Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông
4.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
4.2.4.1. Thực trạng công tác thanh tra kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, luật an toàn thực phẩm.
vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật. Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng quản lý. Mặt khác, các giải pháp được đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm đặc biệt là vi phạm trong an toàn thực phẩm nhất là trong sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Công tác thanh tra của quận Long Biên được thực hiện thường xuyên, thực hiện tốt các chế độ kiểm tra giám sát để kịp thời phát hiện ra các sai phạm, có biện pháp xử lý dứt điểm. Trong năm 2016 UBND quận đã tổ chức 03 đợt kiểm tra, thanh tra cao điểm:
Căn cứ kiểm tra
- Các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn
- Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định có liên quan đến chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Thời gian: Đợt 1: Tháng 1, tháng 2;
Đợt 2: Tháng 5;
Đợt 3: Tháng 10.
Đối tượng:
Cấp Quận: Kiểm tra hoạt động của Ban chỉ đạo tại các phường, kiểm tra các vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng cây ăn quả.
Cấp phường: Kiểm tra các hộ sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản.
Nội dung kiểm tra: Việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản của ban chỉ đạo cấp Phường và các đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh bao gồm:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị;
- Nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm;
- Chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn và ghi nhãn hàng hóa đang áp dụng;
- Lấy mẫu kiểm nghiệm: Việc lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện khi nghi ngờ sản phẩm không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; tập trung lấy mẫu kiểm nghiệm đối với cơ sở có dự kiến kết quả xếp loại C. Việc chỉ định chỉ tiêu phân tích dựa trên đánh giá nguy cơ về chất lượng, an toàn thực phẩm và tập trung vào nội dung kiểm tra đánh giá điều kiện bảo đảm chất lượng, ATTP không đạt yêu cầu theo quy định. Việc lấy mẫu, phân tích mẫu phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Cách thức thực hiện: Căn cứ kế hoạch này, quận Long Biên xác định rõ đối tượng phải kiểm tra, nội dung và thời gian cụ thể. Triển khai thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT và Chỉ thị 1159/CT-BNN-QLCL:
+ Việc thống kê, lập danh sách các cơ sở: đã tiến hành thống kê được hơn 40 cơ sở sản xuất, hơn 100 cơ sở kinh doanh có giấy phép kinh doanh/484 hộ kinh doanh.
+ Quận tiến hành kiểm tra, phân loại, đánh giá các cơ sở sản xuất trong 112 cơ sở kinh doanh có 06 cơ sở đạt loại A, 106 cở đạt loại B, kiểm tra vận động, tuyên truyền cho người dân sản xuất nông nghiệp kiến thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất.
+ Việc công khai kết quả kiểm tra: Thông báo qua hệ thống loa đài truyền thanh phường 01 lần/tuần.
+ Việc thu hồi, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho cơ sở loại A, B: được thực hiện theo quy định.
Khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai: Khi bắt đầu sử dụng quy trình một cửa các đơn vị phối hợp chưa được linh hoạt. Công tác cấp giấy xác nhận kiến thức cho các hộ kinh doanh tại các phường triển khai còn chậm do thiếu cán bộ chuyên trách tại các phường, các cán bộ theo dõi tại phường kiêm nhiệm 100% (cán bộ thú y, bảo vệ thực vật, văn phòng).
Qua bảng 4.20 ta thấy tình hình kiểm tra các cơ sở, gồm: cơ sở sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi; Cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư nông nghiệp; Cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và vật tư chăn nuôi.
