Bảng đánh giá về nguồn nước tưới tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 66)

TT Nội dung SL

(hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Sử dụng nguồn nước tưới tiêu không bị ô nhiễm 71 91,03

2 Không sử dụng nước bẩn để rửa nông sản 72 92,31

3 Chủ động nguồn nước trong tưới tiêu 78 100,00

4 Dụng cụ chứa nước sạch bảo đảm 61 78,20

5 Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc BVTV 63 80,14

Hầu hết các hộ dân theo số liệu điều tra đều sử dụng nguồn nước sạch để pha thuốc bón lá, thuốc bảo vệ thực vật. Các hộ còn sử dụng nguồn nước ao hồ không hợp vệ sinh. Có 63 hộ trên tổng số 78 hộ sử dụng nước sạch trong pha chế thuốc chiếm 80,14%.

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch trong tưới tiêu cao trên 91%, chỉ có một số hộ chưa bảo đảm, do sử dụng nước ao tù, hệ thống kênh mương dẫn vào đồng chưa được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ (bảng 4.8).

- Đánh giá về tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây trồng, bảo vệ mùa màng là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong việc phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây. Tuy nhiên trong thực tế sử dụng, hiện tượng lợi bất cập hại vẫn thường xuyên xẩy ra, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người trồng tiêu, kinh tế của gia đình và môi trường của cộng đồng. Hiện quận Long Biên luôn chú trọng việc tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng nguyên tắc 4 đúng gồm: đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng lúc và đúng cách.

Theo nguồn tổng hợp số liệu điều tra (bảng 4.8), các hộ trong quận thực hiện khá tốt về điều kiện an toàn thực phẩm trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Sử dụng đúng thuốc hầu hết các hộ đều tuân thủ sử dụng đúng thuốc, đúng bệnh cây trồng. Tuy nhiên hầu hết các hộ chỉ ưu tiên đến loại thuốc BVTV mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên ít chú ý tới yếu tố an toàn với cây trông, ít gây hại với người sử dụng. Bảng 4.9. Tình hình sử dụng thuốc BVTV TT Nội dung SL (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Đúng thuốc 43 55,13 2 Đúng liều lượng và nồng độ 49 62,82 3 Đúng lúc, đúng cách 56 71,79

4 Tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc (theohướng dẫn) 70 89,74

5 Thuốc nguồn gốc rõ ràng 78 100,00

6 Vỏ thuốc được thu gom, đúng nơi quy định 62 79,49

7 Người sản xuất có đồ bảo hộ 55 70,51

Về liều lượng và nồng độ thuốc bảo vệ thực vật các hộ tuân thủ đúng, có 49 hộ thực hiện tốt, chiếm 62,82%. Tuy nhiên vẫn còn hộ chưa thực hiện đúng hướng dẫn, như pha chế nồng độ còn loãng, do nhìn bằng mắt thường, dụng cụ cân đong chưa chính xác, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc (Bảng 4.9).

Đa số hộ tuân thủ thời gian ngừng thuốc theo hướng dẫn, chiếm 89,74%, 100% thuốc BVTV có nguồn gốc rõ ràng, số hộ bảo đảm vỏ thuốc BVTV thu gom đúng nơi quy định là cao, chiếm 79,49% tổng số hộ điều tra, tuy nhiên vẫn còn có hộ vứt vỏ thuốc BVTV, bình phun không đúng nơi thu gom, gần nguồn nước (bảng 4.9).

Bên cạnh sử dụng thuốc BVTV đúng liều lượng, đúng cách, phân bón cũng cần sử dụng đúng theo quy định để đạt hiệu quả cao.

Theo số liệu điều tra đa số các hộ sử dụng phân bón có nguôn gốc, chiếm 71,79%, các hộ mà sử dụng phân bón chưa có nguồn gốc là hộ có sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ. Các hộ đều tuân thủ tốt về sử dụng phân bón đúng lúc, tuy nhiên liều lượng phân bón các hộ thực hiện chưa hiệu quả, một số hộ trồng rau sử dụng lượng đạm nhiều hơn quy định. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO3-) hoặc Nitrit (NO2-) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động, đặc biệt gây hại cho sức khoẻ con người thông qua việc sử dụng các nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat (biểu đồ 4.1).

