Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 43)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Quận Long Biên được thành lập theo Nghị định 132/2003-NĐ/CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 sau khi tách khỏi huyện Gia Lâm. Quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha (60,38 km²), dân số là 271.000 người (Chi cục Thống kê quận Long Biên, 2016). Quận Long Biên gồm 14 phường: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng.

Nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc Thủ đô, trên trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với nhiều đầu mối giao thông quan trọng; diện tích tự nhiên rộng, sớm có các quy hoạch đồng bộ, được Trung ương, Thành phố quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở, lại được kế thừa truyền thống lịch sử - văn hóa và cách mạng của vùng đất địa linh nhân kiệt. Vì vậy, Long Biên có tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh kinh tế, đô thị.

Vấn đề vệ sinh ATTP là vấn đề được Nhà nước và xã hội vô cùng quan tâm. Những năm gần đây, quận Long Biên đang thực hiện tích cực công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, vệ sinh ATTP trong sản xuất nông nghiệp nói riêng. Bởi vậy tôi tiến hành nghiên cứu, chọn đề tài Quản lý Nhà nước về vệ sinh ATTP trong sản xuất nông nghiệp tại quận Long Biên, TP. Hà Nội.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Điều tra hộ thông qua phiếu điều tra: Phiếu điều tra dựa trên những thông tin cần thu thập. Tôi tiến hành điều tra 90 hộ sản xuất nông nghiệp của 3 phường: phường Thạch Bàn, phường Cự Khối, Phường Giang Biên. Nội dung chủ yếu của phiếu điều tra gồm: Những thông tin cơ bản về hộ điều tra (họ tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, số lao động, ngành nghề sản xuất chủ yếu của hộ…). Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ (thu nhập từ hoạt động sản xuất chính, thu nhập từ hoạt động khác như thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp…), đánh giá của hộ về sự tham gia các lớp tập huấn về vệ sinh An toàn thực phẩm, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của hộ sản xuất trong sản xuất nông nghiệp từ các khâu trong sản xuất: chọn đất, làm đất, chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, xử lý chất thải, bao gói, bảo quản sản phẩm nông nghiệp…

Lý do tôi chọn 3 phường trên do các phường trên, do cả ba phường đều là phường đặc trưng trong sản xuất nông nghiệp của quận Long Biên, trong đó phường Cự Khối số lượng hộ sản xuất nông nghiệp là lớn nhất, phường Giang Biên điển hình mô hình trồng rau an toàn của quận, Phường Thạch Bàn cũng có nhiều hộ sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ quận Long Biên, cán bộ các xã để lấy thông tin chung phục vụ cho quá trình điều tra (thông tin về trình độ quản lý, hoạt động công tác quản lý Nhà nước về ATTP trong sản xuất nông nghiệp;

hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; đánh giá của cán bộ quản lý về chính sách ATTP…).

Bảng 3.2. Phân bổ mẫu điều tra, phỏng vấn quận Long Biên

TT Loại đối tượng điều tra, phỏng vấn ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)

1 Hộ nông dân

- Phường Thạch Bàn Hộ 21 23,33

- Phường Cự Khối Hộ 38 42,22

- Phường Giang Biên Hộ 31 34,44

2 Cán bộ cấp quận

- Phòng kinh tế Người 3 15,00

- Phòng y tế Người 2 10,00

- Bộ phận một cửa Người 1 5,00

3 Cán bộ cấp xã Người 14 70,00

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là thông tin thu thập những tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được công bố.

Bảng 3.3. Khung thu thập số liệu thứ cấp đề tài

STT Loại thông tin/số liệu Nguồn thu thập Phương pháp thu thập 1 Thông tin về cơ sở lý luận,

cơ sở thực tiễn và các Chính sách, Nghị định của Chính Phủ về quản lý vệ sinh ATTP Sách giáo khoa, sách chuyên ngành, các bài báo, các website có liên quan. Tìm đọc các văn bản, sách, báo, website sau đó tổng hợp thông tin.

2 Số liệu về đặc điểm địa bàn

nghiên cứu tình hình sử dụng đất đai, dân số lao động, cơ sở hạ tầng, tình hình phát triển kinh tế của quận Long Biên.

UBND quận Long Biên

Tìm hiểu, thu thập và tổng hợp qua các báo cáo hàng năm.

3 Thông tin về tình hình công

tác quản lý vệ sinh ATTP tại quận Long Biên

UBND quận Long Biên

Tìm hiểu, khảo sát, chọn lọc và tổng hợp qua các báo cáo hàng năm.