Bảng 4.21. Kết quả kiểm tra ATTP trong SXNN quận Long Biên
Nội dung
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 SL (hộ) TL (%) SL (hộ) TL (%) SL (hộ) TL (%)
1. Cơ sở sản xuất nông nghiệp 1.872 100,00 1.763 100,00 1.658 100,00
- Số cơ sở được kiểm tra 1.560 83,33 1.520 86,22 1.448 87,33
- Số cơ sở vi phạm
2. Cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi
158 185 10,13 100,00 179 203 11,77 100,00 133 216 9,18 100,00
- Số cơ sở được kiểm tra 157 73,48 178 79,77 160 76,98
- Số cơ sở vi phạm
3. Cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV 39 123 25,35 100,00 43 96 23,24 100,00 21 83 14,07 100,00
- Số cơ sở được kiểm tra 94 77,37 80 82,67 72 82,79
- Số cơ sở vi phạm 43 20,04 38 20,63 14 14,23
Nguồn: Phòng kinh tế quận Long Biên (2016) Số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) trong 3 năm có xu hướng giảm, do mất đất nông nghiệp, người dân chuyển sang ngành nghề khác. Tình hình kiểm tra các cơ sở trồng trọt chăn nuôi, có dưới 20% hộ không bảo đảm an toàn trong sản xuất nông nghiệp.
Các hộ kinh doanh thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y chủ yếu kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, kiểm tra xem có thuộc danh mục chất cấm hay không, kiểm tra hạn sử dụng và cách bảo quản trưng bày có bảo đảm. Hầu hết các hộ được kiểm tra đều thực hiện đúng quy định.
Đối với các hộ được kiểm tra về ATTP trong trồng trọt chăn nuôi quận Long Biên, có 158 hộ vi phạm năm 2014, 179 hộ vi phạm năm 2015 trong năm 2016 giàm xuống còn 133 hộ. Nhìn chung số hộ vi phạm trong 3 năm có xu hướng giảm. Các hộ trồng trọt nội dung vi phạm chủ yếu là về địa điểm sản xuất, tình hình sử dụng đầu vào, điều kiện an toàn lao động và thực hiên quy trình thu
hoạch bảo quản an toàn. Các hộ chăn nuôi nội dung vi phạm chủ yếu về địa điểm chăn nuôi, chuồng nuôi, tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, điều kiện bảo quản và an toàn lao động.
Bảng 4.22. Nội dung vi phạm ATTP trong SXNN quận Long Biên
TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 SL (hộ) SL (hộ) SL (hộ) Tổng số cơ sở vi phạm 158 179 133 1. Cơ sở trồng trọt 117 128 80
1.1 Vi phạm về địa điểm sản xuất 12 9 5
1.2 Vi phạm về sử dụng phân bón 45 51 12
1.3 Vi phạm về SD thuốc BVTV 31 33 25
1.4 Vi phạm về an toàn lao động 19 19 17
1.5 Vi phạm quy trình thu hoạch, bảo quản 10 16 21
2. Cơ sở chăn nuôi 41 51 53
2.1 Vi phạm về địa điểm chăn nuôi 5 7 8
2.2 Vi phạm về chuồng nuôi 7 6 5
2.3 Vi phạm về sử dụng thức ăn chăn nuôi 11 13 9
2.4 Vi phạm về sử dụng thuốc thú y 9 9 10
2.5 Vi phạm về bảo quản nguyên liệu 6 10 14
2.6 Vi phạm về an toàn lao động 3 6 7
Nguồn: Phòng kinh tế quận Long Biên (2016) Đối với cơ sở trồng trọt:
Đa số các hộ vi phạm về sử dụng phân bón và thuốc BVTV. Vi phạm về địa điểm sản xuất chỉ chiếm số ít. Các hộ trồng trọt vẫn vi phạm về bảo đảm an toàn lao động trong trồng trọt, vi phạm về quy trình thu hoạch bảo quản có xu hướng tăng lên.
Địa điểm sản xuất trong năm có 12 trong tổng số 117 hộ vi phạm chiếm 10,26% đến năm 2015 giảm xuống còn 7 hộ còn năm 2016 tiếp tục giảm xuống còn 5 hộ. Các hộ hầu hết đều bảo đảm an toàn về địa điểm sản xuất, hệ thống lucgiao thông thuận lợi, địa điểm sản xuất cách xa với khu vực ô nhiễm, khu vực sản xuất vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên số hộ vi phạm nguyên nhân chủ yếu do chưa vệ sinh sạch sẽ, còn rác thải, một số cơ sở còn vứt vỏ thuốc BVTV tại đồng ruộng gây mất vệ sinh.