Nguồn: Số liệu điều tra người dân (2017)

Hầu hết các hộ phân bón sử dụng không hiệu quả do ảnh hưởng của nước mưa dẫn đến hiện tượng rửa trôi, hoặc do quá trình sản xuất bón không đúng các nên dẫn đến hiện tượng lãng phí phân bón, ô nhiễm môi trường đất, phân bón vào đất mà không vào cây trồng làm giảm hiệu quả của phân bón trong sinh trưởng của cây trồng.

- Đánh giá về chọn giống cây trồng

Tại quận Long Biên, giống cây trồng rất đa dạng phong phú, nguồn cung cấp giống từ các cửa hàng kinh doanh giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, từ viện nghiên cứu, hoặc giống do chính các hộ gia đình gieo cấy tận dụng từ vụ trước.

Bảng 4.10. Tình hình chọn giống cây trồng

TT Nội dung SL

(hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Phải biết rõ lai lịch nơi sản xuất giống 42 53,85

2 Hạt giống tốt cây khỏe mạnh, không sâu bệnh 61 78,21

3 Hạt trước khi gieo xử lý để diệt nguồn sâu bệnh 23 29,49

4 Hạt giống cây trồng khỏe mạnh, tỷ lệ nảy mầm cao 61 78,21

Nguồn: Số liệu điều tra người dân (2017) Từ nguồn số liệu điều tra hộ trồng trọt tại quận Long Biên, ta thấy hầu hết các hộ có hạt giống cây trồng khỏe mạnh, tỷ lệ nảy mầm cao, hạt giống của hộ từ cơ sở kinh doanh, có nguồn gốc rõ ràng. Có bộ phận người dân sử dụng giống từ các vụ trước, nên năng suất không cao, khả năng chống sâu bệnh thấp do hạt giống không được xử lý.

- Đánh giá quá trình thu hoạch, bảo quản

Để tiêu thụ nông sản bền vững, bảo quản sau thu hoạch là một trong những vấn đề quan trọng mà người sản xuất quan tâm hiện nay, bảo quản nông sản sau thu hoạch là một trong những khâu quan trọng nhất của quy trình sản xuất, vừa bảo quản sản phẩm không hư hỏng các loại nông sản vừa nâng cao giá trị sản phẩm, tạo nguồn cung ổn định khi xuất bán ra thị trường.

Hiện nay quận Long Biên gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ hoa quả nói riêng và các sản phẩm nông sản khác nói chung mỗi khi vào vụ, bởi công nghệ

bảo quản sau thu hoạch và năng lực sơ chế còn hạn chế; chưa hình thành được hệ thống sơ chế, xử lý, đóng gói và bảo quản; chưa có mối quan hệ liên hoàn giữa sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ rau quả trên thị trường. Để khắc phục những yếu kém hiện nay, cần đầu tư bài bản và cụ thể cho nông sản sau thu hoạch, giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch. Ở quận Long Biên chỉ có một số siêu thị có phương thức bảo quản nông sản ở nhiệt độ lạnh. Còn lại, đa số các thương lái thu mua trái cây cũng như nông dân đều thu hoạch chế biến các loại nông sản theo phương pháp thủ công, không có quy trình công nghệ bảo quản sau thu hoạch.

Bảng 4.11. Tình hình thu hoạch, bảo quản

TT Nội dung SL

(Hộ)

TL (%)

1 Thu hoạch đúng độ chín 42 53,84

2 Rửa rau quả bằng nước sạch, dùng dụng cụ sạch bảo quản 45 57,69

3 Để nông sản ở nơi sạch sẽ, không độc hại 52 66,67

4 Để dụng cụ sản xuất ở nơi khô ráo sạch sẽ 61 78,21

5 Sau khi đóng gói, rau được bảo quản, vận chuyển hợp vệ sinh 36 46,15

Nguồn: Số liệu điều tra người dân (2017)

b. Tình hình ATTP trong chăn nuôi

Trong những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được các cơ quan chức năng và người tiêu dùng quận Long Biên rất chú trọng, bà con chăn nuôi ngày càng có ý thức tốt hơn về việc chăn nuôi an toàn sinh học nhằm bảo đảm yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tuy nhiên, vấn đề thịt, quầy thịt có chứa các chất tăng trưởng, tồn dư kháng sinh, vi khuẩn vượt quá quy định… vẫn còn khá phổ biến. Trong thực tế việc tuân thủ theo các quy định, để sản phẩm tạo ra được an toàn còn nhiều vấn đề bất cập và nó liên quan đến nhiều đối tượng như người chăn nuôi, cơ sở giết mổ, người vận chuyển và tiểu thương buôn bán thịt.

