Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Tình hình an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp tại quận Long
NGHIỆP TẠI QUẬN LONG BIÊN
Hiện nay quận Long Biên đang tập trung cao cho công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo đảm chất lượng VTNN, an toàn thực phẩm, tác hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh bừa bãi, không bảo đảm ATTP.
Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn làm “đầu kéo” và cơ quan truyền thông để tuyên truyền, xây dựng, xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ chuỗi sản phẩm nông nghiệp an toàn và lựa chọn, triển khai thí điểm chứng nhận sản phẩm nông nghiệp an toàn thực phẩm cho người sản xuất trên địa bàn quận. Vận động, hướng dẫn cơ sở xây dựng và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến như VietGAP, GMP, SSOP, HACCP, GlobalGAP… Kiểm soát chặt chẽ chất lượng các loại hàng hóa vật tư nông nghiệp sản xuất, cung ứng trên địa bàn; Giám sát ATTP trong suốt quá trình sản xuất nông sản và thủy sản thực phẩm, từ sản xuất ban đầu đến quá trình bảo quản, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Kiểm tra, đánh giá phân loại A, B, C các cơ sở, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng kết quả kiểm tra, tái kiểm tra, đặc biệt là các cơ sở xếp loại C (không đạt); Quản lý điều kiện bảo đảm ATTP các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo Thông tư 51; Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm về chất lượng, ATTP.
An toàn thực phẩm liên quan đến nhiều lĩnh vực trong hoạt động xã hội. Hiện nay số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố khá lớn và có xu hướng gia tăng (năm 2015 có 1.214 cơ sở, năm 2016 có 1.409 cơ sở). Nhu cầu về sử dụng thực phẩm ngày nhiều, vì vậy để bảo đảm ATVSTP, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm, quận đã đã triển khai nhiều biện pháp như tập huấn, thẩm định cấp Giấy chứng nhận bảo đảm ATVSTP cho các cơ sở đủ điều kiện, ký cam kết bảo đảm ATTP đối với các hộ trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ. Đặc biệt, để nâng cao ý thức trách nhiệm trước vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, Quận đã đẩy mạnh công tác truyền thông trực tiếp tại các hội nghị, các buổi kiểm tra và tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên tổ chức truyền thông treo băng rôn, khẩu hiệu… nhằm nâng cao ý thức bảo đảm ATVSTP tới các chủ cơ sở thực phẩm và người tiêu dùng, nâng cao ý thức người sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận.
Bảng 4.1. Tổng diện tích trồng rau an toàn và số lượng vật nuôi quận Long Biên giai đoạn 2014-2016
TT Nội dung ĐVT Năm
2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân 1 Tổng diện tích trồng rau ha 65 72 79 72
Diện tích trồng rau an toàn ha 28 31 46 35
Diện tích trồng cây khác ha 37 41 33 37
2 Số lượng vật nuôi con 20.134 21.523 23.118 21.592
Nguồn: Chi cục thống kê quận Long Biên (2016) Trong năm 2016, diện tích sản xuất rau an toàn là 46 ha/79 ha diện tích trồng rau. Có 152 cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm với tổng số 21.592 con. Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị công tác quản lý ATTP đã và đang có chuyển biến tích cực. Về chỉ đạo, UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn quận, phường trong công tác quản lý an toàn thực phẩm như quyết định số 16/QĐ- UBND ngày 09/5/2016 về quản lý về ATTP trên địa bàn Hà Nội, trong đó phân rõ và gắn trách nhiệm cho từng cấp, ngành, bộ phận. Tại các phường đã công khai và duy trì hiệu quả đường dây nóng về ATTP các chợ, các nhà văn hóa tổ dân phố, các trường học… Quận Long Biên đã tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của chính phủ, thành phố, quận một các nghiêm túc, phối hợp các ban ngành đoàn thể tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến kiến thức về công tác bảo đảm VSATTP trong sản xuất, chế biến và kinh doanh.
