Phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 65)

TRỊ GIA TĂNG CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN 4.2.1. Tình hình chung của các hộ điều tra

Khảo sát 120 hộ trồng chè ở huyện Hương Sơn bao gồm cả hộ trồng chè theo hướng VietGap và những hộ trồng chè thường, chúng tôi khát quát một số thông tin về các hộ trồng chè ở Bảng 4.6.

Bảng 4.6. Khái quát tình hình chung của các hộ trồng chè (n=120)

Chỉ tiêu Sản xuất VietGap (n=76) Sản xuất thường (n=44)

Số chủ hộ có giới tính là Nam (người) Số chủ hộ có giới tính là Nữ (người)

33 43

18 26 Tuổi bình quân của chủ hộ (năm) 41,7 41,6 Trình độ học vấn bình quân của chủ chộ (năm)

Số người học hết Tiểu học (cấp 1) Số người học hết THCS (cấp 2) Số người học hết THPT (cấp 3)

Số người học Trung cấp, Cao đẳng, Đại học

11,8 12 42 21 1 9,6 7 26 8 3 Dân tộc (số hộ)

Chủ hộ là người dân tộc Thái Chủ hộ là người dân tộc Kinh Chủ hộ là người dân tộc Mường

15 59 2 1 42 1 Nghề nghiệp chính (số hộ)

Số hộ có thu nhập chính từ nông nghiệp

Số hộ có thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp

71 5

41 3 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Kết quả tổng hợp cho thấy, giới tính của chủ hộ thường là nữ giới. Độ tuổi bình quân chủ hộ của cả hai hình thức sản xuất đều khoảng trên 41 tuổi. Hầu hết ở lứa tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ điều tra đã có sự am hiểu trong lĩnh vực trồng chè. Do vậy đây là một thuận lợi đáng kể, trong việc tiếp thu và ứng dụng các quy trình VietGap góp phần thúc đẩy việc kinh doanh và sản xuất chè trong

mỗi hộ. Nhìn chung ở các hộ trồng chè theo quy trình VietGap đều có trình độ nhất định, cơ bản đã học hết cấp 2 một số hộ còn được đào tạo qua trung cấp nghề cá biệt còn có một số hộ được đào tạo qua đại học, cao đẳng một số ít hộ được học hết cấp 1.

Trình độ văn hoá có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn hình thức sản xuất trong mỗi gia đình. Những chủ hộ được học tốt hơn, nhận thức cao hơn, do vậy họ có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tốt hơn cũng như khả năng quản lý và tìm ra các phương án trồng chè tốt hơn và có hiệu quả hơn. Như vậy, trình độ văn hoá sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất chè của mỗi hộ.

Trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu là người dân tộc Thái và người Kinh vì vậy phong tục tập quán không thể hiện sự khác biệt rõ ràng, trình độ học vấn theo đó tốt hơn so với dân tộc thiểu số. Nghề nghiệp chính ở các hộ điều tra là thuần nông, một số ít các hộ đi làm thuê, làm phi nông nghiệp để tăng thêm thu nhập cho gia định. Như vậy, ta thấy nguồn nhân lực trong sản xuất của hộ điều tra tương đối kinh nghiệm và bảo đảm. Tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm vẫn còn nhưng không nhiều.

4.2.2. Tình hình sản xuất chè của các hộ điều tra

Khảo sát ngẫu nhiên 120 hộ sản xuất chè (76 hộ sản xuất chè theo hướng hữu cơ và 44 hộ sản xuất chè thường) ở hai xã Sơn Tây và Sơn Kim 2 của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Chúng tôi dùng phương pháp thống kê mô tả để làm rõ một số thông tin về tình hình sản xuất chè của hộ.

Bảng 4.7 cho thấy, bình quân mỗi hộ trồng chè có diện tích khoảng hơn 1 hecta. Diện tích bình quân của hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap lớn hơn diện tích bình quân của các hộ sản xuất thường là không nhiều. Tuy nhiên, quy mô diện tích của hộ sản xuất theo VietGap lớn hơn hộ sản thường, hộ có quy mô lớn nhất trong nhóm hộ sản xuất theo hướng VietGap là 0,35 ha trong khi đó hộ có quy mô lớn nhất đối với nhóm hộ sản xuất chè thường là 0,16 ha. Mặt khác, khi các hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap thì đều được cán bộ của Nhà máy hướng dẫn quy trình, liều lượng chăm sóc cây chè sao cho cây chè phát triển tốt mà không bị dư thừa phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Năng suất chè bình quân của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap (12,6 tấn/ha) lớn hơn so với năng suất bình quân của nhóm hộ sản xuất chè thường (10,8 tấn/ha).

