TT Hình thức xử phạt chủ yếu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Cảnh cáo, nhắc nhở 15 75,00 2 Phạt tiền 7 35,00 - Mức phạt < 1 triệu đồng - Mức phạt 1-5 triệu đồng - Mức phạt trên 5 triệu đồng 5 1 1 71,42 14,29 14,29 3 Phạt bổ sung 11 55,00
Nguồn: Số liệu điều tra cán bộ (2017) Quận Long Biên áp dụng cả hai hình thức, nếu thấy trường hợp vi phạm, bên cạnh nhắc nhở người dân thực hiện đúng, hướng dẫn người dân thực hiện. Các cán bộ phụ trách sẽ tiến hành kiểm tra, tái kiểm tra cơ sở thực hiện. Nếu cơ sở không thực hiện theo quy định sẽ sử dụng hình thức phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân tổ chức, hộ sản xuất còn chịu một trong số các hình thức bổ sung: đình chỉ hoạt động sản xuất, tịch thu tang vật vi phạm.
Trường hợp các hộ đã được thanh tra kiểm tra mà khi tái kiểm tra tiếp tục vi phạm, quận tiến hành xử phạt với mức phạt cao hơn theo quy định.
Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn lực chưa được đào tạo bài bản, kinh phí chưa đáp ứng. Việc xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp của quận Long Biên chưa thực sự triệt để, còn bỏ sót vi phạm, một số trường hợp áp dụng không đúng quy định của pháp luật như hành vi vi phạm đủ yếu tố xử lý vi phạm hành chính nhưng cơ quan xử lý chỉ nhắc nhở, áp dụng không đúng khung phạt, quyết định cưỡng chế không nghiêm, còn e dè. Trong khi đó, việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người dân chưa nghiêm, còn một số lượng không nhỏ quyết định chưa được chấp hành, còn phải nhắc nhở nhiều. Bên cạnh đó mặc dù phát hiện nhiều trường hợp vi phạm tuy nhiên trường hợp xử lý vi phạm phạt tiền còn ít, mức xử phạt còn thấp chưa đủ sức răn đe.
Theo nguồn số liệu điều tra tổng số 90 hộ sản xuất nông nghiệp, các hộ sản xuất đa số là hộ nhỏ lẻ vừa tự cung tự cấp vừa bán sản phẩm nông sản ra thị trường thuộc diện phải ký cam kết, làm giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP.