TT Nội dung SL
(hộ)
Tỷ lệ (%)
1 Nước kênh mương, ao, hồ 67 85,89
2 Nước giếng ngầm 71 91,03
3 Nước mưa 35 44,87
Nguồn nước sử dụng phổ biến của các sản xuất nông nghiệp theo số liệu điều tra là nước giếng, có 71/78 hộ trồng trọt sử dụng nước giếng trong sản xuất, nguồn nước từ kênh mương, ao hồ cũng được nhiều hộ sử dụng 67/78 hộ sử dụng, còn nước mưa chỉ có dưới 50% hộ sử dụng trong tưới tiêu (Bảng 4.7).
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển vượt bậc từ trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm thủy lợi đến nuôi trồng thủy sản, phát triển các làng nghề… làm môi trường nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng người dân sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, phát triển ồ ạt đàn gia súc gia cầm với hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, không kiểm soát được, cùng với sự phát triển của các làng nghề không theo quy hoạch, chất thải kim loại nặng thải ra ao, hồ, kênh, mương như hiện nay đang ở mức báo động. Do vậy, việc tìm ra giải pháp kiểm soát ô nhiễm nước mặt để phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo đảm sức khỏe của người dân là việc làm hết sức cấp thiết.
Qua bảng trên ta thấy hầu hết các hộ trồng trọt cơ bản đạt chỉ tiêu bảo đảm nguồn nước sạch trong sản xuất, trong đó 100% hộ được điều tra đều chủ động được nguồn nước tưới tiêu, chủ yếu là nước giếng, nguồn nước không chứa kim loại nặng, nguồn nước sử dụng trong tưới tiêu của hộ trồng trọt quận Long Biên bảo đảm không bị ô nhiễm (Bảng 4.7).
Hầu hết các hộ dân theo số liệu điều tra đều sử dụng nguồn nước sạch để pha thuốc bón lá, thuốc bảo vệ thực vật. Các hộ còn sử dụng nguồn nước ao hồ không hợp vệ sinh. Có 63 hộ trên tổng số 78 hộ sử dụng nước sạch trong pha chế thuốc chiếm 80,14%.