Phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất của các hộ trồng chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 74 - 76)

Phần 4 kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của các hộ

4.2.6. Phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất của các hộ trồng chè

Hiệu quả luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, hoạt động sản xuất chè cũng vậy. Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp phù hợp kích thích sự phát triển của sản xuất chè.

Một điều dễ nhận thấy là hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap có hiệu quả kinh tế cao hơn những hộ sản xuất chè thường, điều đó được thể hiện qua

bảng 4.6. Giá bán chè theo hướng VietGap ổn định và có xu hướng cao hơn so với giá bán chè thường, cao hơn 1,2 lần (Bảng 4.14).

Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế chè sản xuất chè VietGap và chè thường (tính bình quân trên 1 ha, năm 2018)

Chỉ tiêu ĐVT Sản xuất VietGap (n=76) (1) Sản xuất thường (n=44) (2) So sánh (1)/(2)

Năng suất bình quân Tấn/ha 12,6 10,8 1,17 Giá bán bình quân Trđ/tấn 10,5 8,7 1,21 Giá trị sản xuất (GO) Trđ/ha 132,30 93,96 1,41 Chi phí trung gian (IC) Trđ/ha 22,46 24,32 0,92 Giá trị gia tăng (VA) Trđ/ha 109,84 69,64 1,58 VA/IC Lần 4,89 2,86 1,71 GO/IC Lần 5,89 3,86 1,52 VA/GO Lần 0,83 0,74 0,89

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

Qua so sánh, ta thấy hiệu quả phản ánh sản xuất chè trên một đơn vị diện tích của chè VietGap lớn hơn chè thường. Cụ thể: tổng giá trị sản xuất cây chè trên 1 ha của hộ VietGap là 132,3 triệu đồng, cao hơn 1,41 lần so với hộ sản xuất chè thường; giá trị gia tăng trên 1 ha của hộ sản xuất chè theo hướng VietGap là 69,6 triệu đồng/ha, cao hơn 1,58 lần so với hộ sản xuất chè thường. Sản xuất chè theo tiêu chuẩn ViệtGAP có chi phí trung gian (IC) thấp hơn chè thường, chỉ bằng 0,92 lần. Nguyên nhân do đầu tư phân bón đúng mức, định kỳ và hạn chế được lượng bón vô cơ theo tiêu chuẩn an toàn của VietGap.

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (GO/IC) của hộ sản xuất chè theo quy trình VietGap cũng cao hơn hộ sản xuất chè thông thường. Cụ thể: nếu bỏ ra một đồng chi phí thì hộ trồng chè theo quy trình VietGap thu về được 5,89 đồng, còn hộ sản xuất chè thường thu về được 4,89 đồng. Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên mức đầu tư (VA/IC) cho biết khi đầu tư thêm một đồng vào sản xuất chè thì giá trị tăng thêm ở nhóm hộ sản xuất theo quy trình VietGap là 4,89 đồng còn ở hộ sản xuất chè thông thường là 2,86 đồng. Ngoài ra, sử dụng chỉ tiêu VA/GO để biết được trong một đồng giá trị sản xuất ta tích lũy được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Ở nhóm hộ sản xuất theo quy trình VietGap là 0,83 lần nghĩa là với một đồng giá trị

sản xuất thì người sản xuất tích lũy được 0,83 đồng giá trị gia tăng. Đối với nhóm hộ sản xuất chè thông thường thì với một đồng giá trị sản xuất được tạo ra thì hộ tích lũy được 0,74 đồng giá trị gia tăng.

Qua phân tích kết quả ở bảng trên, để nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất chè nguyên liệu, các hộ nên áp dụng qui trình sản xuất VietGap. Tương tự, các hộ nên tham gia hình thức liên kết với nhà máy xí nghiệp để giá bán chè được ổn định hơn và giá trị gia tăng cũng sẽ cao hơn. Hơn nữa, các hộ nên phát triển giống chè LDP2 và PH1 bởi sự thích nghi với khí hậu thời tiết và khả năng chịu mức thâm canh cao. Các nhà kỹ thuật cũng khuyến cáo rằng, các hộ nên tăng cường bón phân hữu cơ để chất lượng đất đai ngày càng được cải thiện.

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 74 - 76)