Các yếu tố tự nhiên tác động đến sản xuất chè của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 77 - 78)

Chỉ tiêu Sản xuất thường (n=41) Cơ cấu (%) Sản xuất VietGap (n=69) Cơ cấu (%) Tổng số (n=110) Cơ cấu (%)

Địa hình đồi dốc, khô hạn 17 41,46 34 49,28 51 46,36 Chất lượng đất kém (cằn,

sỏi, đá) 13 31,71 23 33,33 36 32,73 Dịch bệnh nhiều, khó

kiểm soát 11 26,83 12 17,39 23 20,91 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Trong 120 phiếu khảo sát, với chỉ tiêu này thì chúng tôi tổng hợp được 110 người cho biết các thông tin này. Qua bảng trên cho thấy, khó khăn mà các hộ sản xuất chè thường gặp phải là khá tương đồng ở 2 loại nhóm hộ sản xuất chè thường và sản xuất chè theo hướng VietGap. Do đặc thù của huyện Hương Sơn, với diện tích đồi, núi dốc chiếm đa số (50%), nên khi khảo sát thu thập số liệu mẫu điều tra, kết quả cho thấy có tới 46% số hộ sản xuất chè đều có khó khăn là địa hình đồi dốc. Địa hình đồi dốc cũng là điều kiện thuận lợi để cây chè phát triển, tuy nhiên điều đó lại là khó khăn khi các hộ chăm sóc và thu hoạch, hạ tầng về giao thông vào đến các vùng sản xuất chè vẫn chưa thực sự thuận lợi.

Hơn nữa chất lượng đất của 1 số vùng do bị sói mòn, rửa trôi qua nhiều năm canh tác cây lương thực nên chất lượng đất giảm đi nhiều, đến khi các hộ chuyển sang trồng chè thì chăm sóc cũng vất vả hơn và phải cải tạo đất nhiều hơn so với các hộ đất tốt hơn. Ngoài ra, dịch bệnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn, tuy nhiên ở các hộ trồng VietGap thì sẽ bị áp lực hơn bởi yếu tố nguồn lao động vì các hộ này phải tuân thủ theo những yêu cầu chặt chẽ của tiêu chuẩn, vì vậy không được phun thuốc BVTV quá nhiều điều này đồng nghĩa với việc người dân phải ở ngoài đồng nhiều hơn để chăm sóc chè, làm cỏ và phải làm thủ công để phòng tránh sâu bệnh mà không được sử dụng nhiều thuốc BVTV nên việc thiếu lao động là việc không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 77 - 78)