Vi phạm của người dân về sử dụng thuốc BVTV và phân bón chiếm chủ yếu. Các hộ chủ yếu vi phạm về nguyên tắc sử dụng như không tuân thủ thời gian ngưng và sử dụng thuốc BVTV đúng lúc, người dân địa phương còn sử dụng thuốc theo kinh nghiệm, chưa đúng theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Người dân quận sử dụng phân hóa học là chủ yếu ít sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh.
Bộ phận người dân chưa bảo đảm về điều kiện an toàn sản xuất, lỗi vi phạm chủ yếu là khi phun thuốc trừ sâu người lao động thường bỏ qua công tác bảo hộ như không dùng khẩu trang, găng tay, ủng bảo hộ… Nhiều trường hợp để thuốc trừ sâu ngay cạnh khu sinh hoạt của gia đình.
Vi phạm trong quá trình thu hoạch bảo quản của người dân còn thủ công, dụng cụ sơ sài. Dụng cụ thu hái nông sản chưa bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, nơi bảo quản vẫn còn ẩm thấp, người dân còn để nông sản ra sàn không có kệ kê, bạt che…nên nông sản dễ nhiễm vi sinh vật gây hại. Còn có các hộ rửa nông sản bằng nước chưa bảo đảm, sử dụng nước mương vẩy lên nông sản gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đối với cơ sở chăn nuôi:
Số hộ vi phạm về địa điểm chăn nuôi quận Long Biên ít, hầu hết các hộ đểu bảo đảm khu vực chăn nuôi cách xa nhà ở, có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác. Vi phạm chủ yếu là nơi xây dựng trang trại chưa bảo đảm nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho chăn nuôi; chưa có điều kiện xử lý chất thải theo quy định, do hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ít đầu tư.
Chuồng nuôi của hộ chăn nuôi đều bảo đảm bố trí khu chăn nuôi, khu vệ sinh, có kế hoạch vệ sinh, sát trùng vật nuôi, hệ thống chuồng nuôi bảo đảm không trơn trượt, có rãnh thoát nước, mái không bị dột nước, có kho đựng thức ăn
thuốc thú y, hóa chất. Tuy nhiên vẫn có trường hợp hộ không bảo đảm trong xây dựng kho chứa thức ăn, không bảo đảm thông thoáng, vẫn ẩm thấp khó vệ sinh.
Thức ăn chăn nuôi hộ chăn nuôi đều bảo đảm có dụng cụ chưa đựng thức ăn, sử dụng thức ăn trong danh mục không trộn thuốc, hóa chất vào thức ăn chăn nuôi. Thức ăn chăn nuôi bảo đảm không sử dụng kháng sinh, hóa chất trong danh mục cấm. Vi phạm của hộ về thức ăn chăn nuôi là các hộ chưa bảo đảm vệ sinh dụng cụ chứa đựng thức ăn chăn nuôi. Một số hộ chăn nuôi lợn còn tận dụng thức ăn, cơm thừa tư nhà hàng, nên nguồn thức ăn chưa thực sự bảo đảm, các hộ chăn nuôi theo kinh nghiệm nên chưa chú ý đến khẩu phần ăn của vật nuôi do đó năng suất chưa cao.
Vi phạm của hộ về bảo quản nguyên liệu chủ yếu là do hộ chưa xây hệ thống kho bảo quản riêng, khu vực chứa nguyên liệu không bảo đảm tránh ẩm mốc, không có kệ kê, hay chiều cao kệ chưa bảo đảm. Khu vực bảo quản nguyên liệu thức ăn chưa bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, bố trí lộn xộn.
Vi phạm của hộ về bảo đảm an toàn với người chăn nuôi chủ yếu là người dân chưa đi khám sức khỏe định kỳ.
