Tình hình tổ chức sản xuất chè của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 70 - 73)

Phần 4 kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của các hộ

4.2.4. Tình hình tổ chức sản xuất chè của các hộ điều tra

a. Các hính thức tổ chức sản xuất

Những năm qua, huyện Hương Sơn đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương củng cố, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất (TCSX) trong nông nghiệp. Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, tăng cường chức năng quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp trong nông nghiệp, nông thôn, tích cực chuyển đổi mô hình hoạt động của các HTX theo Luật HTX năm 2012. Thực tế tại địa bàn nghiên cứu đang tồn tại các hình thức tố chức như: sản xuất theo nhóm hộ, tổ đội hợp tác, các hộ sản xuất theo quy trình của công ty chè. Các tổ hợp tác hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, như: Bảo vệ sản xuất, tu bổ giao thông nội đồng, chuyển giao KHKT, bảo vệ thực vật, môi trường, cung ứng giống, phân bón... Hoạt động của các tổ hợp tác góp phần tạo việc làm cho các hộ, hỗ trợ nông dân làm một số khâu dịch vụ chính, thúc đẩy phát triển sản xuất chè của địa phương.

Đất đai được giao đến từng hộ, các hộ chủ động sản xuất, đầu tư, thâm canh, tiêu thụ theo ý của họ. Ngoài ra, những hộ sản xuất chè có quy mô sản xuất lớn có xu hướng tăng lên.

Bảng 4.10. Các hình thức tổ chức của hộ điều tra trên địa bàn nghiên cứu

Diễn giải Chè VietGap (n=66) Chè thường (n=26) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Hộ tham gia nhóm sở thích (vay

vốn, kỹ thuật) 52/66 78,8 19/26 73,1 Hộ tham ký hợp đồng tiêu thụ sản

phẩm với các công ty 29/66 43,9 11/26 42,3 Hộ sản xuất theo quy trình của nhà

máy (xí nghiệp) 37/66 56,1 11/26 42,3 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Bảng 4.10. cho biết trong số liệu khảo sát từ thực địa. Đối với nhóm hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap. Có tới trên 78% số hộ tham gia các nhóm sở thích (vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật). 43% các hộ tham gia ký kết tiêu thụ sản phẩm với các công ty chế biến chè trên và ngoài địa bàn huyện. 56% các hộ sản xuất theo quy trình của nhà máy. Đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Có tới trên 73% số hộ tham gia các nhóm sở thích (vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật). 42% các hộ tham gia ký kết tiêu thụ sản phẩm với các công ty chế biến chè trên và ngoài địa bàn huyện. 42% các hộ sản xuất theo quy trình của nhà máy. Qua phân tích chúng ta thấy, các hình thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ ở địa bàn nghiên cứu là khá đa dạng và ở cả 2 nhóm loại hình sản xuất chè thì cũng không có sự khác biệt lớn.

b. Liên kết trong sản xuất chè

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là một trong những khâu đột phá tái cơ cấu ngành Nông nghiệp hiện nay, nhằm tăng cường liên kết giữa người sản xuất và người tiêu thụ, tăng diện tích, sản lượng, khả năng cạnh tranh và nâng cao thu nhập cho người dân. Mô hình liên kết kinh tế đang được đề cập và quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân là mô hình liên kết kinh tế giữa một bên là doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản với nông dân là những người sản xuất và cung ứng nông sản nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm.

Bảng 4.11. Các hình thức liên kết của các hộ sản xuất chè

Chỉ tiêu Sản xuất VietGap (n=76) Sản xuất thường (n=44)

Liên kết dọc (liên kết với nhà máy chè) 52 32 Liên kết ngang (liên kết giữa các hộ trồng

chè về đổi công thu hoạch) 68 39 Không liên kết (sản xuất độc lập) 24 12

Ngoài ra các hình thức liên kết giữa các người sản xuất với nhau nhằm tạo ra lượng hàng hóa quy mô lớn và đồng đều về chất lượng và mẫu mã cũng sẽ giúp cho người sản xuất thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các thị trường tiêu thụ. Liên kết ngang còn thể hiện ở các mối liên hệ trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, quy trình, tiến bộ kỹ thuật mới, đổi công giữa các hộ sản xuất.