Đầu tiên là về thức ăn, việc trộn các kháng sinh, hóa chất cấm, hoặc phối trộn nguyên liệu thức ăn có chứa nấm mốc, có lẫn những mảnh vỡ kim loại, sử dụng các bao bì chứa hóa chất để chứa thức ăn, không vệ sinh các dụng cụ

nghiền trộn thức ăn, nhất là sau khi trộn thức ăn có thuốc... là những việc mà bà con vô tình đưa những nguy cơ gây ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua thức ăn.

Sử dụng những loại thuốc cấm, chất kích thích tăng trưởng sẽ gây tác động rất xấu cho sức khỏe của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với trẻ em, nếu không may sử dụng phải sản phẩm này sẽ làm rối loạn chuyển hóa, tăng trưởng cơ thể. Khi sử dụng nhiều và lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Riêng đối với việc tồn dư lượng kháng sinh trong quầy thịt quá mức quy định cũng sẽ gây khó khăn cho việc điều trị bệnh cho người sau này. Tóm lại, bà con cần hết sức cẩn thận khi sử dụng bất kỳ chế phẩm thuốc thú y nào. Tốt nhất là nên tham khảo người có chuyên môn.

Về nước uống: Đây là yếu tố thường bà con chăn nuôi ít quan tâm. Phần lớn nguồn nước uống sử dụng trong chăn nuôi là nước giếng. Và nguồn nước này dễ nhiễm các chất có hại từ môi trường xung quanh như hóa chất, thuốc BVTV, vi sinh. Dụng cụ chứa nước không được vệ sinh cũng có thể là tác nhân gây nhiễm bẩn nước.

 Đánh giá về chuồng nuôi

Các hộ chăn nuôi quận Long Biên đa số là chăn nuôi nhỏ lẻ với quy mô nhỏ, địa điểm phân tán trong khu dân cư nên rất khó quản lý, nhất là tình trạng xuất hiện nhiều loại thuốc kích thích tăng trưởng, hóa chất, chất tạo nạc trong chăn nuôi… khiến cho việc quản lý an toàn thực phẩm trong chăn nuôi gặp nhiều bất lợi.

Đa số người dân chăn nuôi ít đầu tư công nghệ vào sản xuất do quy mô nhỏ, khó áp dụng khoa học công nghệ nên năng suất chăn nuôi không được cao.

Chuồng nuôi ở quận Long Biên hầu hết được xây dựng trong khu dân cư, một số hộ chăn bò có xây dựng chuồng nuôi tách biệt với nơi ở.

Qua nguồn số liệu điều tra ta thấy, có một số chỉ tiêu người dân thực hiện tốt như dễ vệ sinh, khử độc tất cả các hộ điều tra về chăn nuôi đều thực hiện tốt.

Chuồng nuôi cải tiến đã có sự đầu tư về kinh phí của chủ hộ chăn nuôi. Chuồng nuôi đã tách rời hố chứa phân, chất thải, nước rửa chuồng được chảy dồn ra bên ngoài vào hố chứa phân. Chuồng nuôi cải tiến hàng ngày được được dọn vệ sinh một hoặc hai lần tuỳ vào độ bẩn hay sạch của chuồng. Trong chuồng đã có những chỗ quy định riêng để cho ăn, cho uống hợp lý.

Bảng 4.12. Đặc điểm chuồng nuôi của hộ chăn nuôi

TT Nội dung

Thực hiện

tốt thường Bình Thực hiện chưa tốt

SL (hộ) TL (%) SL (hộ) TL (%) SL (hộ) TL (%) I . Đặc điểm chuồng nuôi

1 Dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc 0 0 32 100,00 0 0

2 Có nơi để chứa, ủ chất thải rắn, có

hố để xử lý chất thải lỏng 1 3,13 6 18,82 26 81,25

3

Khô ráo, sạch sẽ, thoát nước tốt, cuối hướng gió, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông

6 18,82 7 21,91 19 59,38

4 Đơn giản an toàn 2 6,25 29 90,63 1 3,125

5 Có nguồn cung cấp nước sạch 0 0 30 93,75 2 6,25

6 Có kho chứa dụng cụ, nguyên liệu 0 0 3 9,38 29 90,63

7 Kho chứa dụng cụ bảo đảm thoáng

mát, khô ráo 0 0 2 6,25 30 93,75

8 Duy trì vệ sinh kho hàng ngày 1 3,13 0 0 31 96,88

II . Vị trí chuồng nuôi

1 Chuồng nuôi phải tách biệt với

nhà ở 2 6,25 12 37,50 18 56,25

2

Vị trí bảo đảm không bị ngập, đọng nước; giao thông thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển

3 9,38 23 71,82 6 18,75

3 Cách biệt với nguồn gây nhiễm. 12 37,50 17 53,03 3 9,37

Nguồn: Số liệu điều tra người dân (2017) Các hộ chăn nuôi có nguồn nước sạch cung cấp nước uống cho vật nuôi thường là nước giếng được lọc, bể đựng có mái che, nguồn nước ngầm khoan cách xa nguồn nước bẩn. Có 30/32 hộ bảo đảm nguồn nước sạch tuy nhiên có 2

hộ nguồn nước chưa bảo đảm, do tận dụng nguồn nước rửa rau, bể chứa nước chưa bảo đảm (bảng 4.12).

Tuy nhiên các hộ chăn nuôi gần như không xây nhà kho chứa dụng cụ, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y riêng tách biệt với khu chăn nuôi mà xây nhà kho gần sát với chuồng nuôi, hệ thống kho còn tạm bợ không bảo đảm thông thoáng, kệ kê chưa bảo đảm có 29/32 hộ điều tra chưa bảo đảm xây dựng nhà kho chiếm 90,63% (bảng 4.12).

 Tình hình lựa chọn giống vật nuôi của hộ chăn nuôi

Giống vật nuôi có vai trò quan trọng tới nâng cao năng suất chăn nuôi. Giống vật nuôi khoẻ mạnh, không bệnh tật, nguồn gốc rõ ràng sẽ tạo ra vật nuôi khỏe mạnh.

Nguồn: Số liệu điều tra người dân (2017)

Biểu đồ 4.2. Tình hình lựa chọn giống vật nuôi an toàn

Thực tế cho thấy giống vật nuôi quận Long Biên vẫn phát triển trong tình trạng nhỏ lẻ, con giống trong dân hầu như chưa được quản lý, hộ nông dân vẫn chưa biết giá trị của việc áp dụng ưu thế lai trong công tác giống để nâng cao hiệu quả kinh tế, thậm chí nhiều hộ còn sử dụng con giống có chất lượng không bảo đảm. Hậu quả là tất cả mọi người đều bị thiệt hại. Bởi vậy, việc chủ động giống vật nuôi có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng là yêu cầu cấp bách trong nâng cao năng suất chăn nuôi, bảo đảm thu nhập cho người dân.

Theo nguồn số liệu điều tra, đa số hộ chăn nuôi của quận Long Biên là chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nhỏ nên chưa có quy trình chăm sóc vật nuôi hợp lý, thiếu quy hoạch từ xây chuồng nuôi bảo đảm đúng tiêu chuẩn, vệ sinh chuồng đến chăm sóc vật nuôi đủ dinh dưỡng, nguồn thức ăn nước uống dụng cụ hợp vệ sinh. Vẫn còn nhiều hộ chưa thực hiện được. Nhận thức về giống vật nuôi còn chưa cao, năng suất vật nuôi còn thấp, vật nuôi chưa được tiêm phòng đầy đủ.

Do vậy công tác quản lý giống vật nuôi cần chú trọng triển khai thực hiện quy hoạch phát triển vật nuôi. Tham gia khảo kiểm giống vật nuôi theo quy định, thực hiện công tác quản lý quỹ gen vật nuôi, vi sinh vật dùng cho vật nuôi theo quy định danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh, danh mục nguồn gen vật nuôi quý cần bảo tồn trên địa bàn. Tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm để giám định đàn gia súc giống trên địa bàn, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện việc giám định.

 Đánh giá về tình hình sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi

Khi động vật đã có triệu chứng thay đổi rõ ràng. Các phản ứng bảo vệ của gia súc vô cùng quan trọng. Nó không chỉ phòng chống được bệnh mà còn là cơ sở để tìm ra được các nguyên nhân gây bệnh. Quá trình điều trị bắt buộc phải quan tâm tới cơ chế này.

Bệnh truyền nhiễm thường hay xảy ra dưới dạng kết hợp cùng với sự thay đổi của nhiều yếu tố tác động khác nhau.

Việc quản lý (tổ chức, chăm sóc) và điều trị cho động vật vô cùng quan trọng. Trong nhiều trường hợp thời gian điều trị và chế độ chăm sóc lại quan trọng hơn việc lựa chọn thuốc.

Toàn quận hiện có 73 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm, vật tư trong chăn nuôi. Hiện quận Long Biên thanh tra tập trung chủ yếu vào việc thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)