Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 28 - 32)

THỰC PHẨM TRONG SẢN XUÂT NÔNG NGHIỆP

2.2.1. Kinh nghiệm các nước về quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp

2.2.1.1. Kinh nghiệm của EU

Hệ thống quy định và tiêu chuẩn đối với sản phẩm của EU rất phức tạp và nghiêm ngặt, đặc biệt đối với thực phẩm như thịt, cá, hoa quả. Có thể nói hiện nay hệ thống tiêu chuẩn và quy định của EU so với nhiều nước trên thế giới là hoàn chỉnh hơn cả, điều này thể hiện trong thực tế là nhu cầu của người tiêu dùng ở EU về những sản phẩm sạch và an toàn rất cao. Một số tiêu chuẩn bảo đảm VSATTP của EU bao gồm:

Hệ thống quy định HACCP (viết tắt của chữ Hazard Analysis and Critical Control Point System), nghĩa là “Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm

tới hạn” hay “Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”. HACCP là sự tiếp cận có tính khoa học, hợp lý và hệ thống để nhận biết, xác định và kiểm soát mối nguy trong chế tạo, gia công, sản xuất, chuẩn bị và sử dụng thực phẩm nhằm bảo đảm thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng. Ví dụ, việc áp dụng hệ thống HACCP trong dây chuyền thực phẩm sẽ bắt đầu từ nông trường và kết thúc bằng việc chuẩn bị thực phẩm riêng biệt hoặc ở khách sạn hoặc ở nhà (Đỗ Mai Thành, 2010).

Quy định HACCP được đặc biệt coi trọng đối với các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển khi xuất khẩu vào thị trường EU, bởi nếu không thực hiện quy định HACCP sẽ không thể xuất được hàng của mình sang thị trường.

Phụ gia thực phẩm: Tại các nước EU, các phụ gia thực phẩm được chấp nhận đều mang số hiệu nhận biết, trước số hiệu là chữ E. Các phụ gia thực phẩm phải được ghi nhận trong danh sách các thành tố trên bao bì bằng cách cho biết tên chất hay số hiệu E của nó. Hiện nay các nước thành viên EU đã và đang hợp nhất các chỉ thị với luật về thực phẩm của nước họ. Bên cạnh đó, EU cũng đưa ra nhiều luật khác để điều chỉnh về mức độ tối đa của thuốc trừ sâu không phân hủy, kim loại nặng, nhiễm độc vi sinh và chất phóng xạ trong thực phẩm.

Hệ thống đóng gói, ghi nhãn thực phẩm: Ủy ban châu Âu đang dự định sửa đổi các quy định về vật liệu đóng gói thực phẩm với mục đích giới thiệu các vật liệu bao gói thông minh có tính kích hoạt và khả năng tăng thời hạn sử dụng, dễ theo dõi chất lượng thực phẩm. Phần bổ sung của những quy định là các yêu cầu về khả năng truy nguyên, theo đó các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được nêu ra ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất và phân phối. Vật liệu bao gói có tính kích hoạt có thể tương tác với thực phẩm để giảm lượng ôxy và tăng hương vị, cũng như khả năng bảo quản. Một số loại bao gói có thể hấp thụ khí gas hay độ ẩm sinh ra trong quá trình thực phẩm chín tự nhiên, do đó, làm giảm nguy cơ thực phẩm bị nhiễm độc và giữ cho hương vị của sản phẩm tồn tại lâu hơn. Các vật liệu bao gói thông minh còn có khả năng biến đổi màu sắc giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm còn tươi hay đã hỏng. Ngoài ra, các chỉ dẫn về độ tươi của sản phẩm cũng được gắn trong bao gói nhằm cung cấp trực tiếp thông tin về chất lượng vi sinh của thực phẩm. Quy định của EU không cho phép sử dụng các vật liệu bao gói có phản ứng với thực phẩm cho dù những thay đổi này là có lợi. EU cũng ban hành danh sách những vật liệu plastic có thể dùng làm bao bì.

Quy trình thực hành canh tác nông nghiệp tốt GAP (viết tắt của chữ Good Agricultural Practices). Đây là những nguyên tắc được thiết lập nhằm bảo đảm một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải bảo đảm không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải bảo đảm an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng. GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, sử dụng đất đai, phân bón, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng, vận chuyển sản phẩm… nhằm phát triển nông nghiệp bền vững với mục đích bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn cho người sản xuất, bảo vệ môi trường, truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm. Trong tương lai gần, các nhà sản xuất và xuất khẩu hoa quả và rau tươi nếu muốn cung cấp cho các dây chuyền siêu thị ở châu Âu sẽ phải chứng minh rằng sản phẩm của họ được sản xuất theo quy trình GAP và nhiều quốc gia, khu vực sẽ xây dựng GAP của mình theo chuẩn mực quốc gia khi sản xuất rau quả tươi (Đỗ Mai Thành, 2010).

