Phần 4 kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Giải pháp phát triển chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa
4.4.2. Giải pháp về các chính sách của Nhà nước
Khi xem xét đến các yếu tố thuộc về chính sách ảnh hưởng tới phát triển sản xuất và giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất chè, bằng phương pháp phân tổ thống kê, kết quả ở bảng 4.22 đã làm rõ điều này. Đối với nhóm hộ thiếu vốn thì giá trị gia tăng bình quân đạt được là 92,3 triệu đồng.
Bảng 4.24. Các yếu tố chính sách của Nhà nước tác động đến nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất chè (tính bình quân trên 1 ha)
Chỉ tiêu GO (trđ) VA (trđ)
Nhóm hộ thiếu vốn, khó tiếp cận vốn ưu đãi 101,3 92,3 Nhóm hộ cho rằng giá cả đầu vào không ổn định 100,8 90,6 Nhóm hộ cho rằng rhời gian tập huấn kỹ thuật ngắn 113,1 101,2 Nhóm hộ nói rằng thiếu lao động 100,2 88,1
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)
Hơn nữa, số lần tham gia và thời gian tập huấn kỹ thuật không phải là yếu tố có tác động lớn đến giá trị gia tăng của sản xuất chè, bởi đa số các hộ đều đã tham gia tập huấn, các lần tập huấn đều có nhiều các nội dung lặp lại. Do đó, để ngành chè của huyện Hương Sơn phát triển hơn nữa, cần có những giải pháp cụ thể giải quyết những khó khăn về chính sách vĩ mô trong quá trình trồng chè hữu cơ hiện nay như: Tăng tỷ trọng đầu tư cơ sở hạ tầng (giao
thông, điện, thông tin liên lạc, các khu chế biến sản phẩm,...); góp phần thúc đẩy trao đổi hàng hóa. Nếu được đầu tư đúng đắn, có chiến lược, kết hợp khoa học công nghệ, sẽ hướng tới nền trồng chè VietGap hiện đại, quy mô tập trung trong tương lai.
Huyện Hương Sơn kịp thời ban hành, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến: Vốn, khoa học kỹ thuật, vật tư sản xuất.... Khuyến khích HTX, doanh nghiệp tham gia sản xuất, tiêu thụ, phát triển vùng nguyên liệu.