Trên địa bàn nghiên cứu, tồn tại 2 hình thức sản xuất là sản xuất chè theo hướng VietGap. Các hộ trồng chè thường lựa chọn các hình thức liên kết để liên kết với nhau trong sản xuất, loại liên kết dọc (liên kết với nhà máy chế biến chè) là những hộ tham gia trồng chè theo xí nghiệp, tổ, đội và nhóm không liên kết (sản xuất tự do, không theo xí nghiệp, tổ, đội). Khi các hộ tham gia trồng chè theo nhà máy thì sẽ trồng và chăm sóc theo quy trình VietGap, vật tư đầu vào do nhà máy cung cấp theo đúng mùa vụ, lịch tưới, chăm bón hoàn toàn theo quy trình của họ. Theo đó, toàn bộ đầu ra của người dân được nhà máy chịu trách nhiệm tiêu thụ. Do đó, hiện nay rất những hộ chưa liên kết với nhà máy đều có mong muốn được liên kết với họ để được sản xuất theo quy trình chè an toàn và tiêu thụ đầu ra ổn định hơn. Trong số các hộ điều tra có 76 hộ trồng VietGap và 52 hộ có liên kết với nhà máy (liên kết dọc), 24 hộ sản xuất VietGap mà không tham gia liên kết. Đối với hộ sản xuất chè thường, có 32 hộ tham gia liên kết dọc và có 12 hộ sản xuất chè thường và không liên kết với nhà máy. Tuy nhiên các hộ đều tham gia liên kết ngang, chủ yếu là liên kết trong việc đổi công và chia sẻ các kinh nghiệm sản xuất, thông tin tiêu thụ sản phẩm (Bảng 4.11).

Để phát triển chè bền vững, cần quan tâm đến khoa học, công nghệ. Các cơ sở chế biến chè phải tạo được vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài. Đặc biệt là doanh nghiệp phải tự tổ chức dịch vụ bảo vệ thực vật tập trung thay thế việc sử dụng bảo vệ thực vật của các hộ nhận khoán và hộ nông dân trồng chè mới hy vọng kiểm soát được việc bảo vệ thực vật, tồn dư của các hoạt chất độc hại trong thuốc trên sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao năng suất, chất lượng chè.

Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất chè an toàn bằng việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) nhằm tạo ra vùng nguyên liệu chè đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Vì vậy, tổ chức sản xuất theo hướng liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lại với nhau như tổ hợp tác, hợp tác xã, đồng thời liên kết với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ tạo thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Hơn nữa, cần kiểm soát chặt chẽ đầu ra tránh việc trà trộn giữa chè được chứng nhận

GAP với chè thông thường gây mất lòng tin của người tiêu dùng trong nước và làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng an toàn thực phẩm đối với chè xuất khẩu.

Bảng 4.12. Lợi ích của các hình thức liên kết sản xuất của các hộ trồng chè

Chỉ tiêu ĐVT Liên kết với nhà máy (n=76)

Không liên kết (n=44)

Giá bán bình quân Trđ/tấn 10,5 8,7 Giá trị sản xuất (GO) Trđ/ha 132,30 93,96 Chi phí trung gian (IC) Trđ/ha 22,46 24,32 Giá trị gia tăng (VA) Trđ/ha 109,84 69,64

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Bảng 4.12 cho thấy được lợi ích của các hình thức liên kết dọc trong sản xuất của các hộ trồng chè ở địa bàn nghiên cứu. Đối với nhóm hộ có liên kết với nhà máy thì giá bình quân đầu ra luôn ổn định và ở mức cao hơn đối với nhóm hộ không tham gia liên kết, mặc dù giá đầu ra của nhóm hộ không liên kết có những thời điểm cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ có liên kết, tuy nhiên giá không ổn định. Do có liên kết dọc với nhà máy nên hộ được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bón phân đúng quy trình nên năng suất cao hơn so với nhóm hộ không liên kết. Do vậy làm cho giá trị sản xuất (GO) bình quân trên 1 ha của các hộ liên kết (132 triệu đồng) là cao hơn giá trị sản xuất (GO) của nhóm hộ không liên kết (93 triệu đồng).

Hơn nữa khi tham gia liên kết thì người sản xuất còn giảm thiểu các chi phí từ quá trình tái đầu tư cho sản xuất chè nên IC của nhóm hộ này thấp hơn so với nhóm hộ không tham gia liên kết. Do vậy, giá trị gia tăng (VA) của nhóm hộ liên kết (109 triệu đồng) cao hơn nhóm hộ không liên kết (khoảng 70 triệu đồng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 70 - 73)