Nhóm yếu tố thuộc về tác nhân khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 82 - 83)

Phần 4 kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của các hộ

4.3.4. Nhóm yếu tố thuộc về tác nhân khác

Bảng 4.21 cho thấy đối với nhóm hộ có hoạt động liên kết thì giá bình quân đầu ra luôn ổn định và ở mức cao hơn đối với nhóm hộ không tham gia liên kết. Đối với nhóm hộ tham gia liên kết thì giá bán chè nguyên liệu bình quân là 10,5 triệu đồng mỗi tấn, đối với các hộ không liên kết thì giá bán chè nguyên liệu bình quân chỉ đạt 8,7 triệu đồng mỗi tấn.

Bảng 4.21. Ảnh hưởng của các hình thức liên kết sản xuất đến nâng cao giá trị gia tăng của các hộ trồng chè

Chỉ tiêu ĐVT Liên kết với nhà máy (n=76)

Không liên kết (n=44)

Giá bán bình quân Trđ/tấn 10,5 8,7 Giá trị gia tăng (VA) Trđ/ha 109,8 69,6

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Khi các hộ sản xuất chè có sự liên kết với nhà máy thì hộ được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bón phân đúng quy trình nên năng suất cao hơn so với nhóm hộ không liên kết. Do đó làm cho GO bình quân trên 1 ha của các hộ liên kết (132 triệu đồng) là cao hơn GO của nhóm hộ không liên kết (93 triệu đồng) (Bảng 4.21). Bởi vậy, VA của nhóm hộ liên kết đạt 109,8 triệu đồng và cao hơn nhóm hộ không liên kết (VA đạt khoảng 70 triệu đồng).

Ngoài ra, đối với nhóm hộ tham gia tích cực các hoạt động tập huấn kỹ thuật từ các chương trình đều cho thấy giá bình quân đầu ra luôn ổn định và ở mức cao hơn đối với nhóm hộ không tham gia thường xuyên các hoạt động tập huấn kỹ thuật. Bởi các hộ có kỹ thuật tốt thì thường có sản lượng chè nguyên liệu đạt phẩm cấp cao chiếm tỷ lệ lớn hơn. Trong tổng số 120 phiếu điều tra, chúng tôi chỉ nhận được 95 phiếu mà họ có trả lời về nội dung liên quan đến hoạt động khuyến nông và tập huấn kỹ thuật.

Đối với nhóm hộ tham gia tích cực các hoạt động liên quan đến kỹ thuật, chăm sóc, thu hoạch chè thì giá bán chè nguyên liệu bình quân là 10,5 triệu đồng mỗi tấn, đối với các hộ không tham gia tích cực thì giá bán chè nguyên liệu bình quân chỉ đạt 8,7 triệu đồng mỗi tấn (Bảng 4.22). Sở dĩ có sự chênh lệch này là do chất lượng chè nguyên liệu của các hộ tham gia tích cực cao hơn nhóm hộ khác bởi tỷ lệ phẩm cấp chè nguyên liệu đạt loại A là cao hơn.

Bảng 4.22. Ảnh hưởng của các hoạt động tập huấn kỹ thuật đến nâng cao giá trị gia tăng của các hộ trồng chè (n=95)

Chỉ tiêu ĐVT Tham gia tích cực (n=61)

Không tích cực (n=34)

Giá bán bình quân Trđ/tấn 10,5 8,7 Giá trị gia tăng (VA) Trđ/ha 112,5 93,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Khi các hộ sản xuất chè có tham gia tích cực các hoạt động khuyến nông thì VA của nhóm hộ này đạt 112 triệu đồng và cao hơn nhóm hộ không tham gia tích cực (VA đạt khoảng 93 triệu đồng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)