Giải pháp về khuyến nông, kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 88 - 90)

Phần 4 kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp phát triển chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa

4.4.5. Giải pháp về khuyến nông, kỹ thuật

Cùng với những khó khăn về điều kiện tự nhiên… thì trình độ lao động trồng chè VietGap của người dân là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế như hiện nay. Kỹ thuật trồng chè chủ yếu là học truyền miệng và làm theo kinh nghiệm bản thân, việc nâng cao kiến thức chung về kỹ thuật là rất cần thiết. Cần tạo ra sản phẩm chè VietGap, hữu cơ an toàn đáp ứng được nhu cầu của thị trường và đạt năng suất chất lượng cao.

Trước hết là thay đổi nhận thức của người dân về cách làm nông nghiệp mới, nêu rõ hiệu quả của áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mang lại cho sản xuất chè VietGap, có mô hình so sánh giữa sản xuất chè thường truyền thống và mô hình sản xuất chè VietGap hiện đại. Nói theo chiều hướng dễ hiểu tránh lạm dụng các từ ngữ chuyên môn cao, tạo sự thích thú cho người nông dân khi tham gia các lớp tập huấn. Sau là các kiến thức về, kỹ thuật chọn giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp thân thiện với môi trường, ủ phân hữu cơ, thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm.

Cần chuyển tải tới người dân thông qua các buổi hội họp, tham gia mô hình trình diễn, hội nghị, chuyên đề,… Mở rộng thêm đối tượng và tăng thêm các buổi tập huấn, hội nghị đầu bờ. Cần xây dựng các dự án để phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè VietGap.

Cần tiếp tục thực hiện chiến lược sản xuất chè an toàn, bằng các giải pháp như: Hoàn thành việc xác nhận sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap cho các hộ sản xuất; hoàn thiện, bổ sung những quy định quy chế về sản xuất chè an toàn; Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư chăm sóc đông xuân đúng kế hoạch, tiến độ. 100% diện tích được chăm sóc tốt. Đổi mới việc đầu tư phân bón theo hướng bón phân chuồng, tăng bón phân đa lượng, cân đối đủ các yếu tố NPK và các vi lượng khác; ưu tiên lựa chọn công thức đầu tư, giảm việc bón đạm đơn và bón vãi. Thu hái chè theo tiêu chuẩn 1 tôm + 2,3 lá non; Thực hiện phun thuốc tập trung trên toàn bộ diện tích để kiểm soát tốt vệ sinh an toàn thực phẩm; Đưa vào sử dụng loại máy móc, công cụ cải tiến vào chăm sóc làm cỏ. Cấm tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ phun cho chè; Tuyên truyền, hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy chế quản

lý, chú trọng quy chế sản xuất chè an toàn; quy chế sử dụng thuốc BVTV; quy chế thu mua chè; Tuyên truyền sâu rộng để 100% số hộ sản xuất theo tiêu chí đồi chè "xanh - sạch - đẹp".

Ngoài ra kết quả cho thấy giống chè có tác động tích cực và có ý nghĩa đến giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của hộ, giống chè lai (LDP2) có tác động tích cực đến giá trị gia tăng từ sản xuất chè của hộ. Thực tế cho thấy, các giống chè chủ yếu (LDP1, LDP2 và PH1) đang tồn tại và thích nghi được trên địa bàn huyện Hương Sơn. Tuy nhiên, diện tích giống chè LDP2 là chiếm tỷ trọng lớn bởi khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời tiết khí hậu ở địa bàn nghiên cứu và giống này cho năng suất cao hơn các giống hiện tại khác. Cần ưu tiên phát triển mở rộng diện tích giống chè này.

Yếu tố tuổi chè có ý nghĩa tác động đến giá trị gia tăng của sản xuất chè. Điều này có nghĩa rằng chè là cây công nghiệp dài ngày, nếu chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật thì năng suất của chè sẽ tăng lên theo thời gian. Trên địa bàn huyện Hương Sơn, diện tích cây chè mới trồng dưới 20 năm chiếm tỷ lệ lớn. Tuổi chè càng tăng giá trị của cây chè càng tăng. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi cây chè dưới 50 năm. Do đó nên tập trung chăm sóc, khai thác tốt để đạt được năng suất tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 88 - 90)