Tình hình tiêu thụ chè của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 73 - 74)

Phần 4 kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của các hộ

4.2.5. Tình hình tiêu thụ chè của các hộ điều tra

Bảng 4.13. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chè nguyên liệu của các hộ điều tra

Diễn giải Chè VietGap (n=69) Chè thường (n=39) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Sản xuất tự do 3 4,35 19 48,72 Ký hợp đồng bán sản phẩm 29 42,03 11 28,21 Sản xuất theo quy trình của nhà máy

(xí nghiệp) 37 53,62 9 23,08 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Tiêu thụ là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của hộ nông dân, là vấn đề quyết định của cả quá trình sản xuất, giúp hộ yên tâm sản xuất, đầu tư khoa học kỹ thuật và thâm canh đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ.

Bảng 4.13 cho biết sản phẩm chè tiêu thụ ở địa bàn nghiên cứu là là chè búp tươi nguyên liệu. Tồn tại hai hình thức tổ chức (xí nghiệp, hợp tác xã) sản xuất là: liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và sản xuất chè thường.

Đối với hình thức sản xuất chè VietGap. Chè búp tươi nguyên liệu của các hộ điều tra tiêu thụ qua một số kênh như: là tiêu thụ thông qua ký kết hợp đồng (42%) vùng nguyên liệu liên kết với xí nghiệp chè Tây Sơn thuộc công ty cổ phần chè Hà Tĩnh để tạo ra chuỗi giá trị sản xuất chè bền vững. Xí nghiệp chè cam kết giúp nông dân bao tiêu sản phẩm đầu ra. Thu mua chè búp tươi nguyên liệu cho các theo giá thị trường có sự thỏa thuận.

Có trên 50% số hộ tham gia sản xuất theo quy trình của nhà máy và 4% số hộ sản xuất tự do, tuy nhiên những hộ này được đánh giá là hộ có trình độ nhận thức tốt, có điều kiện kinh tế (vốn và lao động) nên họ chủ động nắm bắt kỹ thuật và chủ động quá trình sản xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu.

Đối với hình thức sản xuất chè thường. Có 23% số hộ tham gia sản xuất theo quy trình của nhà máy và khoảng trên 28% số hộ tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chè nguyên liệu. Trong khi đó, có tới trên 48% số hộ sản xuất tự do.

Qua tìm hiểu, phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy, đa số các hộ này đều có các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp, nên họ không thực sự quan tâm nhiều đến hoạt động sản xuất chè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 73 - 74)