Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 103 - 108)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản

4.4.2. Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản

sản xuất nông nghiệp

4.4.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách

 Một là, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ATTP

Bổ sung các luật có liên quan theo hướng quy định rõ các điều cấm và tăng chế tài xử lý; Khắc phục tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm trong phân công quản lý an toàn thực phẩm; Tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn, phổ biến luật, các quy định tới các cán bộ cấp quận, phường thường xuyên.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật, hoàn thành các quy chuẩn kỹ thuật chính về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng.

 Hai là, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về ATTP

Quận Long Biên cần phân chia các cấp theo hướng tập trung đầu mối, rõ trách nhiệm quản lý từ cấp quận đến địa phương, tăng cường hiệu lực, hiệu quả.

Ở các phường, phân công cán bộ theo dõi an toàn thực phẩm, tiến hành đánh giá phân loại cơ sở thường xuyên, bảo đảm cho công tác quản lý hiệu quả. Tăng cường năng lực, điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý an toàn thực phẩm ở các cấp, tạo sự chuyển biến rõ rệt về an toàn thực phẩm.

Chủ động, kịp thời tham mưu cho quận uỷ, Uỷ ban nhân dân quận xây dựng và ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để chỉ đạo và triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), an toàn thực phẩm trên địa bàn quận. Đẩy nhanh việc rà soát, cải cách các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền đưa vào thực hiện tại Trung tâm hành chính công của quận để thực hiện.

 Ba là, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Hoàn thiện chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm đồng bộ với quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất an toàn; có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo chuỗi khép kín, áp dụng chương trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, hệ thống kiểm soát chất lượng tiên tiến trong sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao hướng sinh thái của quận Long Biên và sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ, bảo đảm an toàn thực phẩm.

 Bốn là, bố trí nguồn ngân sách cho công tác ATTP trong SXNN

Bố trí đủ ngân sách cho công tác quản lý an toàn thực phẩm của quận Long Biên theo dự toán. Cho phép sử dụng kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm để phục vụ quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, trong đó được trích một tỷ lệ hợp lý khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích trong quản lý, tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm.

Quận cần tập trung tăng cường xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực tài chính và một số khâu dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt việc tổ chức đánh giá, công nhận các cơ sở thực hiện xã hội hóa quản lý an toàn thực phẩm và chỉ định các cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm tham gia kiểm định, giám định chất lượng thực phẩm. Phối hợp tích cực với hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội đặc biệt là của người dân toàn quận trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm.

Xây dựng hệ thống kiểm nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm các loại nông sản, lấy mẫu đất, nước trong sản xuất. Phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm bao gồm các hoạt động về đánh giá, quản lý và truyền thông về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, nhằm phòng ngừa và khắc phục các sự cố liên quan đến mất vệ sinh ATTP. Tiến hành truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi tiêu hủy các loại nông sản không bảo đảm an toàn thực phẩm. Đầu tư cho phát triển hệ thống kiểm nghiệm phát hiên sớm và kịp thời các trường hợp vi phạm.

4.4.2.2. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền

 Một là, tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền cho người sản xuất,

người tiêu dùng toàn quận

Thời gian qua, quận Long Biên đã tiến hành cập nhật đầy đủ các quy định của Nhà nước về vấn đề bảo đảm VSATTP. Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền đến từng người tiêu dùng và cơ sở sản xuất kinh doanh như: phát tờ rơi, in băng đĩa, pha nô, áp phích… Tuy nhiên, quận cần tận dụng tối đa hệ thống thông tin, truyền thông sẵn có ở các phường, tổ chức một cách thường xuyên, liên tục. Đặc biệt đưa công tác giáo dục truyền thông về ATTP vào các dịp lễ, tết, các sự kiện lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội hàng năm của đất nước, của quận. Phân công cụ thể trách nhiệm thực hiện công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi cho từng đơn vị và đoàn thể có trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông cho các nhóm đối tượng đặc thù của ngành quản lý.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông sản, thực phẩm. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất áp dụng sản xuất theo hướng an toàn, không sử dụng chất cấm, chất bảo quản, phụ gia, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ngoài danh mục. Đặc biệt là tuân thủ “4 đúng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y. Đồng thời, hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết và ủng hộ sản phẩm an toàn có xác nhận.

