Đặc điểm chuồng nuôi của hộ chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 72 - 76)

TT Nội dung

Thực hiện

tốt thường Bình Thực hiện chưa tốt

SL (hộ) TL (%) SL (hộ) TL (%) SL (hộ) TL (%) I . Đặc điểm chuồng nuôi

1 Dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc 0 0 32 100,00 0 0

2 Có nơi để chứa, ủ chất thải rắn, có

hố để xử lý chất thải lỏng 1 3,13 6 18,82 26 81,25

3

Khô ráo, sạch sẽ, thoát nước tốt, cuối hướng gió, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông

6 18,82 7 21,91 19 59,38

4 Đơn giản an toàn 2 6,25 29 90,63 1 3,125

5 Có nguồn cung cấp nước sạch 0 0 30 93,75 2 6,25

6 Có kho chứa dụng cụ, nguyên liệu 0 0 3 9,38 29 90,63

7 Kho chứa dụng cụ bảo đảm thoáng

mát, khô ráo 0 0 2 6,25 30 93,75

8 Duy trì vệ sinh kho hàng ngày 1 3,13 0 0 31 96,88

II . Vị trí chuồng nuôi

1 Chuồng nuôi phải tách biệt với

nhà ở 2 6,25 12 37,50 18 56,25

2

Vị trí bảo đảm không bị ngập, đọng nước; giao thông thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển

3 9,38 23 71,82 6 18,75

3 Cách biệt với nguồn gây nhiễm. 12 37,50 17 53,03 3 9,37

Nguồn: Số liệu điều tra người dân (2017) Các hộ chăn nuôi có nguồn nước sạch cung cấp nước uống cho vật nuôi thường là nước giếng được lọc, bể đựng có mái che, nguồn nước ngầm khoan cách xa nguồn nước bẩn. Có 30/32 hộ bảo đảm nguồn nước sạch tuy nhiên có 2

hộ nguồn nước chưa bảo đảm, do tận dụng nguồn nước rửa rau, bể chứa nước chưa bảo đảm (bảng 4.12).

Tuy nhiên các hộ chăn nuôi gần như không xây nhà kho chứa dụng cụ, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y riêng tách biệt với khu chăn nuôi mà xây nhà kho gần sát với chuồng nuôi, hệ thống kho còn tạm bợ không bảo đảm thông thoáng, kệ kê chưa bảo đảm có 29/32 hộ điều tra chưa bảo đảm xây dựng nhà kho chiếm 90,63% (bảng 4.12).

 Tình hình lựa chọn giống vật nuôi của hộ chăn nuôi

Giống vật nuôi có vai trò quan trọng tới nâng cao năng suất chăn nuôi. Giống vật nuôi khoẻ mạnh, không bệnh tật, nguồn gốc rõ ràng sẽ tạo ra vật nuôi khỏe mạnh.

Nguồn: Số liệu điều tra người dân (2017)

Biểu đồ 4.2. Tình hình lựa chọn giống vật nuôi an toàn

Thực tế cho thấy giống vật nuôi quận Long Biên vẫn phát triển trong tình trạng nhỏ lẻ, con giống trong dân hầu như chưa được quản lý, hộ nông dân vẫn chưa biết giá trị của việc áp dụng ưu thế lai trong công tác giống để nâng cao hiệu quả kinh tế, thậm chí nhiều hộ còn sử dụng con giống có chất lượng không bảo đảm. Hậu quả là tất cả mọi người đều bị thiệt hại. Bởi vậy, việc chủ động giống vật nuôi có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng là yêu cầu cấp bách trong nâng cao năng suất chăn nuôi, bảo đảm thu nhập cho người dân.

Theo nguồn số liệu điều tra, đa số hộ chăn nuôi của quận Long Biên là chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nhỏ nên chưa có quy trình chăm sóc vật nuôi hợp lý, thiếu quy hoạch từ xây chuồng nuôi bảo đảm đúng tiêu chuẩn, vệ sinh chuồng đến chăm sóc vật nuôi đủ dinh dưỡng, nguồn thức ăn nước uống dụng cụ hợp vệ sinh. Vẫn còn nhiều hộ chưa thực hiện được. Nhận thức về giống vật nuôi còn chưa cao, năng suất vật nuôi còn thấp, vật nuôi chưa được tiêm phòng đầy đủ.

Do vậy công tác quản lý giống vật nuôi cần chú trọng triển khai thực hiện quy hoạch phát triển vật nuôi. Tham gia khảo kiểm giống vật nuôi theo quy định, thực hiện công tác quản lý quỹ gen vật nuôi, vi sinh vật dùng cho vật nuôi theo quy định danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh, danh mục nguồn gen vật nuôi quý cần bảo tồn trên địa bàn. Tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm để giám định đàn gia súc giống trên địa bàn, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện việc giám định.

