Tình hình tập huấn, đào tạo, tuyên tryền về an toàn thực phẩm trong sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 77 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông

4.2.2. Tình hình tập huấn, đào tạo, tuyên tryền về an toàn thực phẩm trong sản

sản xuất nông nghiệp

Hàng năm quận Long Biên tiến hành việc tổ chức hoạt động giáo dục truyền thông vào các dịp cao điểm như Tết nguyên đán, tháng hành động vì chất lượng VSATTP, tết Trung thu, hoạt động phát thanh tuyên truyền An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, thực hiện thường xuyên.

Hàng năm quận Long Biên tổ chức phát tờ rơi, tờ gấp quy định về điều kiện VSATTP cho các nhóm đối tượng là hộ sản xuất, kinh doanh, hộ trồng rau. Hiện nay, hình thức tuyên truyền của quận đa dạng, thực hiện theo chu kỳ để phổ biến kiến thức ATTP trong sản xuất nông nghiệp đến người dân trong quận về các quy định của pháp luật, quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, cách thực hành sản xuất an toàn, các thủ tục hành chính cần thiết. Bên cạnh đó vận động tuyên truyền người dân nâng cao ý thức trong bảo đảm ATTP trong sản xuất cũng như kinh doanh nông nghiệp.

Công tác tuyên truyền tổ chức với nhiều hình thức đa dạng:

Ủy ban nhân dân quận tổ chức tuyên truyền tập trung tại 02 trung tâm thương mại lớn SAVICO và AEON.

Ủy ban nhân dân các phường tổ chức tuyên truyền sản xuất đến các hộ sản xuất và kinh doanh tập trung vào hai thời điểm tháng 6 và tháng 11. Bên cạnh đó thường xuyên đưa ra các nội dung về vệ sinh ATTP để tuyên truyền trong các hội nghị phường.

Bảng 4.15. Các hình thức tuyên truyền ATTP trong SXNN quận Long Biên

STT Hình thức tuyên truyền ĐVT Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

1 Hội thảo, hội nghị Lần 10 9 7

2 Qua phương tiện truyền thông Lần 15 17 21

3 Tin bài Lần 7 10 17

4 Pa-nô Cái 9 11 14

5 Đăng thông tin lên mạng Cái 2 4 3

6 Phát tờ rơi Cái 4000 4500 6000

Nguồn: Chi cục thống kê quận Long Biên (2016) UBND Quận thường xuyên cập nhật các tin bài nhằm phổ biến các quy định hướng dẫn mới, các hoạt động của quận có liên quan đến an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên cổng thông tin điện tử của Quận, Phường. Trong năm 2014 toàn quận cập nhật 7 tin bài, trong năm 2015 và 2016 số lượng tin bài tăng lên, do Ủy ban quận phổ biến vấn đề mới về thủ tục hành chính, tổ chức tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm.

UBND quận đã tiến hành in các tờ rơi phát cho người tiêu dùng và các hộ sản xuất kinh doanh. Số lượng tờ rơi được in ra trong năm 2014 là 4500 tờ, năm 2015 quận tiến hành in 4500 tờ rơi, còn năm 2016 số lượng tờ rơi là 6000 tờ (bảng 4.16). Nội dung tờ rơi là tuyên truyền, vận động người dân giữ vệ sinh an toàn thực phẩm trong nông nghiệp, hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc BVTV, tác hại của chất tạo nạc, kháng sinh trong chăn nuôi. Đồng thời yêu cầu các hộ kinh doanh cam kết thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước trong sản xuất kinh doanh Vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản trên địa bàn, vận động người dân có ý thức chung trong giữ vệ sinh ATTP trong sản xuất cũng như kinh doanh nông lâm thủy sản.

Bảng 4.16. Nội dung hội thảo ATTP trong nông nghiệp quận Long Biên TT Nội dung TT Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Số lần (lần) Số người (người) Số lần (lần) Số người (người) 1 Tập huấn về sử dụng dụng thuốc bảo vệ

thực vật đối với các hộ sản xuất rau

8 750 8 800

2 Tập huấn về sử dụng thuốc thú y, thức ăn

chăn nuôi an toàn

3 167 4 213

3 Tập huấn nghiệp vụ chuyên môn đối cán bộ chuyên môn và lãnh đạo phụ trách ATTP tại các phường

2 20 2 20

4 Tập huấn cho các hộ sản xuất kinh doanh VTNN trên địa bàn quận Long Biên

3 280 5 403

5 Triển khai tháng ATTP quận Long Biên 4 500 4 607

6 Tập huấn kiến thức ATTP với người tiêu dùng

11 541 6 429

7 Tập huấn về công tác cấp TTHC với hộ sản

xuất kinh doanh

6 300 6 320

Nguồn: Phòng kinh tế quận Long Biên (2016) Hoạt động hội thảo hội nghị tập huấn tuyên truyền của quận được tổ chức theo các chuyên đề khác nhau, nội dung đa dạng phong phú, không chỉ tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn, lãnh đạo phụ trách mà còn phổ biến kiến thức về An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp đến người dân địa phương.

UBND quận đã đẩy mạnh tuyên truyền nội dung, tiêu chuẩn nông nghiệp an toàn gắn với việc thực hiện VSATTP bằng nhiều hình thức, góp phần từng bước nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm an toàn.