3.2.2.3. Phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân

Từ nguồn thông tin thứ cấp, đó là các báo cáo về an toàn thực phẩm trong nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên. Đề tài tiến hành điều tra có sự đóng góp của người dân, trong việc lấy ý kiến của người dân về công tác quản lý, cho điểm các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp từ hoạt động tập huấn tuyên truyền, đánh giá các chính sách ATTP, hoạt động thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Thông tin sau khi thu thập, được phân loại và sắp xếp theo chủ đề khác nhau. Trong trường hợp lượng thông tin lớn thì cần tóm tắt lại để bảo đảm không bỏ xót thông tin. Các thông tin thứ cấp khi sử dụng cần được trích dẫn rõ ràng.

Số liệu điều tra được phân tổ và xử lý bằng phần mềm Excell.

3.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.4.1. Thống kê mô tả

Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích như: Số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để so sánh và phân tích ý nghĩa của các con số này rồi đưa ra nhận xét về tình hình quản lý Nhà nước về VSATTP qua thời gian, phân tổ nguyên nhân và kết quả để phân tích các yếu tố ảnh hưởng vấn đề quản lý. Từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp nhằm tang cường công tác quản lý Nhà nước về vệ sinh ATTP trong nông nghiệp.

3.2.4.2. Thống kê so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả. Từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới công tác quản lý vệ sinh ATTP. So sánh để thấy được vai trò quản lý Nhà nước. Phương pháp này dùng cả so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. Trên cơ sở đó so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối giữa các nhóm hộ, giữa giới tính, các nhóm hoạt động để xác định ảnh hưởng các yếu tố tới vấn đề quản lý Nhà nước về vệ sinh ATTP trong sản xuất nông nghiệp.

3.2.4.3. Phân tổ thống kê

công tác quản lý về vệ sinh ATTP.

 Khả năng về tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, nguồn lực tài chính, sự đầu tư về khoa học công nghệ đề xuất cho đề tài, cũng như phương hướng tăng cường quản lý Nhà nước về vệ sinh ATTP trong nông nghiệp.

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU

3.3.1. Chỉ tiêu kỹ thuật về đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm

Chỉ tiêu về đất, nước trong trồng trọt chăn nuôi: Hàm lượng kim loại nặng trong đất, nước, danh mục các loại giống, phân bón, thuốc BVTV được phép sử trong đất, nước, danh mục các loại giống, phân bón, thuốc BVTV được phép sử dụng trong trồng trọt, danh mục các loại thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y được phép sử dụng trong chăn nuôi.

3.3.2. Phản ánh tình hình thực hiện an toàn thực phẩm của người dân

 Trình độ của người sản xuất

 Số người dân tham gia tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Số người dân tham gia/tổng số người dân.

+ Chênh lệch giữa nhóm tham gia và nhóm không tham gia.

 Tình hình thực hiện của người dân về trồng trọt

+ Sử dụng đầu vào trong sản xuất đất, nước, phân bón, thuốc hộ, Số hộ thực hiện chưa tốt/Tổng số hộ.BVTV: Số hộ thực hiện tốt/Tổng số hộ.

+ Thực hiện quy trình bảo quản, thu hoạch: Số hộ thực hiện tốt/Tổng số hộ, Số hộ thực hiện chưa tốt/Tổng số hộ.

+ Người sản xuất bảo đảm điều kiện an toàn trong quá trình sản xuất: Số hộ thực hiện tốt/Tổng số hộ, Số hộ thực hiện chưa tốt/Tổng số hộ.

 Tình hình thực hiện ATTP của người dân trong chăn nuôi

+ Chọn địa điểm sản xuất, xây dựng chuồng trại: Số hộ thực hiện tốt/Tổng số hộ, Số hộ thực hiện chưa tốt/ Tổng số hộ.

+ Sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trong chăn nuôi: Số hộ thực hiện tốt/Tổng số hộ, Số hộ thực hiện chưa tốt/ Tổng số hộ.

3.3.3. Phản ánh tình hình quản lý

 Ban hành văn bản chỉ đạo

+ Đánh giá việc thực hiện các quy định của người dân: tốt/chưa tốt.

 Công tác tập huấn, tuyên truyền

+ Số lớp tập huấn tuyên truyền/năm, số người tham dự/năm, nội dung buổi hoạt động tuyên truyền.

+ Đánh giá hiệu quả lớp tuyên truyền đạt: Số người đồng ý/Tổng số người.

 Công tác cấp thủ tục hành chính:

+ Số hộ/trang trại/HTX được cấp TTHC / Tổng số hộ/trang trại. + Số hộ/trang trại/HTX chưa được cấp TTHC/Tổng số hộ/trang trại.

 Công tác thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm:

- Công tác thanh tra, kiểm tra + Tổng số hộ sản xuất nông nghiệp.

+ Số hộ được kiểm tra/ Tổng số hộ SXNN. + Số hộ vi phạm/Tổng số hộ được kiểm tra.

