Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 39 - 44)

Phần 1 Mở đầu

2.2.Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị

HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển chè các địa phương trong cả nước

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Xí nghiệp chè Thanh Niên xã Minh Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Xí nghiệp chè Thanh Niên, địa chỉ: Minh Đài - Tân Sơn - Phú Thọ. Xí nghiệp chè Thanh Niên là xí nghiệp thuộc Công ty chè Phú Đa, có tổng diện tích chè sản xuất là 429 ha, gồm 12 đội sản xuất với 613 hộ sản xuất, có 01 nhà máy sản xuất chè đen, công suất 60 tấn chè/ngày (Xí nghiệp chè Thanh niên, 2017).

Nguyên tắc quản lý và sử dụng thuốc BVTV: Trên cơ sở cán bộ phụ trách nông nghiệp điều tra phát hiện sâu bệnh hại trên chè, các đội sản xuất đăng ký thuốc BVTV cho xí nghiệp và các xí nghiệp đăng ký trực tiếp với Công ty chè Phú Đa. Thuốc BVTV nhận về được tập trung tại kho đội 4 của xí nghiệp.

Xí nghiệp sản xuất các mặt hàng chè đen như: Chè đen Pekoe tròn, OP, P, BOP, FBOP, OPA, PS, BPS, F, D, sản lượng chè đen sản xuất ra mỗi năm khoảng 1000-1500 tấn/năm. Do là một xí nghiệp thuộc công ty chè Phú Đa nên sản phẩm chè đen do xí nghiệp sản xuất ra đều được xuất về công ty để tiêu thụ (Xí nghiệp chè Thanh niên, 2017).

2.2.1.2. Kinh nghiệm sản xuất chè tại Huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên

Huyện Phú Lương hiện có trên 4.300 ha chè, tập trung chủ yếu ở các xã: Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô, Phấn Mễ…, năng suất bình quân đạt 110 tạ/ha,

với sản lượng 41.400 tấn, đứng thứ hai toàn tỉnh Thái Nguyên về sản xuất chè. Mặc dù được coi là sản phẩm nông nghiệp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, nhưng thực trạng phát triển cây chè tại Phú Lương vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể, chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm chè chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; sản phẩm được sản xuất, sơ chế chủ yếu theo phương pháp thủ công truyền thống với quy mô gia đình; chưa có quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, mô hình vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao còn ít; cơ sở hạ tầng vùng sản xuất chè tập trung của huyện chưa được đồng bộ... Trước thực trạng đó, chính quyền và nhân dân huyện Phú Lương đã tập trung các nguồn lực cho phát triển cây chè như: Đưa các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao (TRI 777, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Thúy Ngọc,…) vào trồng thay thế cho những diện tích chè đã già cỗi; Hỗ trợ đầu tư máy móc vào trồng, sản xuất, chế biến và bảo quản chè. Nhờ đó, sản phẩm chè của địa phương ngày càng được nâng cao về năng suất, chất lượng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trung tâm Khuyến công) cũng đã luôn tích cực đồng hành với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và nhân dân Phú Lương trong việc phát triển sản xuất sản phẩm chè. Bằng các đề án khuyến công có trọng tâm, trọng điểm như: Đào tạo quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp cho chủ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn; tư vấn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn lập dự án đầu tư khởi sự doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh và lựa chọn dây chuyền công nghệ sản xuất phù hợp; mở các lớp tập huấn đào tạo, nâng cao tay nghề cho các hộ trồng chè trên địa bàn huyện. Đặc biệt, việc triển khai quy trình sản xuất chè an toàn VietGap tới người dân của Khuyến công Thái Nguyên đã được mọi người đón nhận. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng đồng hành với người dân trong sản xuất chè đảm bảo quy trình an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, nâng cao hiệu quả sản xuất, đạt từ 2,5 tấn chè búp khô/năm, nhờ chú trọng khâu chăm sóc, chế biến nên chất lượng chè đã tăng lên, giá bán đã tăng tới 100 nghìn đồng/kg so với trước. Mỗi năm người trồng chè trên địa bàn huyện đã bán ra hàng trăm tấn chè khô, chè an toàn ra nhiều vùng thị trường; bán tại một số hệ thống đại lý, siêu thị ở một số tỉnh, thành lớn trên cả nước như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh,… (Tạp chí Công nghiệp và tiêu dùng, 2017).

2.2.1.3. Kinh nghiệm của Công ty chè Mộc Châu, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Công ty chè Mộc Châu tiền thân là nông trường Mộc Châu. Xác định cây chè là cây chủ lực thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, những năm gần đây, huyện Mộc Châu đang thực hiện các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cây chè. Năm 2016, sản lượng chè búp tươi của huyện đạt 24.304 tấn, tăng 1,25% so với cùng kỳ (Bích Liên, 2016). Để đạt kết quả trên huyện Mộc Châu đã chỉ đạo các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chế biến chè quy hoạch vùng nguyên liệu, trồng thay thế những giống chè cũ năng suất, chất lượng thấp bằng những giống chè mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao như: Trà Ô Long Kim Tuyên của Công ty Cổ phần Chè Cờ Đỏ, Trà Ô Long Thanh Tâm của Doanh nghiệp tư nhân Mộc Sương, Chè Vân Sơn của Công ty chè Mộc Châu. Cùng với đó, các công ty, doanh nghiệp sản xuất chè đã đầu tư dây truyền, thiết bị ứng dụng công nghệ sản xuất chế biến chè tiên tiến hiện đại với công suất lớn.

Để đạt kết quả trên huyện Mộc Châu đã chỉ đạo các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chế biến chè quy hoạch vùng nguyên liệu, trồng thay thế những giống chè cũ năng suất, chất lượng thấp bằng những giống chè mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao như: Trà Ô Long Kim Tuyên của Công ty Cổ phần Chè Cờ Đỏ, Trà ÔLong Thanh Tâm của Doanh nghiệp tư nhân Mộc Sương, Chè Vân Sơn của Công ty chè Mộc Châu. Cùng với đó, các công ty, doanh nghiệp sản xuất chè đã đầu tư dây truyền, thiết bị ứng dụng công nghệ sản xuất chế biến chè tiên tiến hiện đại với công suất lớn. Ngoài ra, huyện cũng đã khuyến khích người dân trồng chè tích cực cơ giới hóa, đưa các máy thu hái chè vào sản xuất và thực hiện liên kết 4 nhà để phát triển nguồn nhiên liệu bền vững, đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho các công ty, doanh nghiệp chế biến chè tại địa phương.

Tính đến hết năm 2016, huyện Mộc Châu trồng mới 13 ha chè, nâng tổng diện tích trồng chè trên địa bàn huyện đạt 1.875 ha, tăng 2,35% so với cùng kỳ. Diện tích cho sản phẩm 1.774 ha, sản lượng thu hoạch chè búp tươi của huyện đạt 24.304 tấn, tăng 1,25% so với cùng kỳ, trong đó có trên 248 ha chè được cấp giấy chứng nhận VietGap (Bích Liên, 2016). Năm 2017, huyện Mộc Châu phấn đấu sản lượng chè búp tươi đạt 24.310 tấn. Cây chè đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện (Bích Liên, 2016).

2.2.1.4. Kinh nghiệm sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên

Năm 2016 sản lượng chè búp tươi của tỉnh Thái Nguyên ước đạt 210 nghìn tấn, tăng 3,7% so với sản lượng năm 2015 và bằng 104,9% kế hoạch cả năm (Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2016). Nguyên nhân khiến cho sản lượng chè búp tươi tăng là do năm nay, diện tích chè cho sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng hơn 3% so với năm ngoái (hiện toàn tỉnh có gần 18,8 nghìn ha chè kinh doanh). Theo đó, năng suất chè bình quân chung toàn tỉnh cũng tăng gần 0,8 tạ/ha (ước đạt gần 112 tạ/ha) so với năm 2015. Cùng với đó, diện tích chè toàn tỉnh cũng tăng 3,4% so với năm trước (Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2016). Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 21,3 nghìn ha chè. Theo đó, diện tích chè trồng mới, trồng lại của tỉnh năm 2016 đạt trên 1.200 ha (trồng mới trên 220 ha, trồng lại hơn 1.000 ha).

Năm 2017, tỉnh Thái Nguyên đã có kế hoạch trồng mới, trồng lại 1.000 ha chè. Tổng số vốn hỗ trợ cho trồng mới, trồng lại chè của tỉnh là 7 tỷ đồng. Trong đó, đơn vị có kế hoạch trồng mới, trồng lại chè với diện tích lớn nhất là huyện Đại Từ: 324 ha; tiếp đến là các huyện Phú Lương, Định Hoá, Đồng Hỷ, mỗi địa phương sẽ trồng mới, trồng lại 160 ha; các địa phương còn lại, mỗi địa phương sẽ trồng mới, trồng lại từ 10 đến 80 ha chè (Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2016).

2.2.1.5. Kinh nghiệm của sản xuất chè của tỉnh Yên Bái

Để phát huy tối đa lợi thế của cây chè, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển chè vùng cao giai đoạn 2016-2020. Chè Yên Bái được hình thành từ năm 1960, cho đến nay tổng diện tích hiện còn trên 11.000 ha, với khoảng trên 2 vạn hộ nông dân có thu nhập về chè. Sản xuất chè Yên Bái đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên trong bối cảnh chung của ngành chè Việt Nam, những năm qua sản xuất kinh doanh chè Yên Bái đã đối mặt với những khó khăn bất cập đó là: năng suất chè búp tươi thấp, chất lượng và loại sản phẩm chè chế biến mới chỉ phù hợp với một số thị hiếu tiêu dùng truyền thống, chưa đa dạng để phù hợp với các yêu cầu cao và thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng, công suất các cơ sở chế biến còn vượt quá khả năng cung cấp nguyên liệu, đời sống thu nhập của người làm chè còn chưa được nâng cao, đóng góp vào ngân sách của ngành chè còn thấp.

Với diện tích trên 11.000 ha, giống chè tiến bộ kỹ thuật đạt trên 5.000 ha (chiếm 48% tổng diện tích), năng suất đạt trên 85,0 tạ/ha. Sản lượng chè búp tươi bình quân hàng năm đạt trên 87.000 tấn, nhưng giá trị sản phẩm chè tươi mới đạt

gần 300 tỷ đồng. Giá thu mua chè búp tươi bình quân 2.800- 3.500 đồng/kg (giá chè Shan Suối Giàng 12.000- 16.000 đồng/kg, giá chè Shan thâm canh 5.000- 7.000 đồng/kg, giá chè nhập nội 10.000-15.000 đồng/kg) (Cục thống kê tỉnh Yên Bái, 2016). So sánh với mức độ giá chè búp tươi bình quân của cả nước thì giá chè Yên Bái cơ bản vẫn còn thấp, dẫn đến không khuyến khích được người tham gia phát triển sản xuất chè.

Về chế biến: Hiện tại toàn tỉnh có 107 doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở chế biến chè với công suất chế biến 1.145 tấn chè búp tươi/ngày. Hiện có khoảng 80 đơn vị tham gia chế biến (27 đơn vị tạm ngừng hoạt động) và trên 1.500 bom chè nhỏ. Chế biến khoảng 19.000 tấn chè khô các loại. Cơ cấu sản phẩm chế biến chủ yếu là chè đen chiếm 85%, chè xanh 15%. Giá tiêu thụ chè đen khoảng 20.000 – 30.000 đ/kg. Giá chè xanh trung bình đạt 50.000-70.000 đồng/kg, trong đó chè Suối Giàng đạt 200.000-800.000 đồng/kg (Cục thống kê tỉnh Yên Bái, 2016).

Từ những vấn đề trên, đang đặt ra cho tỉnh Yên Bái cần có những bước bứt phá trong sản xuất kinh doanh chè trên tất cả các nội dung: Từ sản xuất nguyên liệu chè búp tươi đến chế biến, bảo quản, xúc tiến thương mại và tạo dựng thương hiệu, nhằm đưa ngành sản xuất chè tiến lên một bước mới: bền vững, chất lượng và hiệu quả.

2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Hương Sơn

Bài học kinh nghiệm rút ra là:

Một là: Đầu tư trang thiết bị máy cắt chè hiện đại với công suất lớn phục vụ cho việc thu hoạch chè;

Hai là: Mở các lớp tập huấn các kỹ thuật sản xuất chè nguyên liêu đúng theo quy trình cho các hộ sản xuất chè nguyên liệu;

Ba là: Các đội sản xuất tập huấn cho người người sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap, tiêu chuẩn SAM.

Bốn là: Đẩy mạnh mối liên kết giữa các hộ nông dân trồng chè và Xí nghiệp Chè Tây Sơn, Tổng đội Thanh niên xung phong xây dựng vùng kinh tế mới Tây Sơn, đảm bảo đầu ra cho người nông nông tránh tình trạng xí nghiệp thu mua chè nguyên liệu của người dân thấp hơn các thương lái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 39 - 44)