4.2.4.2. Thực trạng xử lý vi phạm, thực hiện kết luận thanh tra
Việc kiểm tra liên ngành về ATTP trong sản xuất nông nghiệp nhằm đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP trong sản xuất nông nghiệp của các cơ sở sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi). Thông qua hoạt động kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, giảm các sự cố liên quan đến ATTP; đánh giá công tác chỉ đạo, triển khai các biện pháp bảo đảm ATTP trong sản xuất nông nghiệp của các cấp, các ngành trong địa bàn quận.
Trong quá trình kiểm tra kết hợp truyên truyền trực tiếp đến các cơ sở sản xuất nông nghiệp các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm nông sản theo quy định, xử lý nghiêm các vi phạm, thực hiện công bố công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
Đối với hành vi vi phạm hành chính về ATTP cá nhân tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Cán bộ thanh tra kiểm tra vận dụng linh hoạt biện pháp xử phạt.
Bảng 4.23. Hình thức xử phạt chủ yếu của cán bộ TT Hình thức xử phạt chủ yếu Số lượng TT Hình thức xử phạt chủ yếu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Cảnh cáo, nhắc nhở 15 75,00 2 Phạt tiền 7 35,00 - Mức phạt < 1 triệu đồng - Mức phạt 1-5 triệu đồng - Mức phạt trên 5 triệu đồng 5 1 1 71,42 14,29 14,29 3 Phạt bổ sung 11 55,00
Nguồn: Số liệu điều tra cán bộ (2017) Quận Long Biên áp dụng cả hai hình thức, nếu thấy trường hợp vi phạm, bên cạnh nhắc nhở người dân thực hiện đúng, hướng dẫn người dân thực hiện. Các cán bộ phụ trách sẽ tiến hành kiểm tra, tái kiểm tra cơ sở thực hiện. Nếu cơ sở không thực hiện theo quy định sẽ sử dụng hình thức phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân tổ chức, hộ sản xuất còn chịu một trong số các hình thức bổ sung: đình chỉ hoạt động sản xuất, tịch thu tang vật vi phạm.
Trường hợp các hộ đã được thanh tra kiểm tra mà khi tái kiểm tra tiếp tục vi phạm, quận tiến hành xử phạt với mức phạt cao hơn theo quy định.
Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn lực chưa được đào tạo bài bản, kinh phí chưa đáp ứng. Việc xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp của quận Long Biên chưa thực sự triệt để, còn bỏ sót vi phạm, một số trường hợp áp dụng không đúng quy định của pháp luật như hành vi vi phạm đủ yếu tố xử lý vi phạm hành chính nhưng cơ quan xử lý chỉ nhắc nhở, áp dụng không đúng khung phạt, quyết định cưỡng chế không nghiêm, còn e dè. Trong khi đó, việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người dân chưa nghiêm, còn một số lượng không nhỏ quyết định chưa được chấp hành, còn phải nhắc nhở nhiều. Bên cạnh đó mặc dù phát hiện nhiều trường hợp vi phạm tuy nhiên trường hợp xử lý vi phạm phạt tiền còn ít, mức xử phạt còn thấp chưa đủ sức răn đe.
Theo nguồn số liệu điều tra tổng số 90 hộ sản xuất nông nghiệp, các hộ sản xuất đa số là hộ nhỏ lẻ vừa tự cung tự cấp vừa bán sản phẩm nông sản ra thị trường thuộc diện phải ký cam kết, làm giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP.
Bảng 4.24. Tình hình thực hiện kết luận thanh tra kiểm tra
TT Nội dung SL (hộ) TL (%)
1 Số hộ đã được cấp GCN/ký CK 90 100,00
2 Số hộ đã được kiểm tra 90 100,00
3 Số hộ vi phạm 75 83,33
4 Chấp hành tốt quyết định xử phạt 71 94,67
5 Chấp hành chưa tốt quyết định xử phạt 4 5,33
6 Hộ có biện pháp khắc phục tốt 60 80,00