Bảng 4.7. Quy mô sản xuất của các hộ điều tra năm 2018

Chỉ tiêu Sản xuất VietGap (n=76)

Sản xuất thường (n=44)

Tổng diện tích chè (ha) 90,65 52,47 Diện tích bình quân (ha) 0,119 0,118 Diện tích lớn nhất (ha) 0,350 0,166 Diện tích nhỏ nhất (ha) 0,082 0,052 Năng suất bình quân (tấn/ha) 12,6 10,8 Năng suất lớn nhất (tấn/ha) 17,9 14,1 Năng suất nhỏ nhất (tấn/ha) 10,8 9,6 Tổng sản lượng (tấn) 1.142,2 566,7 Tổng sản lượng lớn nhất (tấn) 0,442 0,179 Tổng sản lượng nhỏ nhất (tấn) 0,108 0,056

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Do hộ sản xuất chè theo hướng VietGap có diện tích và năng suất lớn hơn chè thường nên sản lượng của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap lớn nhất (0,4 tấn/năm) là lớn hơn so với nhóm hộ lớn nhất của sản xuất chè thường (0,2 tấn/năm).

4.2.3. Tình hình đầu tư thâm canh và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chè của các hộ điều tra xuất chè của các hộ điều tra

a. Chi phí, đầu tư cho chè ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB)

Ở thời kỳ KTCB (1-3 năm) cần phải tạo và nuôi tán; chăm sóc, đây là thời gian có thể thu hái bói nhưng để tránh ảnh hưởng tới sản lượng sau này thì thời điểm này cần tập trung đầu tư phân bón phát triển tán lá, bộ rễ và thân chè.

Từ bảng 4.6 ta thấy, thực tế trong quá trình sản xuất chè mức đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của hộ sản xuất theo quy trình VietGap và sản xuất thường. Sự chênh lệch không đáng kể, bởi do giá vật tư của những hộ sản xuất VietGap được nhà máy trợ giá nên thấp hơn. Hơn nữa, theo quy trình VietGap thì số lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sẽ ít hơn. Tuy nhiên sản xuất chè theo quy trình VietGap đòi hỏi nhiều công lao động hơn, bởi người trồng chè phải thường xuyên viết nhật ký vườn chè, mỗi khi thực hiện công đoạn nào trong sản xuất đều phải được cập nhật vào nhật ký, các công đoạn chăm sóc thu hái

phải theo một quy trình thống nhất và không được bỏ qua một công đoạn nào, các thao tác trong sản xuất chè theo quy trình VietGap đòi hỏi phải tỷ mỉ kỹ càng và chính xác.

Bảng 4.8. Chi phí đầu tư cho các hoạt động thường xuyên trong giai đọan kiến thiết cơ bản của các hộ sản xuất chè

(tính bình quân trên 1 ha)

Loại chi phí

Sản xuất VietGap (n=76) Sản xuất thường (n=44) Số lượng (kg) Giá (ngđ) Thành tiền (trđ) Số lượng (kg) Giá (ngđ) Thành tiền (trđ) 1. Phân bón 4,05 5,41

Phân hữu cơ 3.500 500 1,75 2.300 500 1,15 Lân (P2O5) 150 10 1,50 300 11 3,30 Đạm (N) 50 10 0,50 80 9 0,72 Kali (K2O) 30 10 0,30 30 8 0,24

2. Thuốc bảo vệ thực vật 1,8 1,44 2,4 2,40

3. Công lao động (công) 82 62

3. Tổng chi phí (IC) 5,49 7,81 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Thực hiện chính sách phát triển chè an toàn của Chính phủ, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chè an toàn của tỉnh trong những năm qua các hộ trồng chè an toàn theo quy trình VietGap được hỗ trợ tiền giống để tiến hành trồng mới trồng thay thế giống chè cũ. Ngoài ra trong giai đoạn đến 2016 các thủ tục đăng ký chứng nhận VietGap tại các cơ sở đạt quy trình được hỗ trợ kinh phí, bên cạnh đó người trồng chè VietGap trước khi áp dụng quy trình vào sản xuất được tập huấn, được truyền đạt những kiến thức về sản xuất chè an toàn. Sự đầu tư của Nhà nước cùng với sự tự nguyện tự giác của người dân sẽ giúp cho ngành chè phát triển theo hướng an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bền vững trong thời gian tới.