Tổ chức cho nông dân thực hiện theo tiêu chí 3 không: “Không sản xuất rau không an toàn, không giết mổ gia súc gia cầm không an toàn, không kinh doanh phụ gia thực phẩm không có trong danh mục”.

Đối tượng của hội thảo theo chuyên đề là các cán bộ phụ trách, cán bộ chuyên môn, hộ sản xuất kinh doanh, hộ trồng rau, hộ nuôi trồng thủy sản…

Không chỉ tập huấn chuyên môn nghiệp vụ đến cán bộ phụ trách, nhằm nâng cao năng lực quản lý của cán bộ phường, bảo đảm cho quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm đạt hiệu quả, các buổi hội thảo hướng đến tập huấn cho người dân có thêm kiến thức về ATTP. Bên cạnh đó hội thảo còn tổ chức phổ biến kiến thức về An toàn thực phẩm đến người tiêu dùng trong việc lựa chọn: lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, tin cậy và an toàn.

Bảng 4.17. Nội dung hoạt động phát thanh, tuyên truyền

STT Sản phẩm truyền thông Nội dung thông điệp chính Số lần (lần) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Hàng tháng phát thanh trên loa đài

truyền thanh

Phường

Luật VSATTP, các văn bản chỉ đạo mới của TP, UBND Quận.

20 15 15

2

Phát thanh trong tháng cao điểm

- Tác hại, cách phân biệt sản phẩm chứa chất tạo nạc trong chăn nuôi.

- Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong NTTS.

22 17 19

3

Tờ rơi tuyên truyền Tác hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; cách phân biệt sản phẩm có chất cấm; tác hại của sử dụng thuốc BVTV trong trồng trọt.

4 2 3

Nguồn: Phòng kinh tế quận Long Biên (2016) Việc truyền tải thông tin đến người dân cũng được quận Long Biên thực hiện đều đặn. Hiện nay, hình thức tuyên truyền thông qua phát thanh và sử dụng cac tờ rơi đang phát huy hiệu quả tốt nhất do nhiều người có khả năng tiếp cận đồng thời chi phí thấp hơn nên có thể thực hiện với mức độ thường xuyên hơn. Nội dung phát thanh thể hiện các thông điệp riêng. Hàng tháng quận phổ biến

kiến thức Luật An toàn thực phẩm và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tới người dân thông qua loa đài truyền thanh, vì vậy người dân có thể trực tiếp theo dõi các văn bản, tiếp cận các văn bản dễ dàng hơn.

Trong tháng phát thanh cao điểm quận tổ chức phát loa tuyên truyền cho người dân kiến thức về An toàn thực phẩm trong chăn nuôi, hướng dẫn phân biệt sản phẩm có chứa chất tạo nạc trong chăn nuôi đồng thời hướng dẫn nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

Quận cũng tiến hành in và phát tờ rơi nhằm phổ biến cho người dân về tác hại của sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, ảnh hưởng của thực phẩm không an toàn tới sức khỏe người dân.

Nhiều năm qua, công tác thông tin, giáo dục truyền thông về VSATTP trong nông nghiệp luôn được coi là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt, nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức và thay đổi hành vi thực hành người dân sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Do đó, quận Long Biên luôn chủ động đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, vận động, bảo đảm phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

Quận đã tổ chức nhiều buổi tập huấn cho các chủ cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, hộ sản xuất ban đầu nhỏ lẻ tại địa bàn. Tại lớp tập huấn, các hội viên đã được cung cấp những thông tin về tình hình ATTP hiện nay; Các mối nguy cơ gây mất ATTP, các văn bản liên quan đến lĩnh vực ATTP nông nghiệp; Hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; Quy trình cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP…; Tham quan thực tế một số mô hình kinh tế gắn với thực hiện ATTP, tạo điều kiện cho các hộ học tập phương pháp áp dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh bảo đảm ATTP.

Công tác tuyên truyền, tập huấn về ATTP trong sản xuất nông nghiệp được tổ chức thường xuyên trên địa bàn quận. Các lớp tập huấn được tổ chức phù hợp với thực tiễn địa phương, theo nhu cầu quản lý, nhu cầu người dân địa phương và tuân theo các quy định của pháp luật, các hình thức tuyên truyền đa dạng, hướng tới nhiều đối tượng. Tuy nhiên, do kinh phí chưa bảo đảm nên hoạt động tập huấn chưa bao quát được toàn bộ các đối tượng, tuyên truyền chưa sâu, nên công tác tuyên truyền chỉ đạt được một số hiệu quả nhất định.

Bảng 4.18. Đánh giá về công tác tuyên truyền, tập huấn TT Nội dung TT Nội dung Cán bộ chuyên môn, phụ trách Hộ sản xuất nông nghiệp SL TL SL TL (người) (%) (người) (%)

1 Hoạt động duy trì thường xuyên 15 75,00 46 51,11

2 Phổ biến sâu rộng 12 60,00 53 58,89

3 Nội dung tuyên truyền phong phú 17 85,00 72 80,00

4 Hình thức tuyên truyền đa dạng 15 75,00 59 65,56

5 Hoạt động tuyên truyền đạt hiệu quả nhất

định 20 100,00 90 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra cán bộ và người dân (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)