Phần 4 kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của các hộ
4.3.1. Nhóm yếu tố tự nhiên (đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu)
Là một yếu tố bất định nhưng tự nhiên lại có sự ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng. Thời tiết không thuận lợi là yếu tố điển hình làm ảnh hưởng đến năng xuất sản phẩm nông nghiệp. Hàng năm huyện Hương Sơn chịu rất nhiều các hiện tượng thiên tai. Ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu gây ra mưa đá, lũ, sạt lở, sói mòn đất gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân. Do đó ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế hộ gia đình, đầu tư cũng như mọi quá trình sản xuất. Không thể không ảnh hưởng tới sản lượng, năng suất chè cũng như chất lượng chè của Huyện.
Bên cạnh đó sâu bệnh cũng là yếu tố rất quan trọng, thiên tai thường kéo theo là sâu bênh xuất hiện rất nhiều. Hơn nữa chè là cây lâu năm nên mầm bệnh ủ cũng rất lớn nhưng chè sạch lại không được phép sử dụng thuốc bảo bệ thực vật nên năng suất bị ảnh hưởng lớn. Cần có những biệp pháp sinh học, tập trung, định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng chè an toàn.
Trong sản xuất chè, đất đai là yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và thành phẩm. Yếu tố đất đai quyết định chè được phân bố ở các vùng địa hình khác nhau. Để cây sinh trưởng tốt, có năng suất thì phải đạt yêu cầu: Đất tốt, nhiều mùn, có độ sâu và thoát nước. Địa hình ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và chất lượng chè. Chè trồng trên vùng đất cao sẽ có hương vị thơm và mùi vị tốt hơn vùng đất thấp, nhưng lại sinh trưởng kém hơn vùng đất thấp.
Tài nguyên đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên vì chè thuộc nhóm cây công nghiệp lâu năm nên việc chất lượng đất thay đổi giảm trong quá trình canh tác là điều không thể tránh khỏi. Giá trị dinh dưỡng trong đất sẽ giảm dần theo thời gian. Việc xử lý, cải tạo đất hàng năm cũng cần được quan tâm và chú trọng hơn.
Bảng 4.15. Các yếu tố tự nhiên tác động đến sản xuất chè của các hộ điều tra
Chỉ tiêu Sản xuất thường (n=41) Cơ cấu (%) Sản xuất VietGap (n=69) Cơ cấu (%) Tổng số (n=110) Cơ cấu (%)
Địa hình đồi dốc, khô hạn 17 41,46 34 49,28 51 46,36 Chất lượng đất kém (cằn,
sỏi, đá) 13 31,71 23 33,33 36 32,73 Dịch bệnh nhiều, khó
kiểm soát 11 26,83 12 17,39 23 20,91 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)
Trong 120 phiếu khảo sát, với chỉ tiêu này thì chúng tôi tổng hợp được 110 người cho biết các thông tin này. Qua bảng trên cho thấy, khó khăn mà các hộ sản xuất chè thường gặp phải là khá tương đồng ở 2 loại nhóm hộ sản xuất chè thường và sản xuất chè theo hướng VietGap. Do đặc thù của huyện Hương Sơn, với diện tích đồi, núi dốc chiếm đa số (50%), nên khi khảo sát thu thập số liệu mẫu điều tra, kết quả cho thấy có tới 46% số hộ sản xuất chè đều có khó khăn là địa hình đồi dốc. Địa hình đồi dốc cũng là điều kiện thuận lợi để cây chè phát triển, tuy nhiên điều đó lại là khó khăn khi các hộ chăm sóc và thu hoạch, hạ tầng về giao thông vào đến các vùng sản xuất chè vẫn chưa thực sự thuận lợi.
Hơn nữa chất lượng đất của 1 số vùng do bị sói mòn, rửa trôi qua nhiều năm canh tác cây lương thực nên chất lượng đất giảm đi nhiều, đến khi các hộ chuyển sang trồng chè thì chăm sóc cũng vất vả hơn và phải cải tạo đất nhiều hơn so với các hộ đất tốt hơn. Ngoài ra, dịch bệnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn, tuy nhiên ở các hộ trồng VietGap thì sẽ bị áp lực hơn bởi yếu tố nguồn lao động vì các hộ này phải tuân thủ theo những yêu cầu chặt chẽ của tiêu chuẩn, vì vậy không được phun thuốc BVTV quá nhiều điều này đồng nghĩa với việc người dân phải ở ngoài đồng nhiều hơn để chăm sóc chè, làm cỏ và phải làm thủ công để phòng tránh sâu bệnh mà không được sử dụng nhiều thuốc BVTV nên việc thiếu lao động là việc không thể tránh khỏi.
Bảng 4.16. Các yếu tố tự nhiên tác động đến giá trị gia tăng của sản xuất chè
(tính bình quân trên 1 ha)
Chỉ tiêu Sản xuất VietGap (n=69) VA (triệu đồng) Sản xuất thường (n=41) VA (triệu đồng)
Địa hình đồi dốc, khô hạn 34 93,6 17 93,2 Chất lượng đất kém (cằn, sỏi, đá) 23 92,2 13 90,6 Dịch bệnh nhiều, khó kiểm soát 12 97,5 11 96,5
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)
Khi xem xét đến các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất chè, phương pháp phân tổ thống kê giúp so sánh giá trị gia tăng bình quân giữa các nhóm hộ và các chỉ tiêu ảnh hưởng, kết quả ở bảng 4.14 làm rõ điều này. Đối với nhóm hộ gặp phải địa hình đồi dốc và khô hạn thì giá trị gia tăng bình quân đạt được là 93,6 triệu đồng đối với nhóm sản xuất chè VietGap và 93,2 triệu đồng đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Đối với nhóm hộ có chất lượng đất kém (đất cằn, sỏi đá) thì giá trị gia tăng bình quân của họ đạt 92,2 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè VietGap và 90,6 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường. Trong khi đó, với nhóm hộ gặp phải dịch bệnh thì giá trị gia tăng bình quân của họ đạt 97,5 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè VietGap và 96,5 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường.
Qua đó ta thấy, trong các yếu tố tự nhiên tác động đến sản xuất chè của hộ thì các yếu tố địa hình, sự khô hạn là yếu tố khó khăn nhất bởi đây là yếu tố thuộc về điều kiện thiên nhiên khó khắc phục. Các yếu tố khác như sâu bệnh hoặc đất đai kém mầu mỡ thì có thể khắc phục được nếu dùng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm cải tạo đất và phòng ngừa dịch bệnh trong quá trình sản xuất.