Đặc điểm địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 37)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý

Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp sông Hồng, phía Đông giáp huyện Gia Lâm, phía Tây giáp huyện Đông Anh, phía Nam giáp sông Hồng. Vị trí địa lý đặc thù của Quận, nằm giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Đuống, đặc biệt tại ven hai con sông này có các dải đất mầu mỡ do quá trình phù sa bù đắp và hệ thống cây xanh được hình thành từ các dự án trước là tiềm năng quan trọng cho phát triển hình thức du lịch hai bên sông.

Hình 3.1. Bản đồ quận Long Biên

Quận Long Biên là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều đường giao thông lớn như đường sắt, quốc lộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Bắc Ninh), các tỉnh phía Đông Bắc (Hải Phòng,

Quảng Ninh). Đây là điều kiện thuận lợi cho sự liên kết kinh tế giữa Quận với các tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trường kinh doanh và dịch vụ. Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trên trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vị trí địa lý này tạo nên một súc hút mạnh để quận Long Biên phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, theo kịp nhịp độ phát triển chung của Thủ đô.

Với vị trí thuận lợi và có tính đặc trưng so với các quận nội thành khác sẽ tạo điều kiện cho phát triển các ngành kinh tế - xã hội của quận nói chung và phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái nói riêng.

 Địa hình

Quận Long Biên nằm trong phạm vi hai tuyến đê sông Hồng và sông Đuống. Địa hình quận tương đối bằng phẳng, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình vùng đồng bằng Bắc Bộ và theo hướng của dòng chảy sông Hồng.

Nhìn chung địa hình quận Long Biên kém đa dạng thuận lợi cho việc xây dựng các công trình dân dụng, thương mại dịch vụ và các khu công nghệ cao. Bên cạnh đó hệ thống bãi bồi và hệ thống sông, Long Biên có khả năng phát triển các khu du lịch hướng gần gũi với thiên nhiên. Bên cạnh đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng, theo hướng đô thị hóa hiện nay tại quận Long Biên đang là thách thức đối với phát triển nông nghiệp.

 Khí hậu

Quận nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu thời tiết mang sắc thái đặc trưng của vùng là nhiệt đới gió mùa từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, đặc biệt có những trận mưa rào với cường độ rất lớn kèm theo gió bão từ 3-5 ngày gây ngập úng cục bộ.

Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô: Lượng mưa thường ít, có những thời kỳ hanh khô kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất, nhiều diện tích đất canh tác ao hồ bị cạn nước. Nhiệt độ trung bình năm từ 23-24o C, tổng nhiệt hàng năm từ 8500-8700oC, độ ẩm trung bình hàng năm vào khoảng 82%.

Lượng mưa trung bình khoảng 1600-1800mm, số ngày mưa ở mức 140 ngày/năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 8 (từ 16-18 ngày), lượng mưa trung bình từ

300-500mm. Mùa đông mưa ít, thời tiết dịu mát hơn, thuận lợi cho các hoạt động văn hóa và du lịch…

 Thuỷ văn:

Quận Long Biên chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Hồng và sông Đuống, lượng nước trung bình nhiều năm là 2710 m3/s, mực nước mưa lũ thường cao từ 9-12m (Độ cao trung bình mặt đất là 14-14,5m), mực mước lớn nhất tại Thượng Cát trên sông Đuống là 13,68m (năm 1971), tỷ lệ phần nước sông Hồng và sông Đuống là 30%.

Nhìn chung Quận Long Biên là nơi cư trú điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng và phong phú. Song cũng cần chú ý tới các hiện tượng bất lợi của thiên nhiên mang lại như: Bão lụt, sương gió, sương muối, và hạn hán.

Bên cạnh đó quận Long Biên đang trong xu hướng đô thị hóa, trọng tâm nhiệm vụ phát triển công nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp giảm dần, đây là thách thức đối với nền nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực của vùng.

3.1.2. Điều kiện Kinh tế - xã hội quận Long Biên

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế quận Long Biên

Kinh tế quận những năm gần đây tăng trưởng nhanh, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2016 là 4.726 tỷ đồng, bằng 121% cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước đạt 6.511 tỷ đồng, bằng 115% cùng kỳ. Tính đến hết tháng 6/2016, đã thành lập mới 693 doanh nghiệp, số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 401, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn là 5.963 doanh nghiệp. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho 1.473 hộ kinh doanh cá thể, số hộ kinh doanh cá thể ngừng hoạt động là 237, tổng số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn là 7.674 hộ.

- Sản xuất nông nghiệp:

Trong 200 ha đất nông nghiệp chưa sử dụng theo quy hoạch phân khu N10; xây dựng kế hoạch chuyển đổi 90 ha cây trồng; đã thực hiện 21,7 ha. Hỗ trợ SXNN trên 750 triệu đồng.