Nghiên cứu tình hình đầu tư sản xuất của các hộ dân, cho thấy mức chi phí đầu tư đối với 1 ha chè kiến thiết cơ bản giữa nhóm hộ trồng chè thông thường có mức chi phí cao hơn so với nhóm hộ trồng chè VietGap, chi phí của hộ sản xuất chè thông thường là 7,81 triệu đồng nhiều hơn hộ sản xuất theo quy trình VietGap là 5,49 triệu đồng. Áp dụng quy trình VietGap vào sản xuất chè các hộ dân giảm bớt

được chi phí trong hầu hết các hạng mục đầu tư, về phân bón khi bón theo quy trình VietGap các hộ phải đảm bảo đúng loại phân, đúng liều, đúng lúc và đúng cách. Do đó đã giúp cho chè phát triển tốt hơn mà phân bón được sử dụng hiệu quả hơn, sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật ở nhóm hộ sản xuất theo quy trình VietGap chỉ bằng 60% so với hộ sản xuất chè thông thường. Nhờ đó giá trị gia tăng của cây chè cũng được tăng theo đáng kể.

b. Chi phí cho chè kinh doanh

Qua bảng 4.9 cho thấy loại phân bón hóa học được sử dụng nhiều nhất là phân đạm (bình quân một hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap chỉ sử dụng 673 kg đạm cho 1 ha chè, còn hộ sản xuất chè thường sử dụng 800 kg), vì phân đạm giúp kích thích phát triển mạnh búp và lá chè, thường cứ sau mỗi một lứa thu hoạch thì hầu hết các hộ đều tiến hành bón đạm cho chè. Các hộ sản xuất chè thường sử dụng phân bón vô cơ nhiều hơn so với nhóm các hộ sản xuất chè theo hướng VietGap, vì các hộ VietGap sản xuất theo quy trình của nhà máy chè Tây Sơn. Các loại phân bón đều phải được chọn lọc và bón với liều lượng theo quy định, định mức của Nhà máy.

Bảng 4.9. Chi phí đầu tư cho các hoạt động thường xuyên trong giai đoạn kinh doanh của các hộ sản xuất chè

(tính bình quân trên 1 ha)

Loại chi phí

Sản xuất VietGap (n=76) Sản xuất thường (n=44) Số lượng (kg) Giá (ngđ) Thành tiền (trđ) Số lượng (kg) Giá (ngđ) Thành tiền (trđ) 1. Phân bón 20,94 21,72

Phân hữu cơ 15.000 700 10,5 10.000 750 7,5 Lân (P2O5) 673 10 6,73 800 11 8,80 Đạm (N) 306 10 3,06 460 9 4,14 Kali (K2O) 65 10 0,65 160 8 1,28

2. Thuốc bảo vệ thực vật 1,9 1,52 2,6 2,60

3. Công lao động (công) 282 162

3. Tổng chi phí (IC) 22,46 24,32 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

phun đều theo quy trình và quy định của Nhà máy. Khảo sát tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV trên hộ sản xuất chè VietGAP cho thấy, người sản xuất chè VietGAP tuân thủ khá chặt chẽ quy trình. Khác với sản xuất chè thường là người sản xuất sử dụng phân bón và thuốc BVTV theo cảm tính, dựa vào kinh nghiệm và quan sát. Về cơ bản người sản xuất chè theo VietGAP tuân thủ quy trình khá chặt chẽ. Người sản xuất đã phun thuốc và bón phân theo định kỳ, đảm bảo cách ly theo khuyến cáo của trạm khuyến nông.

Hơn nữa năng suất và sản lượng của chè VietGap luôn đảm bảo tính ổn định, do vậy việc khuyến khích người dân chuyển sang áp dụng VietGap là lựa chọn đúng đắn giúp ngành chè ở Hương Sơn phát triển bền vững hơn.

Việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV đúng quy trình khoa học đã góp phần lớn nâng cao chất lượng chè và bảo vệ môi trường. Hơn nữa, nó còn giúp giảm được chi phí đầu vào, chi phí BVTV tính trên 1 ha của sản xuất chè theo hướng VietGap (1,52 triệu đồng) là thấp hơn so với sản xuất chè thường (2,6 triệu đồng) ở địa bàn nghiên cứu. Do đó, tổng chi phí (IC) đối với sản xuất chè VietGap (22,6 triệu) thấp hơn so với sản xuất chè thường (24,32 triệu).

