Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn huyện Hương Sơn

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này nhằm để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Các thước đo chung nhất của dữ liệu lượng là phương sai, độ lệch chuẩn;khoảng cách giữa các

tứ phân vị; và độ lệch bình quân tuyệt đối. Khi thực hiện một trình diễn đồ họa để tóm tắt một bộ dữ liệu, cũng có thể áp dụng cả hai mục tiêu nói trên. Một ví dụ đơn giản về kỹ thuật đồ họa là đồ thị phân bố, thứ đồ thị phơi bày cả khuynh hướng trung tâm lẫn độ phân tán thống kê. Chúng tôi áp dựng phương pháp này nhằm mô tả những số liệu có sẵn như tình hình đất đai, lao động, sản xuất kinh doanh… từ đó rút ra những kết luận về điều kiện kinh tế xã hội cũng như thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Hương Sơn. Các số liệu sau khi khảo sát được thu thập lại, chuẩn hóa, loại bỏ những phiếu khảo sát không đúng tiêu chuẩn, chưa đủ thông tin đánh giá. Các phiếu khảo sát sau khi được chuẩn hóa sẽ được nhập số liệu vào phần mềm Excel. Trong quá trình phân tích và xử lý số liệu, tác giả thực hiện bằng phần mềm Excel và STATA.

3.2.4.1. Phương pháp so sánh

Phân tích số liệu, so sánh các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau theo thời gian để phản ánh sự biến động qua các thời kỳ, so sánh theo không gian để phản ánh sự biến động giữa các địa bàn, so sánh giữa kết quả thực hiện với kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hoàn thành mục tiêu đã đề ra,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)