Phát triển sản xuất chè theo hướng tăng cường đầu tư thâm canh, nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 63)

Phần 4 kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa

4.1.2. Phát triển sản xuất chè theo hướng tăng cường đầu tư thâm canh, nâng

nâng cao giá trị gia tăng

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất chè nói riêng việc tăng cường đầu tư về kỹ thuật, giống, phân bón... với mong muốn là nhằm đạt được năng suất chất lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế.

Mức đầu tư (IC) cho sản xuất 1 ha chè thường giai đoạn kinh doanh (trên 10 năm tuổi) bao gồm chi phí các vật tư đầu vào như: các loại phân bón, thuốc sâu… là 37,5 triệu năm 2016 với số công lao động là 250 công. Mức đầu tư cho 1 ha chè kinh doanh có tốc độ tăng không đáng kể qua 3 năm, khoảng 1% và mức tăng số ngày công cũng ở mức tương tự (Bảng 4.4). Tuy nhiên, mức đầu tư đối với sản xuất chè theo hướng VietGap có xu hướng giảm (do giảm lượng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, ...), nhưng số công lao động có xu hướng tăng lên do năng suất tăng nên cần thêm nhân công để thu hoạch chè.

Hơn nữa, Bảng 4.4 cũng cho biết thêm, giá trị sản lượng (GO) bình quân mỗi ha chè thường và VietGap có sự khác biệt trong những năm gần đây. Năm 2018, giá trị sản xuất chè VietGap đạt trên 115 triệu đồng và giá trị sản lượng của chè VietGap tăng bình quân 21% trong khi đó giá trị sản xuất chè thường đạt khoảng 105 triệu đồng và giá trị sản lượng của chè thường tăng bình quân là khoảng 10%. Có sự khác biệt này một mặt chính là năng suất tăng bình quân của chè VietGap cao hơn so với năng suất bình quân của chè thường; mặt khác giá đầu ra của chè VietGap có xu hướng tăng mạnh.

Và từ đó, chúng ta có được giá trị gia tăng (VA) của sản xuất chè theo hướng VietGap và chè thường. Bảng 4.4 cho thấy tốc độ tăng bình quân của VA đối với sản xuất chè VietGap (43%) cao hơn tốc độ tăng bình quân VA của chè thường (16%).

49

49

Bảng 4.4. Định mức đầu tư, giá trị sản xuất chè của huyện Hương Sơn giai đoạn 2016-2018

(tính cho 1 ha chè kinh doanh)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

So sánh (%) 2017/

2016

2018/

2017 Bình quân

Giá trị bình quân (tr.đ) (VietGap) (GO) 78,20 100,80 115,36 128,90 114,44 121,46 Mức đầu tư thâm canh (tr.đ/ha) (IC) 41,30 40,50 39,80 98,06 98,27 98,17 Giá trị gia tăng (tr.đ) (VA) 36,9 60,3 75,56 163,41 125,31 143,10

Số công lao động (LĐ) 280 285 290 101,79 101,75 101,77

Giá trị bình quân (tr.đ) (chè thường) (GO) 87,55 101,64 105,78 116,09 104,07 109,92 Mức đầu tư thâm canh (tr.đ) (IC) 37,5 38,3 38,3 102,13 100,00 101,06 Giá trị gia tăng (tr.đ) (VA) 50,05 63,34 67,48 126,55 106,54 116,11

Số công lao động (LĐ) 250 260 260 104,00 100,00 101,98

Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện Hương Sơn và tính toán của tác giả (2016, 2017, 2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 63)