Định hướng quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 102 - 103)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản

4.4.1. Định hướng quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất

nông nghiệp quận Long Biên thời gian tới

4.4.1.1. Tập trung làm tốt công tác tập huấn, tuyên truyền, vận động

- Tuyên truyền trên đài phát thanh phường, cổng thông tin điện tử Quận. - Công khai về ngành kinh doanh, tình trạng hồ sơ pháp lý của các cơ sở đóng trên địa bàn Quận (1 quý 1 lần).

- Công khai kết quả lấy mẫu xét nghiệm của các cơ sở (ngay sau khi có kết quả), những sai phạm của các cơ sở nếu có (ngay sau khi có sai phạm).

- Viết các tin bài chuyên sâu. Mỗi quý đăng ít nhất 2 tin bài chuyên sâu có liên quan đến an toàn thực phẩm trong nông nghiệp.

Phối hợp tổ chức 03 lớp tập huấn và tuyên truyền cho các đồng chí là tổ trưởng dân phố, bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận các tổ dân phố về công tác rà soát, thống kê các cơ sở, cách nhận biết các cơ sở, cách tuyên truyền, hướng dẫn cho các cơ sở chấp hành các quy định của Nhà nước về ATTP. Tổ chức 01 lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng về công tác quản lý an toàn thực phẩm cho đội ngũ cán bộ Quận, phường.

Phối hợp tổ chức mỗi phường một buổi tuyên truyền cho đối tượng là người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm an toàn. Tổ chức tuyên truyền cho các hộ sản xuất, kinh doanh nông về các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm, tuyên truyền vận động người dân sản xuất thực hiện đúng quy định, quy trình bảo đảm ATTP.

4.4.1.2. Tiến hành cấp các thủ tục hành chính theo quy định

+ Tiếp tục hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý các phường về công tác đánh giá phân loại các cơ sở theo thông tư số 45/TT-BNN&PTNT để các phường chủ động đánh giá và cấp cho các cơ sở theo quy định.

+ Tăng cường kiểm tra, xử phạt hành chính đối với các cơ sở chưa đủ các thủ tục hành chính theo quy định.

4.4.1.3. Tập trung kiểm tra và xử lý khi có sai phạm

+ Tham mưu rà soát, kiện toàn lại đoàn kiểm tra liên ngành của Quận. + Thực hiện kiểm tra thường xuyên, liên tục trong đó tập trung cao điểm vào tháng 12, tháng 1 (phục vụ tết nguyên đán), tháng 7, tháng 8 (phục vụ tết trung thu).

+ Đối tượng kiểm tra: Kiểm tra việc thực hiện của các phường; Kiểm tra các cơ sở thuộc thẩm quyền của Quận (mỗi một cơ sở được kiểm tra ít nhất 2 lượt).

4.4.1.4. Lấy mẫu, xét nghiệm, xử lý khi có sai phạm

+ Ký hợp đồng với trung tâm kiểm định về ATTP của thành phố để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm theo quy định. Thực hiện 4 đợt tập trung; Đợt 1: từ T1- T2 (dịp tết nguyên đán); Đợt 2: từ T3-T4 (dịp tổ chức lễ hội); Đợt 3: từ T8-T9 (dịp Tết Trung Thu); Đợt 4: từ T11-T12 (dịp tết dương Lịch). Hình thức lấy mẫu: bất kỳ, không báo trước.

+ Ngay sau khi có kết quả sẽ được công khai trên cổng thông tin điện tử và đài phát thanh các phường.

+ Đối với những cơ sở có sai phạm, đoàn kiểm tra liên ngành sẽ thiết lập hồ sơ để xử lý theo quy định hiện hành (xử phạt hành chính, nếu tái phạm lần 2, có văn bản yêu cầu đơn vị quản lý chợ thanh lý hợp đồng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)