Giải pháp về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 83 - 84)

Phần 4 kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp phát triển chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa

4.4.1. Giải pháp về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu

Đất đai thổ nhưỡng và khí hậu là yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng chè. Để cây sinh trưởng tốt, có năng suất thì phải đạt yêu cầu về đất tốt, nhiều mùn, có độ sâu và thoát nước. Địa hình ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và chất lượng chè. Chè trồng trên vùng đất cao sẽ có hương vị thơm và mùi vị tốt hơn vùng đất thấp, nhưng lại sinh trưởng kém hơn vùng đất thấp.

Đối với nhóm hộ gặp phải địa hình đồi dốc và khô hạn thì giá trị gia tăng bình quân đạt được là 98,7 triệu đồng đối. Đối với nhóm hộ có chất lượng đất kém (đất cằn, sỏi đá) thì giá trị gia tăng bình quân của họ đạt 102,3 triệu đồng (Bảng 4.23). Ngoài ra, chỉ tiêu VA/GO cho biết trong một đồng giá trị sản xuất người trồng chè tích lũy được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng, đây chính là nguồn thu thực tế trong quá trình đầu tư sản xuất chè.

Bảng 4.23. Các yếu tố tự nhiên tác động đến giá trị gia tăng của sản xuất chè (tính bình quân trên 1 ha)

Chỉ tiêu Giá trị sản xuất (GO) (trđ)

Giá trị gia tăng (VA) (trđ)

VA/GO (lần)

Địa hình đồi dốc, khô hạn 113,6 98,7 86,8 Chất đất kém (cằn, sỏi, đá) 116,5 102,3 87,8

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Qua đó ta thấy, trong các yếu tố tự nhiên tác động đến sản xuất chè của hộ thì các yếu tố địa hình, sự khô hạn là yếu tố khó khăn nhất bởi đây là yếu tố thuộc về điều kiện thiên nhiên khó khắc phục. Các yếu tố khác như đất đai kém mầu mỡ thì có thể khắc phục được nếu dùng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm cải tạo đất và phòng ngừa dịch bệnh trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 83 - 84)