Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn huyện Hương Sơn
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những thông tin có sẵn đã được công bố trên các diễn đàn, báo chí, báo cáo. Số liệu thứ cấp được thu thập bằng phương pháp tổng hợp tài liệu. Nguồn số liệu thứ cấp bao gồm: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội qua giai đoạn (2016-2018); Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2018, nhiệm vụ và giải pháp năm 2019; Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra số liệu còn được thu thập từ sách, báo, tạp chí, internet và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài.
3.2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp
* Đối tượng điều tra: Điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên điều tra với 120 hộ đại diện trong 2 xã. Số liệu được thu thập thông qua các phương pháp như: Điều tra trực tiếp hoặc gián tiếp các hộ nông dân trồng chè, cán bộ đi thực tế ở địa phương, Giám đốc Xí nghiệp chè Tây Sơn, Tổng đội trưởng Tổng đội thanh niên xung phong xây dựng vùng kinh tế mới Tây Sơn; Các cán bộ địa phương bằng phiếu điều tra.
* Thu thập số liệu: Điều tra bằng bảng hỏi, hệ thống các câu hỏi phỏng vấn được soạn thảo và điều tra thử để kiểm tra mức độ thu thập thông tin có thể và kiểm tra tính chính xác của thông tin thu thập. Các câu hỏi in sẵn tập trung vào việc thu thập các tư liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài.
Dựa vào nghiên cứu của Cochran (1963) và Adcock, C. J. (1997). Số lượng mẫu điều tra được xác định dựa trên công thức:
= n N m m ) 1 ( 1+ −
Trong đó: n là cỡ mẫu cần khảo sát, N là tổng thể và m được xác định là 385, đây chính là hằng số mà Glenn D. Israel (1992) đã chứng minh với giả định mức độ tin cậy là 95%. Ứng dụng công thức trên, chúng tôi xác định được số lượng mẫu cần điều tra ngẫu nhiên là 120 hộ nông dân. Dữ liệu sơ cấp đó được phỏng vấn trực tiếp từ các hộ sản xuất chè (từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2018). Dữ liệu này dựa trên một số tiêu chí như: tuổi của chủ hộ, thu nhập của hộ, trình độ văn hóa, số lao động/hộ,…
Mẫu điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên 120 hộ có sản xuất chè trên địa bàn 2 xã. Bên cạnh đó, chúng tôi khảo sát 20 cán bộ của Xí nghiệp chè Tây Sơn và Tổng đội thanh niên xung phong xây dựng vùng kinh tế mới Tây Sơn (Cán bộ kỹ thuật, cán bộ thị trường, ...). Ngoài ra chúng tôi còn phỏng vấn 4 cán bộ lãnh đạo của Xí nghiệp chè Tây Sơn và Tổng đội thanh niên xung phong xây dựng vùng kinh tế mới Tây Sơn. Phỏng vấn 6 cán bộ huyện Hương Sơn (Lãnh đạo UBND, Phòng NN&PTNT, Trạm khuyến nông huyện).