TT Nội dung Số người đồng ý (người) Tỷ lệ (%)
1 Công tác cấp TTHC còn chậm, thiếu tính kịp thời 5 25
2 Quy trình kiểm soát giải quyết TTHC nghiêm túc,
chặt chẽ 17 85
3 Thủ tục Hành chính đơn giản hóa 8 40
4 Tổ chức tiếp nhận, xử lý theo quy định PL 20 100
Nguồn: Số liệu điều tra cán bộ (2017) Theo nguồn số liệu điều tra công tác cấp thủ tục hành chính quận được tiếp nhận, xử lý kịp thời theo đúng quy định pháp luật, quy trình kiểm soát giải quyết TTHC nghiêm túc, chặt chẽ. Tuy nhiên các thủ tục hành chính còn rườm rà không đơn giản trong thực hiện với người dân.
Để người dân thực hiện đúng quy định, những năm qua quận Long Biên tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn người dân về hoàn thiện các thủ tục hành chính, nhằm giúp cho người dân nắm được các quy định pháp luật, trình tự thủ tục các loại giấy tờ, hướng dẫn người dân thành phần hồ sơ, cách kê khai hồ sơ. Nhằm bảo đảm quyền lợi của các hộ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, người tiêu dùng.
Nguồn: Số liệu điều tra người dân (2017)
Biểu đồ 4.3. Tình hình thực hiện của người dân về thủ tục hành chính
Theo số liệu điều tra, đánh giá về thủ tục hành chính, theo người dân thì quy trình thực hiện các thủ tục vẫn còn phức tạp, cồng kềnh, có 70% hộ sản xuất đánh giá thủ tục vẫn còn phức tạp. 57,78% người sản xuất chấp hành tốt các thủ tục, tuy nhiên vẫn còn các hộ chưa thực hiện đúng, chưa đầy đủ giấy tờ, hoặc một số hộ giấy tờ hết hạn.
4.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
4.2.4.1. Thực trạng công tác thanh tra kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, luật an toàn thực phẩm.
vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật. Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng quản lý. Mặt khác, các giải pháp được đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm đặc biệt là vi phạm trong an toàn thực phẩm nhất là trong sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Công tác thanh tra của quận Long Biên được thực hiện thường xuyên, thực hiện tốt các chế độ kiểm tra giám sát để kịp thời phát hiện ra các sai phạm, có biện pháp xử lý dứt điểm. Trong năm 2016 UBND quận đã tổ chức 03 đợt kiểm tra, thanh tra cao điểm:
Căn cứ kiểm tra
- Các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn
- Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định có liên quan đến chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Thời gian: Đợt 1: Tháng 1, tháng 2;
Đợt 2: Tháng 5;
Đợt 3: Tháng 10.
Đối tượng:
Cấp Quận: Kiểm tra hoạt động của Ban chỉ đạo tại các phường, kiểm tra các vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng cây ăn quả.
Cấp phường: Kiểm tra các hộ sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản.
Nội dung kiểm tra: Việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản của ban chỉ đạo cấp Phường và các đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh bao gồm:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị;
- Nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm;
- Chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn và ghi nhãn hàng hóa đang áp dụng;
- Lấy mẫu kiểm nghiệm: Việc lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện khi nghi ngờ sản phẩm không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; tập trung lấy mẫu kiểm nghiệm đối với cơ sở có dự kiến kết quả xếp loại C. Việc chỉ định chỉ tiêu phân tích dựa trên đánh giá nguy cơ về chất lượng, an toàn thực phẩm và tập trung vào nội dung kiểm tra đánh giá điều kiện bảo đảm chất lượng, ATTP không đạt yêu cầu theo quy định. Việc lấy mẫu, phân tích mẫu phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Cách thức thực hiện: Căn cứ kế hoạch này, quận Long Biên xác định rõ đối tượng phải kiểm tra, nội dung và thời gian cụ thể. Triển khai thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT và Chỉ thị 1159/CT-BNN-QLCL:
+ Việc thống kê, lập danh sách các cơ sở: đã tiến hành thống kê được hơn 40 cơ sở sản xuất, hơn 100 cơ sở kinh doanh có giấy phép kinh doanh/484 hộ kinh doanh.
+ Quận tiến hành kiểm tra, phân loại, đánh giá các cơ sở sản xuất trong 112 cơ sở kinh doanh có 06 cơ sở đạt loại A, 106 cở đạt loại B, kiểm tra vận động, tuyên truyền cho người dân sản xuất nông nghiệp kiến thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất.
+ Việc công khai kết quả kiểm tra: Thông báo qua hệ thống loa đài truyền thanh phường 01 lần/tuần.
+ Việc thu hồi, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho cơ sở loại A, B: được thực hiện theo quy định.
Khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai: Khi bắt đầu sử dụng quy trình một cửa các đơn vị phối hợp chưa được linh hoạt. Công tác cấp giấy xác nhận kiến thức cho các hộ kinh doanh tại các phường triển khai còn chậm do thiếu cán bộ chuyên trách tại các phường, các cán bộ theo dõi tại phường kiêm nhiệm 100% (cán bộ thú y, bảo vệ thực vật, văn phòng).
Qua bảng 4.20 ta thấy tình hình kiểm tra các cơ sở, gồm: cơ sở sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi; Cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư nông nghiệp; Cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và vật tư chăn nuôi.