Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông
4.2.1. Tình hình xây dựng hệ thống văn bản và thực hiện của người dân
4.2.1.1. Tình hình xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo
Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm và
có những chuyển biến đáng khích lệ, nhận thức của người tiêu dùng, người sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản có những chuyển biến tích cực, chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản được cải thiện.
Tuy nhiên, một số nơi chất lượng VTNN và sản phẩm nông lâm thủy sản vẫn chưa đạt yêu cầu; tình trạng giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng còn xảy ra. Đặc biệt thời gian gần đây, lợi dụng tình hình giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp còn nhiều bất cập, một số tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã đưa ra thị trường thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng gây thiệt hại cho người nông dân và bức xúc trong dư luận xã hội. Một bộ phận người dân chưa thực hiện đúng thời gian cách ly, ngừng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch, xuất bán sản phẩm nông sản. Việc sử dụng thuốc, hóa chất, chất phụ gia và chất bảo quản cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản vẫn còn diễn ra ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm, môi sinh, môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh còn chưa đủ điều kiện bảo đảm ATTP. Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về chất lượng VTNN và vệ sinh ATTP chưa sâu rộng và kịp thời; Sự phối hợp giữa các sở, ngành và các địa phương chưa thật chặt chẽ; Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các ngành chức năng chưa đồng bộ và có lúc, có nơi còn thiếu kiên quyết.
ATTP trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề được Nhà nước, xã hội quan tâm. Thực thi chính sách pháp luật về ATTP là hướng đến mục tiêu bảo đảm cho phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, bảo đảm sức khỏe con người, hướng tới mục tiêu phát triển nền nông nghiệp sinh thái của quận Long Biên.
Quận Long Biên đã xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo, các kế hoạch hành động cho an toàn thực phẩm trong nông nghiệp.
Trước tình hình đó quận Long Biên đã ban hành Quyết định số 1577/QĐ- UBND ngày 17/03/2015 về việc kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn quận Long Biên và Quyết định số 1752 ngày 26/03/2015 về thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản trên địa bàn quận, kèm Công văn số 137/UBND-KT ngày 01/7/2015 kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất vật
tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn quận Long Biên nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của người dân, trong an toàn thực phẩm, ngăn chặn hiện tượng sản xuất kinh doanh VTNN không bảo đảm, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Bảng 4.3. Văn bản chỉ đạo ATTP nông nghiệp quận Long Biên
TT Ngày ban hành Nội dung
1 17/03/2015
Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 17/03/2015 về việc kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn quận Long Biên.
2 26/03/2015
Quyết định số 1752 ngày 26/03/2015 về thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản trên địa bàn quận.
3 01/7/2015
Công văn số 137/UBND-KT kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn quận Long Biên.
4 06/11/2015
UBND quận Long Biên ban hành kế hoạch hành động năm vệ sinh ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên số 307/KH-UBND.
5 17/08/2015
Quyết định số 6708/ QĐ-UBND ngày 17/08/2015 ban hành thủ tục hành chính quy trình nội bộ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp.
Nguồn: Phòng kinh tế quận Long Biên (2016) Thời gian qua công tác quản lý ATTP trong SXNN quận Long Biên có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Vẫn còn cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thuốc BVTV, kháng sinh chăn nuôi, hooc môn tăng trưởng cho cây trồng, vật nuôi chưa thể kiểm soát hết.
Việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa được chặt chẽ và quản lý thị trường phân phối nông sản còn nhiều bất cập. Cơ sở vi phạm nhiều khi tiền phạt không đủ sức răn đe.
- Tháng 11/2015, UBND quận Long Biên ban hành kế hoạch hành động năm vệ sinh ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên số 307/KH-UBND ngày 06/11/2015.
Kế hoạch có mục tiêu nhằm giải quyết vấn đề căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là sử dụng hóa chất hay cồn công nghiệp trong sản xuất rượu, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; bảo đảm an toàn thực phẩm tươi sống (rau, thịt, thủy sản), trọng tâm giảm thiểu rõ nét mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả, tồn dư hóa chất, kháng sinh, ô nhiễm vi sinh vật trong thịt, thủy sản nuôi nhằm cải thiện niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông sản, thủy sản.