 Đánh giá về tình hình sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi

Khi động vật đã có triệu chứng thay đổi rõ ràng. Các phản ứng bảo vệ của gia súc vô cùng quan trọng. Nó không chỉ phòng chống được bệnh mà còn là cơ sở để tìm ra được các nguyên nhân gây bệnh. Quá trình điều trị bắt buộc phải quan tâm tới cơ chế này.

Bệnh truyền nhiễm thường hay xảy ra dưới dạng kết hợp cùng với sự thay đổi của nhiều yếu tố tác động khác nhau.

Việc quản lý (tổ chức, chăm sóc) và điều trị cho động vật vô cùng quan trọng. Trong nhiều trường hợp thời gian điều trị và chế độ chăm sóc lại quan trọng hơn việc lựa chọn thuốc.

Toàn quận hiện có 73 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm, vật tư trong chăn nuôi. Hiện quận Long Biên thanh tra tập trung chủ yếu vào việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh thuốc thú y, vắc xin, hoá chất, chế phẩm sinh học và đặc biệt là kiểm tra chặt chẽ các danh mục thuốc, giấy đăng ký kinh doanh và điều kiện kinh doanh của các cửa hàng… Lực lượng chức năng đã thanh, kiểm tra 47 cơ sở, qua đó đã phát hiện 3 cơ sở kinh doanh thuốc thú y ngoài doanh mục được phép lưu hành, hết hạn sử dụng, có hàm lượng ngoài mức giới hạn hoặc không có chứng chỉ hành nghề.

Bên cạnh quản lý việc kinh doanh thuốc thú y quận Long Biên khuyến nghị và hướng dẫn người nuôi phòng trị bệnh hiệu quả; Vận động, hướng dẫn người

chăn nuôi không sử dụng chất cấm/kháng sinh nguyên liệu, không lạm dụng chất xử lý cải tạo môi trường, sử dụng thuốc thú y theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng cách).

Bảng 4.13. Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi

TT Nội dung Tốt Không tốt SL (hộ) TL (%) SL (hộ) TL (%) 1 Sử dụng thuốc kháng khuẩn 15 46,87 17 53,13

2 Sử dụng thuốc tẩy giun 16 76,19 5 23,81

3 Sử dụng thuốc kháng sinh 11 34,38 21 65,63

Nguồn: Số liệu điều tra người dân (2017) Đánh giá tình hình thực hiện an toàn trong sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi, qua số liệu điều tra 32 hộ chăn nuôi, còn nhiều hộ chưa sử dụng đúng cách các loại thuốc thú y như không tuân thủ đúng thời gian sử dụng thuốc, dừng thuốc sớm, không cách li vật nuôi bị bệnh.

Việc dùng kháng sinh của hầu hết các hộ chăn nuôi đều theo hướng dẫn của cửa hàng bán thuốc thú y, trong khi họ không hiểu biết hoặc hiểu rất ít về loại thuốc mình dùng. Cùng đó việc hướng dẫn, quản lý, sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo, tình trạng dùng thuốc bổ trợ trong chăn nuôi gia súc gia cầm khá tùy tiện. Người dân dùng thuốc hoàn toàn theo kinh nghiệm, không theo khoa học, có hộ dùng với liều lượng gấp 2-3 lần so với liều được khuyến cáo, để tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời làm giảm hoặc mất hiệu quả của thuốc.

 Đánh giá về ATTP trong sử dụng thức ăn chăn nuôi

Theo phát hiện của các cơ quan chức năng, các chất cấm đang được sử dụng tràn lan. Nhiều nhất là do các công ty, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trộn các chất cấm này vào nguyên liệu để bán cho nông dân với mục đích tăng lợi nhuận, doanh thu. Tiếp đó là các hộ chăn nuôi hoặc thương lái chủ động mua riêng lẻ các chất cấm để cho heo, gà ăn trong những giai đoạn cần tăng cân, nạc thịt.

Ở quận Long Biên, việc bảo đảm an toàn trong sử dụng thức ăn chăn nuôi cũng được lãnh đạo quản lý, các cấp ngành quan tâm. Hàng năm quận tổ

chức tuyên truyền cho người dân về tác hại của các loại chất cấm, chất tạo nạc, kháng sinh trong chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, cách phân biệt các loại chất cấm, để người dân thực hiện. Bên cạnh đó quận tiến hành thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu thức ăn tại hộ chăn nuôi, truy xuất nguồn gốc thức ăn chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)