Công tác quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các vùng rau, quả, được tập trung; Tổ chức xét nghiệm đột xuất 02 đợt tại 11 cơ sở chăn nuôi và 17 hộ, trang trại sản xuất có quy mô lớn. Qua kết quả xét nghiệm chưa phát hiện cơ sở sản xuất, chăn nuôi nào có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất cấm trong chăn nuôi vượt chỉ tiêu quy định.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quận Long Biên

Hạng mục Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 9.403,67 10.310,58 13.266,6

- Ngành nông, lâm nghiệp, thủy

sản Tỷ đồng 3,67 3,58 3,6

- Ngành CN, TTCN, XD Tỷ đồng 4.835 4.906 6.511

- Ngành dịch vụ, thương mại Tỷ đồng 4.565 5.401 6.752

2. Cơ cấu giá trị sản phẩm % 100,00 100,00 100,00

- Ngành nông, lâm nghiệp, thủy

sản % 0,04 0,03 0,02

- Ngành CN, TTCN, XD % 51,42 47,59 49,09

- Ngành dịch vụ, thương mại % 48,54 52,38 50,89

3. Thu ngân sách Nhà nước Tỷ đồng 3.750 4.200 4.526

4. Giá trị sản xuất trên đầu người Tỷ đồng 0,031 0,036 0,049

Nguồn: Chi cục Thống kê quận Long Biên (2016) - Thương mại, dịch vụ:

Công tác đầu tư, cải tạo chợ dân sinh, xây dựng chợ văn minh thương mại có nhiều chuyển biến tích cực; Hoàn thành, đưa vào hoạt động; khởi công xây dựng 03 chợ. Ban hành bộ tiêu chí chợ văn minh thương mại, hoàn thành công nhận các chợ đang hoạt động.

Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tiếp tục được quan tâm; Trong năm 2016 đã kiểm tra, phát hiện 26 vụ buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại với số tiền phạt 139 triệu đồng.

Hoàn thiện xây dựng nhãn hiệu tập thể “Rắn Lệ Mật” và đã được Cục Sở hữu trí tuệ quyết định công nhận. Duy trì nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch (được Sở VHTT công nhận); Tập trung xây dựng dự thảo Đề án phát triển làng nghề Lệ Mật.

 Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường

- Công tác quy hoạch được tập trung chỉ đạo: UBND quận đã chủ động phối hợp Viện quy hoạch xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc hoàn thiện đồ án và trình Thành phố phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu R5, R6; Tổ chức

công bố 05 đồ án điều chỉnh quy hoạch cục bộ; Khảo sát thiết kế đô thị 2 bên tuyến đường 40m từ đường Nguyễn Văn Cừ đến đê Sông Hồng - phường Ngọc Thụy; Lựa chọn nhà thầu tư vấn thực hiện thiết kế đô thị 4 tuyến đường khác; Làm việc với các chủ đầu tư dự án ngoài ngân sách về phương án thiết kế kiến trúc tạo điểm nhấn cho các công trình.

- Công tác quản lý trật tự xây dựng tiếp tục được quan tâm, kiểm tra: UBND quận đã chỉ đạo các lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, áp dụng các biện pháp xử lý, ngăn chặn các vi phạm ngay từ lúc bắt đầu phát sinh.

- Công tác quản lý nhà chung cư, quản lý trụ sở công sở, thẩm định hồ sơ chất lượng công trình tiếp tục được tập trung: Công tác thẩm định báo cáo được thực hiện thường xuyên theo Luật xây dựng. Thường xuyên theo dõi, báo cáo tình trạng xuống cấp, nguy hiểm của một số chung cư cũ, làm rõ công tác bàn giao, quản lý của đơn vị chủ quản và địa phương.

- Phòng chống thiên tai: Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai, phương án kỹ thuật chống úng ngập khu vực; Rà soát, kiểm tra, trang bị các phương tiện, dụng cụ, các điếm canh; Tổ chức lớp tập huấn cho lực lượng tuần tra canh gác đê, lực lượng xung kích. Chủ động xử lý tốt các tình huống thiên tai, nắng nóng, mưa lớn, gió lốc đầu mùa mưa bão.

- Công tác quản lý môi trường - tài nguyên khoáng sản:

Chất lượng công tác quản lý môi trường tiếp tục được nâng cao, Quận đã ban hành văn bản chỉ đạo quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Long Biên. Rà soát và lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm mỗi trường, kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo di dời.

Nghiên cứu quy hoạch nghĩa trang, quản lý không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Hiện quận Long Biên có nhiều nghĩa trang nằm phân tán. Tuy nhiên các nghĩa trang chưa có quy hoạch cũng như quản lý quy hoạch và chưa đạt chuẩn về môi trường.

Công tác vệ sinh môi trường được quận Long Biên quan tâm, duy trì tốt hoạt động của đội thu gom rác thải, hàng tháng phát động nhân dân tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm giữ gìn cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, tổng vệ sinh chung và đoạn đường tự quản còn chưa thường xuyên, phân loại rác bước đầu đã có hiệu quả, trên các đoạn đường đã giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường tránh gây bức xúc trong nhân dân.