- Tháng 5/2015, UBND quận xây dựng quy trình tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP nông lâm thủy sản. Đối với các hộ sản xuất, kinh doanh theo phân cấp.
- Ủy ban nhân dân Quận Long Biên ban hành Quyết định số 6708/ QĐ- UBND ngày 17/08/2015 ban hành 03 thủ tục hành chính quy trình nội bộ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND Quận Long Biên; Đồng thời hướng dẫn, phối hợp xây dựng bộ thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND phường.
- Kế hoạch chuyển đổi cây trồng và tăng cường công tác quản lý Nhà nước bảo đảm ATTP lĩnh vực nông nghiệp, công thương năm 2017, ban hành ngày 14/9/2016.
Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước và nâng cao ý thức người sản xuất, chế biến, kinh doanh từng bước bảo đảm ATTP, tập trung chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả, diện tích đất hoang hóa sang trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn quận.
4.2.1.2.Đánh giá văn bản chỉ đạo về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp
Quận Long Biên cũng ban hành những văn bản quản lý nhà nước về ATTP trong nông nghiệp. Tuy nhiên các văn bản hiện hành của quận cũng bộc lộ những hạn chế.
Bảng 4.4. Đánh giá ưu nhược điểm của các văn bản chỉ đạo
TT Nội dung Ưu điểm Nhược điểm
1 Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 17/03/2015 về việc kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng VTNN và ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn quận Long Biên.
Chính sách đưa ra đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng VTNN, có những quy định về về nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Chưa chỉ ra trách nhiệm cụ thể của các thành phần trong ban chỉ đạo. 2 Quyết định số 1752/QĐ- UBND ngày 26/03/2015 về thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản trên địa bàn quận.
Đã đưa ra được thành phần trong đoàn kiểm tra: trưởng đoàn, phó trưởng đoàn và các thành viên.
Thành phần đoàn kiểm tra đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.
Chưa phân công cụ thể trách nhiệm từng thành phần kiểm tra. Chưa nêu rõ quy trình kiểm tra, giám sát nông lâm thủy sản.
3 Công văn số 137/UBND-KT kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn quận Long Biên.
Đã chỉ ra được cách phân loại các sơ sở sản xuất nông nghiệp. Hướng dẫn quy trình kiểm tra các cơ sở nông lâm thủy sản.
Việc phân loại cơ sở tại các phường vẫn còn chồng chéo giữa nông nghiệp, công thương và y tế. 4 Kế hoạch hành động năm vệ
sinh ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên số 307/KH-UBND.
Đã nêu được mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn kinh phí, cách tổ chức thực hiện cho kế hoạch.
Tuy nhiên mục tiêu đưa ra còn khá chung chung.
5 Quyết định số 6708/QĐ- UBND ngày 17/08/2015 Quy trình nội bộ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp. Ban hành quy trình tiếp nhận các loại thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp trong thực hiện.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong nông nghiệp chưa được hệ thống hóa, một số quy định còn chưa rõ ràng, còn thiếu cụ thể về phân công trách nhiệm giữa các bộ, ngành và địa phương. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu; Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và cơ
chế phối hợp của các cấp, các ngành chưa theo kịp tình hình thực tế, hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước chưa cao; Đầu tư nguồn lực, điều kiện làm việc chưa đáp ứng yêu cầu; Chưa kiểm soát được theo chuỗi cung cấp thực phẩm; Việc phân tích, đánh giá nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, quản lý sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thủ công, thực phẩm tươi sống vẫn còn yếu kém, chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu.
Tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm tại quận Long Biên vẫn còn tiếp diễn, sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Một lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm an toàn vẫn lưu thông trên thị trường; điều kiện chăn nuôi, hạ tầng chợ, cơ sở sản xuất còn nhiều yếu kém. Việc truy xuất nguồn gốc nông sản còn nhiều khó khăn; Việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm. Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng. Yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Việc quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm. Việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại về an toàn thực phẩm còn thụ động, xử lý vi phạm chưa kiên quyết, còn có biểu hiện nể nang, né tránh. Các chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật chưa bảo đảm tính răn đe. Công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm còn hạn chế. Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn chưa được chú trọng đúng mức.