Cùng với đó, công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông nghiệp được tăng cường. Trong năm 2016, Quận đã tổ chức kiểm tra 1.723lượt/962 cơ sở, lập biên bản xử lý vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 98 cơ sở (tuyên truyền, nhắc nhở 73 cơ sở, xử phạt hành chính 25 cơ sở), phạt tiền 25.000.000 đồng, các cơ sở vi phạm đã được xử lý đúng theo quy định
của pháp luật. Trong quá trình thanh kiểm tra, tổ kiểm tra liên ngành phường đã kết hợp tuyên truyền, giáo dục kiến thức, quy định của pháp luật về bảo đảm VSATTP, nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Những hoạt động trên nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm, tuyên truyền về tầm quan trọng của việc thực hiện các quy định về vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, vệ sinh cá nhân, kiến thức và sức khỏe của người trực tiếp sản xuất và người tiêu dùng; Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm về bảo đảm VSATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý nhà nước về ATTP ở quận Long Biên
Với mục tiêu chung là tiếp tục ngăn chặn, xử lý dứt điểm việc buôn bán, sử dụng chất cấm và lạm dụng kháng sinh, hoá chất trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; Giảm thiểu rõ nét vi phạm về tồn dư thuốc BVTV, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia trong các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tạo chuyển biến tích cực, đồng bộ, quyết liệt trong công tác quản lý chất lượng hàng hóa vật tư nông nghiệp và ATTP; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của cán bộ quản lý và người sản xuất,
UBND phường Trạm y tế phường
Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP cấp quận Phòng kinh tế quận Long Biên Phòng y tế quận Long Biên Bộ phận một cửa quận Long
Biên
Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP cấp phường
Trung tâm y tế quận Long Biên
kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố gây tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, mất ATTP, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, bảo đảm cho sự phát triển một nền nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững.
Tổ chức sản xuất trong đó tập trung rà soát, quy hoạch vùng sản xuất, phát triển mô hình kinh tế trang trại theo hướng nông nghiệp sinh thái. Cụ thể tháng 3/2016, UBND quận đã hành xây dựng các phương án nâng cao chất lượng vùng sản xuất rau, quả an toàn giai đoạn 2016-2020, trong đó đặt mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa sử dụng kỹ thuật cao, kết hợp với du lịch thăm quan và học tập cho học sinh và nhân dân theo hướng bền vững. Quản lý quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, phương án sản xuất gắn với kết nối thị trường, liên kết 4 nhà trong sản xuất… đặc biệt Quận đã xây dựng phát triển chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nguồn gốc trồng trọt.
Công tác về quản lý trong lưu thông về lĩnh vực ATTP đã tăng cường thực hiện việc đẩy mạnh các chương trình liên kết, hợp tác, giao thương giữa các đơn vị sản xuất và đơn vị kinh doanh, phân phối sản phẩm thực phẩm an toàn. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các tuyến đường vận chuyển thực phẩm vào các chợ, các cơ sở kinh doanh. Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tránh việc kiểm soát hình thức. Tăng cường công tác hậu kiểm sau cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Bên cạnh đó được sự chỉ đạo của cấp trên, Quận đã chỉ đạo các phường xây dựng quy trình liên thông một cửa phường về xác nhận kiến thức ATTP và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Kiện toàn Ban chỉ đạo ATTP phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, nâng cao chất lượng của các thành viên trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, công tác bảo đảm ATTP cũng gặp không ít khó khăn đó là hệ thống các văn bản hướng dẫn thay đổi thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế công tác quản lý ATTP. Việc phân cấp quản lý ATTP đã được thành phố quan tâm chỉ đạo tuy nhiên vẫn bị phân đoạn, chưa liên tục, gây khó khăn cho công tác quản lý. Nhiều văn bản mang tính chất quản lý chuyên ngành còn có nội dung mở, khó hiểu dẫn đến việc xử lý vi phạm của các cơ sở gặp nhiều khó khăn.
