiện hệ thống tín dụng nông nghiệp nông thôn, đa dạng hóa các hình thức cho vay và thanh toán, đáp ứng vốn cho sản xuất nhanh chóng thuận tiện đảm bảo điều kiện cho hộ nông dân chuyển sang sản xuất hàng hóa. Khuyến kích liên kết sản xuất giữa các hộ với nhau như vậy có thể giảm được chi phí đầu tư và có thể nhằm hỗ trợ nhau về vốn.

Cần tiếp tục mở rộng quy mô diện tích trồng chè VietGap và tập trung đầu tư thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Có cơ chế chính sách nhằm xây dựng đội ngũ khuyến nông chất lượng hơn, đổi mới cách nghĩ, cách làm, mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân với tần suất lớn để nâng cao trình độ sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Áp dụng công nghệ sinh học, phân bón vi sinh và các chề phẩm sinh học trong công tác bảo vệ thực vật để tăng năng suất, chất lượng chè hữu cơ.

Các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn nói chung và chè an toàn nói riêng còn rất hạn chế. Cần triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩnVietGap. Hiện nay, các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp an toàn theo Nghị định số 109/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2018. Trong Nghị định này, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp an toàn, bao gồm: (i) Ưu tiên kinh phí khoa học, khuyến nông để thực hiện đề tài nghiên cứu, dự án khuyến nông; (ii) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn hoặc vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất an toàn được ưu tiên hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư đối với nông nghiệp, nông thôn đã được ban hành như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp, nông thôn; cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu…

Hơn nữa, các chính sách cụ thể cần tập trung vào: hỗ trợ 100% kinh phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất an toàn; hỗ trợ một lần 100% chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp an toàn

theo tiêu chuẩn VietGap; hỗ trợ đào tạo, tập huấn sản xuất VietGap và hữu cơ; hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGap.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 86 - 88)