Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 39)

Phần 1 Mở đầu

2.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao

cao giá trị gia tăng

2.1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng trồng chè

a. Điều kiện đất đai, khí hậu

Cây chè nguyên là cây rừng mọc trong những điều kiện ẩm ướt, râm mát của vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Về nhu cầu ánh sáng cây chè là cây trung tính trong giai đoạn cây non, lớn lên ưa sáng hoàn toàn. Dưới bóng dâm chè xanh đậm, búp non lâu, hàm lượng nước cao nhưng búp thưa sản lượng thấp vì quang hợp yếu. Ánh sáng tán xạ ở vùng núi cao có tác dụng tốt đến phẩm chất chè hơn là ánh sáng trực xạ. Nhiệt độ không khí thuận lợi cho sinh trưởng chè nguyên liệu là 22oC-28oC, búp chè sinh trưởng chậm ở 15oC-18oC, dưới 10oC mọc rất chậm. Trên 30oC chè mọc chậm, trên 40oC chè bị khô xém nắng lá non.

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với mỗi người dân, là tư liệu sản xuất chính, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng chè thành phẩm. Muốn chè có chất lượng cao thì đất trồng chè phải có độ cao nhất định, chè được trồng ở các vùng có độ cao sẽ có hương vị ngon hơn, chất lượng hơn so với vùng thấp. Chè được trồng và phát triển chủ yếu ở vùng đất dốc, các đồi chè có hình nón úp. Cây chè ưa các loại đất thịt, đất pha cát vì đây là loại đất dễ hút nước và dễ thoát nước, chè là cây ưa ẩm nhưng lại rất dễ bị úng (Cù Văn Đông, 2011).

2.1.3.2. Quy hoạch vùng trồng chè

Giống chè là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, sản lượng chè nguyên liệu. Chu kỳ kinh doanh của chè kéo dài 30-50 năm, thậm chí lâu hơn vậy nên giống chè có thể nói là tiền đề về năng suất và chất lượng chè. Giống chè là giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được điều kiện sống khắc nghiệt và sâu bệnh. Là nguyên liệu phù hợp để chế biến các mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao. Cùng với giống tốt trong sản xuất kinh doanh chè cần có

một số cơ cấu giống hợp lý, việc chọn tạo giống chè là rất quan trọng trong công tác giống. Tại xí nghiệp chè Tây Sơn sử dụng một số loại giống chè như: chè hạt trung du, PH1 (chè cành), LDP1; LDP2 (chè lai), đây là một số loại giống chè khá tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng tại đây.

2.1.3.3. Các chính sách của Nhà nước, của doanh nghiệp liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè

Trong những năm gần đây Nhà nước ban hành rất nhiều chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Nhiều chính sách khi áp dụng đã thực sự thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Các hộ sản xuất chè ở đây luôn được chính quyền địa phương có các chính sách khuyến khích mở rộng diện tích, cho vay vốn với lãi suất thấp, đảm bảo vốn đầu tư cho trồng chè.

Quyết định số 53/2001/QĐ-BNN, ban hành ngày 07/05/2001 về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: chè đen sơ chế, chè túi lọc, chè hoa và chè hương. Quyết định số 87/2001/QĐ-BNN, ban hành ngày 05/09/2001 về việc quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè. Quyết định số 88/2001/QĐ-BNN, ban hành ngày ngày 05/09/2001 về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè. Quyết định số 93/2007/QĐ–UBND, ban hành ngày 6/8/2007 về việc phê duyệt đề án: “Phát triển vùng nguyên liệu chè phục vụ chế biến và xuất khẩu”. Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN, ban hành ngày 15/10/2008 ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau và chế biến chè an toàn. Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ban hành ngày 30/07/2008 về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả, chè an toàn đến 2015”. Thông tư số 07/2013/TT-BNN, ban hành ngày 22/1/2013 về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế.

2.1.3.4. Các yếu tố thuộc về hộ trồng chè

a. Lao động

Nhân tố lao động luôn là yếu tố quyết định trong việc sản xuất, yếu tố con người quyết định tới năng suất, sản lượng, chất lượng của chè. Lao động nông thôn rất đa dạng và dồi dào, người nông dân cần cù, chăm chỉ, chịu khó luôn cố gắng để có một cuộc sống tốt hơn. Việc tận dụng nguồn lực lao động dồi dào ở nông thôn có nhiều lợi ích như: giá thuê lao động rẻ, người lao động có nhiều

kinh nghiệm trong việc sản xuất. Tuy nhiên đông đảo về số lượng nhưng người lao động chủ yếu là lao động thủ công, tạo ra năng suất lao động còn thấp.

b. Đất đai

Quy mô thể hiện sự phát của của sản xuất, khi sản xuất có hiệu quả thì quy mô được mở rộng và ngược lại khi sản xuất không có hiệu quả thì có khuynh hướng thu hẹp quy mô. Quy mô khác nhau thể hiệu hiệu quả kinh tế khác nhau và ở mỗi quy mô thì các chi phí bỏ ra là khác nhau.

c. Vốn

Vốn có vai trò quan trọng đối với bất kì hoạt động kinh doanh nào, trong sản xuất cũng vậy. Đối với người nông dân thường thiếu vốn đầu tư cho việc trồng chè còn gặp nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và kết quả thu được. Vì vậy, cần tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 39)