Về tổ chức bộ máy, con người, các đơn vị còn thiếu phương tiện đi lại, trang thiết bị phục vụ thanh tra, kiểm nghiệm, phòng chống ngộ độc thực phẩm. Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn thực phẩm ở địa phương còn
thiếu, trình độ quản lý chuyên môn về an toàn thực phẩm còn hạn chế so với khối lượng và yêu cầu công việc đòi hỏi đáp ứng ngày càng cao. Việc kiểm soát, ngăn chặn các sản phẩm không rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn thực phẩm tuy có chuyển biến nhưng chưa chặt chẽ, kết quả chưa cao. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận không tính đến quyền lợi của người tiêu dùng. Bên cạnh đó số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhiều, hoạt động di động, thời vụ, ở nhiều địa điểm. Chưa có cách thức hữu hiệu để nhận biết bằng cảm quan nông sản ngoài việc lựa chọn cơ sở rõ nguồn gốc nên rất khó quản lý, kiểm soát.
Mục tiêu cụ thể về công tác Quản lý ATTP của địa phương đã được đặt ra trong năm 2017 về cơ bản việc kiểm soát an toàn thực phẩm trên địa bàn được thực hiện đồng bộ có hiệu quả.
Toàn quận phấn đấu trong năm 2016 đạt tỷ lệ 100% người sản xuất nông nghiệp có kiến thức thực hành đúng về ATTP; Duy trì và nâng cấp diện tích sản xuất rau an toàn. Toàn quận đạt chỉ tiêu viết bài tuyên truyền: 2 bài/tháng (01 bài tuyên truyền về lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn; 01 bài phản ánh kết quả thực trạng ATTP tại địa phương); Bảo đảm số lượt phát thanh về ATTP: 10 lần/ tháng các tháng trọng điểm 14 lần/ tháng, tuyên truyền cộng đồng 4-8 lần/năm.
Những năm qua, vấn đề an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp được quận Long Biên chú trọng, nhằm bảo đảm công tác quản lý Nhà nước về ATTP trong sản xuất nông nghiệp. Thời gian tới, quận Long Biên tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kết hợp với xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP.
Mục tiêu chung bảo đảm ATTP trong SXNN là nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; Giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất nông nghiệp, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo đảm an toàn xã hội.
Công tác tuyên truyền được Đảng, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo có nhiều đổi mới, năm 2016 toàn Quận đã tổ chức phổ biến kiến thức/xác nhận kiến kiến thức ATTP cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp. Tổ chức tuyên truyền cho đoàn thể, nhân dân, người tiêu dùng được 127 lớp với 6.056 lượt người. Tổ chức ký cam kết ATTP cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, phấn đấu ký cam kết cho các cơ sở đạt 100%. Cấp cơ sở đủ điều kiện ATTP 26/32 cơ sở đạt 85,6%.
Bảng 4.2. Mục tiêu bảo đảm ATTP trong SXNN trong năm 2017 TT Nội dung KQ TT Nội dung KQ năm 2016 Mục tiêu Năm 2017 1 Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; Giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất nông nghiệp.
Đạt Đạt
2 Mục tiêu cụ thể
2.1 Bảo đảm các cơ sở SXNN được thực hành đúng về
ATTP 81% 90%
2.2 Tiến hành cấp các thủ tục hành chính theo quy định
+ GCN đủ điều kiện ATTP. 86% 100%
+ Ký cam kết bảo đảm ATTP. 91% 100%
+ Giấy XNKT về ATTP. 91% 100%
2.3
Phát triển sản xuất nông nghiệp hướng sinh thái, duy trì diện tích trồng rau an toàn, chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả.
Đạt Đạt
2.4 Phấn đấu cơ sở kiểm tra đạt đủ điều kiện ATTP xếp
loại A,B. 92% 100%
2.5 Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, viết tin bài trên cổng
thông tin điện tử. Đạt Đạt
2.6 Bảo đảm số lần phát thanh trên đài truyền thanh
phường về ATTP, phát thanh trong tháng cao điểm. Đạt Đạt
Nguồn: Phòng kinh tế quận Long Biên (2016)