Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong
Xử lý vi phạm, thực hiện kết luận thanh tra
Khi đề cập đến xử lý vi phạm thì một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu là cơ sở của việc xử phạt. Có 2 hình thức xử phạt chính: phạt cảnh cáo, phạt tiền bên cạnh đó còn một số hình thức phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, tạm đóng cửa, đình chỉ sản xuất, tịch thu, tiêu hủy sản phẩm, công cụ gây hại. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà các cán bộ quản lý áp dụng mức phạt khác nhau. Thẩm quyền xử lý vi phạm, mức phạt khác nhau giữa các loại hành vi vi phạm, được quy định theo nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013.
Cơ sở của việc xử phạt vi phạm hành chính là có hành vi vi phạm hành chính được pháp luật quy định. Xác định được đúng hành vi vi phạm hành chính, tức là xác định đúng cơ sở xử phạt, thì việc thực hiện xử phạt hành chính mới bảo đảm chính xác, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân, phát huy được hiệu quả và mục đích của việc xử phạt hành chính là nhằm lập lại trật tự quản lý Nhà nước bị xâm hại, góp phần giáo dục, người vi phạm và răn đe, phòng ngừa vi phạm trong tương lai, tránh được sự tuỳ tiện trong xử phạt hành chính.
Sau quá trình thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm, các cán bộ quản lý sẽ giám sát việc thực hiện các kết luận của cơ sở. Cơ quan quản lý sẽ tiến hành tái kiểm tra việc thực hiện, khắc phục hậu quả của cơ sở, cũng như việc bổ sung hoàn thiện các thủ tục hành chính của cơ sở theo quy định.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp
Trong những năm gần đây vấn đề VSATTP đang diễn ra ngày càng trầm trọng, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp, gây thiệt hại nhiều đến tính mạng con người và tiền của. Trước những diễn biến đó thì vai trò của Nhà nước đặc biệt quan trọng. Trước hết Nhà nước thông qua việc hoạch định và ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến VSATTP để hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có định hướng để sản xuất thực phẩm
sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, thông qua các văn bản chính sách, Nhà nước cũng quy định rõ nhiệm vụ quản lý của từng Bộ, ngành và các cấp chính quyền quản lý chặt chẽ vấn đề VSATTP nói chung và vệ sinh ATTP trong sản xuất nông nghiệp nói riêng. Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý Nhà nước về vệ sinh ATTP trong sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống chính sách Nhà nước về vệ sinh ATTP
Quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm là trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và Ủy Ban nhân dân các cấp. Căn cứ Luật an toàn thực phẩm, số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, quy định rõ trách nhiệm của từng Bộ trong quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Luật ATTP (2010) đã chuyển hoạt động quản lý về an toàn thực phẩm (ATTP) sang cơ chế quản lý theo nhóm sản phẩm. Đây được xem là một chính sách quan trọng của Luật ATTP, theo đó, việc phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP được xác định theo hướng quản lý theo nhóm sản phẩm thay vì quản lý theo phân khúc sản xuất, kinh doanh thực phẩm với hi vọng khắc phục sự chồng chéo trong quản lý Nhà nước về ATTP của các Bộ, ngành đồng thời xác định rõ hơn trách nhiệm mỗi Bộ, ngành trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về ATTP. Một phần của nội dung chính sách này là tư tưởng giảm số Bộ tham gia quản lý Nhà nước về ATTP từ 8 Bộ (theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003) xuống chỉ còn 3 Bộ là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương.
Cơ sở trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm vệ sinh ATTP, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm được xác định là nhiệm vụ trọng tâm.
Việc sử dụng nguồn lực Nhà nước và các nguồn lực đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm là rất cần thiết. Việc xây dựng mới, nâng cấp các phòng thí nghiệm phân tich, trình độ cán bộ phân tích cần có sự hỗ trợ đầu tư kịp thời vị nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý, xác định mối nguy hại bảo đảm sức khỏe cho người dân, cho xã hội.
Nguồn lực tài chính phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về VSATTP
Đây là yếu tố quan trọng cho công tác quản lý. Nguồn lực tài chính, bảo đảm cho công tác quản lý thực hiện có hiệu quả, từ việc tổ chức, giám sát, thi hành… giúp duy trì hoạt động quản lý, hoạt động đầu tư trang thiết bị, phương tiện, kinh phí hỗ trợ sản xuất, công tác tuyên truyền ý thức cho người dân.
Năng lực của cán bộ quản lý
Đội ngũ quản lý có vai trò thực thi pháp luật để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm hiệu lực của đường lối thể chế. Cán bộ quản lý có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống, quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội phù hợp với mục tiêu dân chủ xã hội chủ nghĩa. Do đó, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm, hiệu quả của các cán bộ các cơ quan, đơn vị trong việc thực thi công vụ.
Ý thức của các hộ sản xuất nông nghiệp
Ý thức của các hộ sản xuất kinh doanh là yếu tố quyết định đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong nông nghiệp. Do con người tham gia trực tiếp vào quá trình bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ… Bởi vậy công tác đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân đóng vai trò quan trọng trong quản lý Nhà nước về ATTP nói chung và ATTP trong sản xuất nông nghiệp nói riêng.