Chính sách an toàn thực phẩm trong sản xuất đưa ra kịp thời, phù hợp với thực tiễn địa phương và nhu cầu xã hội hiện nay trước tình trạng VTNN giả, kém chất lượng; Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất trọng sản xuất nông nghiệp dẫn đến tỷ lệ sản phẩm nông lâm thủy sản vi phạm quy định ATTP còn ở mức cao, gây thiệt hại cho bà con nông dân sử dụng VTNN cũng như bức xúc và thiếu niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước, tác động xấu đến sự phát triển sản xuất, làm giảm khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm nông nghiệp.
4.2.1.3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hộ sản xuất
Điều kiện đối với cơ sở trồng trọt - Địa điểm sản xuất:
Không trái với quy hoạch sản xuất nông nghiệp của địa phương (trừ rau mầm và nấm). Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm như: mùi, khói, bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, sinh hoạt khu dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nghĩa trang.
Đường dẫn đến địa điểm sản xuất và đường nội đồng đáp ứng việc đi lại, vận chuyển vật tư, sản phẩm và không gây ô nhiễm cho quá trình sản xuất.
Nơi bảo quản, xử lý phân bón, tàn dư thực vật và nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ pha, bình bơm được che nắng mưa, cách ly với khu vực chứa sản phẩm, nguồn nước tưới. Đối với nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật phải được khoá cẩn thận, không để thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng phía trên thuốc dạng bột.
Có bể hoặc dụng cụ chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Bể hoặc dụng cụ chứa phải có đáy, mái che, bảo đảm không cho thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư phát tán ra bên ngoài. Đối với rau mầm: nơi sản xuất có mái che; Không sản xuất trực tiếp trên nền đất, có biện pháp phòng trừ côn trùng và động vật gây hại.
- Đất canh tác và giá thể
Hàm lượng các kim loại nặng trong đất, giá thể không vượt quá giá trị quy định tại Phụ lục 1 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 07/2013/TT-BNNPTNT.
Trường hợp đất có chứa kim loại nặng vượt giá trị tối đa cho phép thì phải có biện pháp cải tạo đất hoặc lựa chọn loài cây trồng, biện pháp canh tác phù hợp và phân tích mẫu sản phẩm; Nếu mức độ ô nhiễm của sản phẩm trong giới hạn cho phép thì được chấp nhận đủ điều kiện sản xuất đối với loài cây trồng được lấy mẫu phân tích.
Bảng 4.5. Giá trị giới hạn tối đa một số kim loại nặng trong đất
TT Thông số (mg/kg đất khô) Giá trị giới hạn
1 Arsen (As) 12
2 Cadimi (Cd) 2
3 Chì (Pb) 70
4 Đồng (Cu) 50
5 Kẽm (Zn) 200
- Nước tưới
Hàm lượng các kim loại nặng, vi sinh vật gây hại trong nước tưới không vượt quá giá trị quy định tại Phụ lục 2 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 07/2013/TT-BNNPTNT.
Trường hợp nước có chứa kim loại nặng, vi sinh vật gây hại vượt giá trị tối đa cho phép thì phải có biện pháp cải tạo nước tưới hoặc lựa chọn loài cây trồng, biện pháp canh tác phù hợp và phân tích mẫu sản phẩm; Nếu mức độ ô nhiễm của sản phẩm trong giới hạn cho phép thì được chấp nhận đủ điều kiện sản xuất đối với loài cây trồng được lấy mẫu phân tích.
- Yêu cầu về lao động
Chủ cơ sở và người lao động trực tiếp có Chứng chỉ tập huấn về an toàn thực phẩm trong sản xuất rau, quả, chè búp tươi do cơ sở được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ hoặc cơ sở có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, tập huấn cấp, được khám sức khỏe định kỳ.
- Điều kiện trong quá trình sản xuất + Giống, gốc ghép
Sử dụng giống có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đang có hiệu lực hoặc giống địa phương, giống cây trồng bản địa đã được sản xuất, tiêu dùng, không gây độc cho người. Hạt giống, cây giống, gốc ghép sử dụng có nguồn gốc rõ ràng.
+ Phân bón
Sử dụng phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đang có hiệu lực. Phân bón sử dụng có nguồn gốc rõ ràng. Không được sử dụng trực tiếp phân tươi (chất thải của người, động vật). Trường hợp sử dụng các