3.1.2.2. Văn hóa - xã hội

- Văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao:

Công tác tuyên truyền được tập trung thực hiện với nhiều hình thức phong phú đa dạng trên cổng thông tin điện tử của Quận và phường, trên hệ thống loa truyền thanh, hội nghị chuyên đề... Công tác trang trí cổ động trực quan được thực hiện bài bản, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nhân các ngày lễ lớn, các nhiệm vụ chính trị trong năm.

Phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao quần chúng tiếp tục được phát triển. Các hoạt động văn nghệ và giao lưu các CLB TDTT gắn với việc xây dựng các mô hình CLB văn hoá văn nghệ, CLB TDTT được tích cực thực hiện. Tham gia hoạt động và đạt thành tích cao các nội dung liên hoan, hội thi cấp thành phố.

- Công tác an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm:

Giải quyết kịp thời, đầy đủ, chính xác các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công; thăm tặng quà lượt người có công và thân nhân nhân dịp tết nguyên đán; chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho 15.120 lượt người có công, kinh phí trên 22,2 tỷ đồng. Trợ cấp thường xuyên, đột xuất cho 19.968 lượt đối tượng Bảo trợ xã hội, người cao tuổi, kinh phí trên 9 tỷ đồng.

Đổi mới các giải pháp trong công tác giải quyết việc làm thông qua các phiên giao dịch việc làm, hội nghị tư vấn hướng nghiệp tuyển dụng, các lớp dạy nghề, thành lập Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tại quận Long Biên… tạo mới việc làm cho lao động. Rà soát nhu cầu nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm trên địa bàn quận, xây dựng phương án cho vay với số tiền ước tính trên 18 tỷ đồng trong đó nguồn ngân sách quận trên 3 tỷ đồng (gồm nguồn ngân sách cấp năm 2016 là 2 tỷ đồng và nguồn đáo hạn qua các năm trên 1 tỷ đồng).

- Giáo dục và đào tạo:

Hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ giáo dục, duy trì chất lượng dạy và học tại tất cả các cấp học. Hoàn thiện việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 07 trường học thực hiện thí điểm mô hình trường học điện tử và đánh giá kết quả triển khai thí điểm năm học 2015-2016. Kiểm tra, đề nghị thành phố công nhận 02 trường TH Thạch Bàn B và trường TH Đô thị Việt Hưng đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 2 công nhận lại 11 trường đạt chuẩn quốc gia. Tuyên dương khen thưởng

giáo viên, nhân viên, học sinh giỏi. Phê duyệt đề án chia tách, thành lập mới 04 trường mầm non đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Triển khai công tác tuyển sinh trực tuyến năm học mới theo đúng hướng dẫn của Thành phố, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

- Y tế, dân số, gia đình và trẻ em:

Công tác quản lý Nhà nước về y tế tiếp tục được tăng cường; Triển khai các biện pháp bảo đảm ATTP trước, trong và sau dịp tết, lễ hội 2016, triển khai tháng hành động vì VSATTP năm 2016 theo chỉ đạo của Thành phố; Duy trì công tác kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, nước uống đóng chai, nước đá dùng liền trên địa bàn. Trong năm 2016, quận tiến hành kiểm tra 1.396 lượt cơ sở, xử phạt đối với 56 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt 138 triệu đồng. Tỷ lệ cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP lĩnh vực y tế Chỉ đạo triển khai quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, không để xảy ra diễn biến bất thường về dịch và các ổ dịch, các vụ ngộ độc thực phẩm lớn trên địa bàn. Duy trì công tác quản lý các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập, xử phạt 10 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt là 43 triệu đồng.

Triển khai và thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2016 - 2020”. Triển khai, tổ chức thực hiện Thông tri số 07- TT/QU ngày 16/5/2016 của Quận ủy về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận. Tổ chức ký cam kết thực hiện tốt chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, không sinh con thứ 3 đối với đội ngũ Cán bộ công nhân viên chức làm việc tại UBND quận và các phường.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Quận Long Biên được thành lập theo Nghị định 132/2003-NĐ/CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 sau khi tách khỏi huyện Gia Lâm. Quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha (60,38 km²), dân số là 271.000 người (Chi cục Thống kê quận Long Biên, 2016). Quận Long Biên gồm 14 phường: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng.

Nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc Thủ đô, trên trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với nhiều đầu mối giao thông quan trọng; diện tích tự nhiên rộng, sớm có các quy hoạch đồng bộ, được Trung ương, Thành phố quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở, lại được kế thừa truyền thống lịch sử - văn hóa và cách mạng của vùng đất địa linh nhân kiệt. Vì vậy, Long Biên có tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh kinh tế, đô thị.

Vấn đề vệ sinh ATTP là vấn đề được Nhà nước và xã hội vô cùng quan tâm. Những năm gần đây, quận Long Biên đang thực hiện tích cực công tác quản lý vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)