Nhóm yếu tố thuộc về các chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 78 - 80)

Chất lượng lao động là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chè. Do đặc điểm sản xuất chè chủ yếu là đơn vị kinh tế hộ nên lao động rất đa dạng và thường gắn với nông nghiệp, nông thôn. Với tập quán lâu đời của người dân huyện Hương Sơn là trồng trọt nên người dân có thể nói nông dân ở địa bàn nghiên cứu có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó là tính bảo thủ của họ với sản xuất chè theo truyền

thống, nhận thức về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thấp, cho nên một số hộ năng suất chất lượng của chè VietGap hiện nay không phù hợp với nhu cầu thị trường.

Khó khăn thiếu vốn ở 2 hình thức sản xuất đều gặp phải, vì tâm lý các hộ trồng chè không muốn nợ tiền vật tư ở đại lý hay Nhà máy, khi đến cuối vụ mới thanh toán thì khi đó các hộ sẽ phải thanh toán một khoản lãi tương đối lớn. Do đó, yếu tố vốn vẫn được các hộ quan tâm, thiếu vốn vẫn xảy ra ở cả 2 hình thức và ở 1 số hộ quy mô còn nhỏ và chưa đủ vốn để tái đầu tư cho sản xuất chè. Tuy nhiên, đối với nhóm hộ sản xuất theo hướng VietGap thì tỷ lệ người sản xuất cho rằng thiếu vốn (21%) là thấp hơn so với những hộ sản xuất thường (25%) (Bảng 4.17).

Bảng 4.17. Các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến sản xuất chè của các hộ

Chỉ tiêu Sản xuất VietGap (n=76) cấu (%) Sản xuất thường (n=44) cấu (%) Tổng số (n=120) cấu (%) Thiếu vốn 16 21,05 11 25,00 27 22,50 Giá cả đầu vào

không ổn định 0 0,00 6 13,64 6 5,0 Thời gian tập huấn

kỹ thuật ngắn 2 2,63 4 9,09 6 5,0 Thiếu lao động 58 76,32 23 52,27 81 67,50

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Ở tất cả các hộ sản xuất theo hướng VietGap đều cho rằng không gặp phải khó khăn ở giá cả đầu vào vì khi liên kết với nhà máy thì được cam kết cung ứng đầu vào ổn định cho người dân trồng chè. Tuy nhiên, với những hộ không tham gia liên kết thì cho rằng họ thường gặp phải các vấn đề về giá cả vật tư đầu vào bất ổn định (13,6%). Khuyến nông cấp địa phương chưa có nhiều những buổi tập huấn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tập huấn, học hỏi của người dân về kỹ thuật trồng chè và lý do nữa là do chè của là của công ty chè quản lý nên các kỹ thuật chăm sóc và trồng chè của nhà máy đã đều phổ biến theo từng đợt đến người sản xuất, mỗi khi đến đợt phun thuốc và bón phân đều có sự chỉ đạo sát sao của nhà máy. Hơn nữa, ở cả 2 nhóm sản xuất đều cho rằng họ thiếu lao động sản xuất nông nghiệp nói chung và cho chè nói riêng. Ở nhóm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap thì có tới 76% số hộ cho rằng thiếu lao động, còn ở nhóm sản xuất chè thường thì có trên 50% số hộ thiếu lao động.

Khi xem xét đến các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất chè, bằng phương pháp phân tổ thống kê, kết quả ở bảng 4.16 làm rõ điều này. Đối với nhóm hộ thiếu vốn thì giá trị gia tăng bình quân đạt được là 96,3 triệu đồng đối với nhóm sản xuất chè VietGap và 93,8 triệu đồng đối với nhóm hộ sản xuất chè thường.

Bảng 4.18. Các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất chè (tính bình quân trên 1 ha)

Chỉ tiêu Sản xuất VietGap (n=76) VA (trđ) Sản xuất thường (n=44) VA (trđ) Nhóm hộ thiếu vốn 16 96,3 11 93,8 Nhóm hộ cho rằng giá cả đầu

vào không ổn định 0 102,6 6 93,3 Nhóm hộ cho rằng thời gian

tập huấn kỹ thuật ngắn 2 112,6 4 98,8 Nhóm hộ nói rằng thiếu lao

động 58 107,2 23 98,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Đối với nhóm hộ thiếu lao động thì giá trị gia tăng bình quân của họ đạt 107,2 triệu đồng ở nhóm sản xuất chè VietGap và 98,3 triệu đồng ở nhóm hộ sản xuất chè thường. Hơn nữa, số lần tham gia và thời gian tập huấn kỹ thuật không phải là yếu tố có tác động lớn đến giá trị gia tăng của sản xuất chè, bởi đa số các hộ đều đã tham gia tập huấn, các lần tập huấn đều có nhiều các nội dung lặp lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 78 - 80)