+ Số hộ khắc phục sau vi phạm/Tổng số hộ được kiểm tra. - Công tác xử lý vi phạm

+ Tổng số tiền phạt.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI QUẬN LONG BIÊN NGHIỆP TẠI QUẬN LONG BIÊN

Hiện nay quận Long Biên đang tập trung cao cho công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo đảm chất lượng VTNN, an toàn thực phẩm, tác hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh bừa bãi, không bảo đảm ATTP.

Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn làm “đầu kéo” và cơ quan truyền thông để tuyên truyền, xây dựng, xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ chuỗi sản phẩm nông nghiệp an toàn và lựa chọn, triển khai thí điểm chứng nhận sản phẩm nông nghiệp an toàn thực phẩm cho người sản xuất trên địa bàn quận. Vận động, hướng dẫn cơ sở xây dựng và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến như VietGAP, GMP, SSOP, HACCP, GlobalGAP… Kiểm soát chặt chẽ chất lượng các loại hàng hóa vật tư nông nghiệp sản xuất, cung ứng trên địa bàn; Giám sát ATTP trong suốt quá trình sản xuất nông sản và thủy sản thực phẩm, từ sản xuất ban đầu đến quá trình bảo quản, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Kiểm tra, đánh giá phân loại A, B, C các cơ sở, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng kết quả kiểm tra, tái kiểm tra, đặc biệt là các cơ sở xếp loại C (không đạt); Quản lý điều kiện bảo đảm ATTP các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo Thông tư 51; Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm về chất lượng, ATTP.

An toàn thực phẩm liên quan đến nhiều lĩnh vực trong hoạt động xã hội. Hiện nay số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố khá lớn và có xu hướng gia tăng (năm 2015 có 1.214 cơ sở, năm 2016 có 1.409 cơ sở). Nhu cầu về sử dụng thực phẩm ngày nhiều, vì vậy để bảo đảm ATVSTP, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm, quận đã đã triển khai nhiều biện pháp như tập huấn, thẩm định cấp Giấy chứng nhận bảo đảm ATVSTP cho các cơ sở đủ điều kiện, ký cam kết bảo đảm ATTP đối với các hộ trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ. Đặc biệt, để nâng cao ý thức trách nhiệm trước vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, Quận đã đẩy mạnh công tác truyền thông trực tiếp tại các hội nghị, các buổi kiểm tra và tuyên truyền trên các

phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên tổ chức truyền thông treo băng rôn, khẩu hiệu… nhằm nâng cao ý thức bảo đảm ATVSTP tới các chủ cơ sở thực phẩm và người tiêu dùng, nâng cao ý thức người sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận.

Bảng 4.1. Tổng diện tích trồng rau an toàn và số lượng vật nuôi quận Long Biên giai đoạn 2014-2016

TT Nội dung ĐVT Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân 1 Tổng diện tích trồng rau ha 65 72 79 72

Diện tích trồng rau an toàn ha 28 31 46 35

Diện tích trồng cây khác ha 37 41 33 37

2 Số lượng vật nuôi con 20.134 21.523 23.118 21.592

Nguồn: Chi cục thống kê quận Long Biên (2016) Trong năm 2016, diện tích sản xuất rau an toàn là 46 ha/79 ha diện tích trồng rau. Có 152 cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm với tổng số 21.592 con. Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị công tác quản lý ATTP đã và đang có chuyển biến tích cực. Về chỉ đạo, UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn quận, phường trong công tác quản lý an toàn thực phẩm như quyết định số 16/QĐ- UBND ngày 09/5/2016 về quản lý về ATTP trên địa bàn Hà Nội, trong đó phân rõ và gắn trách nhiệm cho từng cấp, ngành, bộ phận. Tại các phường đã công khai và duy trì hiệu quả đường dây nóng về ATTP các chợ, các nhà văn hóa tổ dân phố, các trường học… Quận Long Biên đã tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của chính phủ, thành phố, quận một các nghiêm túc, phối hợp các ban ngành đoàn thể tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến kiến thức về công tác bảo đảm VSATTP trong sản xuất, chế biến và kinh doanh.

Cùng với đó, công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông nghiệp được tăng cường. Trong năm 2016, Quận đã tổ chức kiểm tra 1.723lượt/962 cơ sở, lập biên bản xử lý vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 98 cơ sở (tuyên truyền, nhắc nhở 73 cơ sở, xử phạt hành chính 25 cơ sở), phạt tiền 25.000.000 đồng, các cơ sở vi phạm đã được xử lý đúng theo quy định

của pháp luật. Trong quá trình thanh kiểm tra, tổ kiểm tra liên ngành phường đã kết hợp tuyên truyền, giáo dục kiến thức, quy định của pháp luật về bảo đảm VSATTP, nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Những hoạt động trên nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm, tuyên truyền về tầm quan trọng của việc thực hiện các quy định về vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, vệ sinh cá nhân, kiến thức và sức khỏe của người trực tiếp sản xuất và người tiêu dùng; Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm về bảo đảm VSATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý nhà nước về ATTP ở quận Long Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)