Ngoài ra, quận cần sử dụng cách tiếp cận phù hợp với từng đối tượng cụ thể để tuyên truyền, vận động, chú trọng hình thức truyền thông trực tiếp, truyền thông theo nhóm nhỏ; Tuyên truyền lưu động. Tập trung vào phổ biến các quy định, cơ chế chính sách mới; Giới thiệu mô hình điểm sản xuất nông lâm thủy sản an toàn; Cách lựa chọn thực phẩm an toàn, tiếp tục thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh,

người tiêu dùng về ATTP nông nghiệp. Đào tạo, nâng cao ý thức cho người dân trên cơ sở rà soát thống kê các cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn cập nhật những kiến thức về ATTP cho các đối tượng sản xuất nông nghiệp. Từ đó nâng cao nhận thức về ATTP của các hộ sản xuất nông nghiệp về văn bản luật hiện hành, nắm được quy định xử phạt, mức phạt vi phạm, điều kiện tiêu chuẩn bảo đảm an toàn thực phẩm trong trồng trọt chăn nuôi.

 Hai là, đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ quản lý

Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện, phường, xã, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật.

Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra đánh giá chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản cho cán bộ cấp quận, phường trên địa bàn quận.

Quận cần có chính sách đánh giá, tuyên dương khen thưởng đối với cán bộ phụ trách có thành tích tốt trong công tác bảo đảm ATTP.

Các nhà quản lý cấp quận và cấp phường trong cơ quan nên tăng cường công tác kiểm soát chú trọng nâng cao, bồi dưỡng trình độ từng nhân viên dưới sự quản lý của mình. Bồi dưỡng, Nâng cao vai trò chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong công tác quản lý Nhà nước về ATTP. Thường xuyên và định kỳ đánh giá kết quả năng lực làm việc của từng cá nhân. Có các biện pháp khích lệ về vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc… phù hợp và kịp thời nhằm tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, có hiệu quả.

4.4.2.3. Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm

Quận Long Biên cần tiếp tục rà soát, thống kê (100% số cơ sở); kiểm tra đánh giá, phân loại; tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản xếp loại A, B; tái kiểm tra cơ sở xếp loại C theo đối tượng, danh mục phân công, phân cấp.

Toàn quận cần triển khai đầy đủ, thực chất hoạt động thống kê, kiểm tra, đánh giá, phân loại, xử lý, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP. Cử cán bộ phụ trách, tổ trưởng phố tại địa bàn các phường trong quận thống kê số lượng cơ sở mới sản xuất, kinh doanh; tạm dừng sản xuất kinh doanh, tình trạng hồ sơ, thủ tục; đánh giá phân loại cơ sở thường xuyên.

Bên cạnh đó cần lưu ý tập trung thực hiện đầy đủ các hoạt động đối với các nhóm sản phẩm có nguy cơ cao về ATTP. Công khai kết quả kiểm tra đánh giá phân loại và thực hiện tái kiểm tra; xử lý các cơ sở đạt loại C theo quy định.

Tăng cường hoạt động lấy mẫu sản phẩm nông sản, thuỷ sản để giám sát tại cơ sở sản xuất kinh doanh, phân tích các chỉ tiêu hoá chất, vi sinh vật; đặc biệt quan tâm một số mặt hàng cảnh báo mất ATTP tại quận Long Biên.

4.4.2.4. Tích cực thanh tra kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Tích cực đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại các cơ sở; Xử lý kịp thời và có hiệu quả các thông tin người dân phản ánh về tình trạng thực phẩm không bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Tăng cường kiểm soát các khâu trong quá trình sản xuất.

Quận cần có những giải pháp xử lý dứt điểm đối với cơ sở tái xếp loại C như thanh tra, xử phạt hành chính, công khai kết quả phân loại trên báo đài địa phương, đề nghị thu hồi đăng ký kinh doanh...

Tăng cường các hoạt động phối hợp liên ngành về ATTP trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ATTP trong sản xuất nông nghiệp. Tham mưu, kiến nghị các ngành chức năng, chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt trong công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về ATTP: Tăng cường thanh tra, kiểm tra đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất về ATTP đối với cơ sở theo phân công, phân cấp và trên địa bàn; Giải quyết kịp thời các sự cố mất ATTP; Có cơ chế phù hợp để tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí về vi phạm ATTP và xử lý nghiêm, kịp thời; Có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.

Đào tạo, phân công công chức làm nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, hoạt động thanh tra phải gắn liền với công tác quản lý chất lượng VTNN, an toàn thực phẩm. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Sở, cơ quan chuyên môn cấp huyện triển khai có hiệu quả Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT theo phân công, phân cấp; Thống kê, tổng hợp số liệu và báo cáo kết quả đúng biểu mẫu và thời gian quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)