4.2.4. Tình hình tổ chức sản xuất chè của các hộ điều tra

a. Các hính thức tổ chức sản xuất

Những năm qua, huyện Hương Sơn đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương củng cố, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất (TCSX) trong nông nghiệp. Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, tăng cường chức năng quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp trong nông nghiệp, nông thôn, tích cực chuyển đổi mô hình hoạt động của các HTX theo Luật HTX năm 2012. Thực tế tại địa bàn nghiên cứu đang tồn tại các hình thức tố chức như: sản xuất theo nhóm hộ, tổ đội hợp tác, các hộ sản xuất theo quy trình của công ty chè. Các tổ hợp tác hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, như: Bảo vệ sản xuất, tu bổ giao thông nội đồng, chuyển giao KHKT, bảo vệ thực vật, môi trường, cung ứng giống, phân bón... Hoạt động của các tổ hợp tác góp phần tạo việc làm cho các hộ, hỗ trợ nông dân làm một số khâu dịch vụ chính, thúc đẩy phát triển sản xuất chè của địa phương.

Đất đai được giao đến từng hộ, các hộ chủ động sản xuất, đầu tư, thâm canh, tiêu thụ theo ý của họ. Ngoài ra, những hộ sản xuất chè có quy mô sản xuất lớn có xu hướng tăng lên.

Bảng 4.10. Các hình thức tổ chức của hộ điều tra trên địa bàn nghiên cứu

Diễn giải Chè VietGap (n=66) Chè thường (n=26) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Hộ tham gia nhóm sở thích (vay

vốn, kỹ thuật) 52/66 78,8 19/26 73,1 Hộ tham ký hợp đồng tiêu thụ sản

phẩm với các công ty 29/66 43,9 11/26 42,3 Hộ sản xuất theo quy trình của nhà

máy (xí nghiệp) 37/66 56,1 11/26 42,3 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Bảng 4.10. cho biết trong số liệu khảo sát từ thực địa. Đối với nhóm hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap. Có tới trên 78% số hộ tham gia các nhóm sở thích (vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật). 43% các hộ tham gia ký kết tiêu thụ sản phẩm với các công ty chế biến chè trên và ngoài địa bàn huyện. 56% các hộ sản xuất theo quy trình của nhà máy. Đối với nhóm hộ sản xuất chè thường. Có tới trên 73% số hộ tham gia các nhóm sở thích (vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật). 42% các hộ tham gia ký kết tiêu thụ sản phẩm với các công ty chế biến chè trên và ngoài địa bàn huyện. 42% các hộ sản xuất theo quy trình của nhà máy. Qua phân tích chúng ta thấy, các hình thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ ở địa bàn nghiên cứu là khá đa dạng và ở cả 2 nhóm loại hình sản xuất chè thì cũng không có sự khác biệt lớn.

b. Liên kết trong sản xuất chè

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là một trong những khâu đột phá tái cơ cấu ngành Nông nghiệp hiện nay, nhằm tăng cường liên kết giữa người sản xuất và người tiêu thụ, tăng diện tích, sản lượng, khả năng cạnh tranh và nâng cao thu nhập cho người dân. Mô hình liên kết kinh tế đang được đề cập và quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân là mô hình liên kết kinh tế giữa một bên là doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản với nông dân là những người sản xuất và cung ứng nông sản nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm.

Bảng 4.11. Các hình thức liên kết của các hộ sản xuất chè

Chỉ tiêu Sản xuất VietGap (n=76) Sản xuất thường (n=44)

Liên kết dọc (liên kết với nhà máy chè) 52 32 Liên kết ngang (liên kết giữa các hộ trồng

chè về đổi công thu hoạch) 68 39 Không liên kết (sản xuất độc lập) 24 12

Ngoài ra các hình thức liên kết giữa các người sản xuất với nhau nhằm tạo ra lượng hàng hóa quy mô lớn và đồng đều về chất lượng và mẫu mã cũng sẽ giúp cho người sản xuất thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các thị trường tiêu thụ. Liên kết ngang còn thể hiện ở các mối liên hệ trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, quy trình, tiến bộ kỹ thuật mới, đổi công giữa các hộ sản xuất.

Trên địa bàn nghiên cứu, tồn tại 2 hình thức sản xuất là sản xuất chè theo hướng VietGap. Các hộ trồng chè thường lựa chọn các hình thức liên kết để liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 65)