Quy định truy nguyên nguồn gốc. Trong những năm gần đây, do một số dịch bệnh bắt nguồn từ gia súc và gia cầm đã lây lan nhanh chóng trên quy mô toàn cầu, nên Mỹ và châu Âu đã ban hành các luật về VSATTP, trong đó có các quy định về việc các doanh nghiệp cung ứng hàng vào Mỹ và châu Âu phải thực hiện ghi và cung cấp dữ liệu sao cho có thể truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm khi có vấn đề về VSATTP.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Pháp

Cơ quan quốc gia về quản lý chất lượng và an toàn (ANSES) của Pháp hoạt động hợp tác chặt chẽ với các đối tác của liên minh châu Âu và trên toàn thế giới với các hoạt động cụ thể như sau:

- Đánh giá rủi ro và cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách về rủi ro tiềm ẩn và các hỗ trợ về khoa học kỹ thuật trong việc dự thảo các qui định, điều khoản và các chiến lược giảm thiểu rủi ro.

- Thực hiện giám sát, theo dõi và cảnh báo các nguy cơ; thực hiện các chương trình nghiên cứu và phát triển.

- Đề xuất biện pháp, chính sách liên quan tới bảo vệ sức khỏe cộng đồng. - Thực hiện các nhiệm vụ do các cơ quan quốc tế, EU và Chính phủ giao về đánh giá và phân tích rủi ro (Vũ Trọng Bình, 2013).

Tổng cục Quản lý thực phẩm (Direction general de l’alimentation – DGAL) là một đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Rừng của Pháp, chuyên trách về quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở các đánh giá rủi ro của ANSES. DGAL có nhiệm vụ chủ yếu: (i) Quản lý thực phẩm; (ii) Quản lý phòng ngừa rủi ro an toàn thực phẩm và chế biến ban đầu; (iii) Điều phối các chương trình hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm; (iv) Quản lý các nhiệm vụ khác liên quan…

Sự tồn tại độc lập của hai tổ chức ANSES và DGAL, có ý nghĩa rất lớn, khác biệt hoàn toàn với hệ thống hiện nay của Việt Nam, là sự tách biệt và độc lập giữa đánh giá rủi ro và quản lí vệ sinh ATTP. DGAL đóng vai trò là cơ quan quản lý rủi ro, quản lí vệ sinh ATTP, dựa trên các kết quả đánh giá rủi ro và cảnh báo nguy cơ từ ANSES và các viện nghiên cứu khác của Pháp, các tổ chức đánh giá của EU, các nước trên thế giới. Công tác quản lý của DGAL dựa trên 2 cách tiếp cận: (i) Đặt hàng đánh giá rủi ro với các đơn vị/tổ chức phân tích đánh giá (như là ANSES); (ii) Các đơn vị đánh giá rủi ro tiến hành các đánh giá, phân tích độc lập rồi gửi đề xuất, kiến nghị lên DGAL.

2.2.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan đã thúc đẩy việc xây dựng các tiêu chuẩn đối với hàng nông sản được áp dụng cho ba nhóm bao gồm thực vật, động vật nuôi và cá, được xây dựng trên cơ sở bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế của nhóm các tổ chức Chương trình tiêu chuẩn thực phẩm của FAO/WHO (FAO/WHO Food Standards Programme (Codex)), Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (International Plant Protection Convention (IPPC)) và Văn phòng quốc tế về bệnh dịch động vật (Office International des Epizootic (OIE)). Ngoài ra, nội dung của Bộ tiêu chuẩn cũng tương thích với các thông số khoa học, các tiêu chuẩn và quy định của các quốc gia tiên tiến (Sở Công thương thành phố Đà Nẵng, 2016).

Tiêu chuẩn đối với hàng nông sản thuộc sự quản lý của Cục tiêu chuẩn thực phẩm và hàng nông sản (ACFS). Các tiêu chuẩn này bao trùm mọi yếu tố về an toàn và vệ sinh dịch tễ đối với sức khỏe của con người, động vật và thực vật. 8 bước xây dựng quy trình, tiêu chuẩn của ACFS bao gồm: (i) Xác định thứ tự ưu tiên của đối tượng cần xây dựng tiêu chuẩn; (ii) Thành lập một ủy ban kỹ thuật để soạn thảo; (iii) Soạn thảo dự thảo tiêu chuẩn; (iv) Thành lập ủy ban đánh giá; (v) Lấy ý kiến của tất cả các bên có liên quan; (vi) Trình ủy ban kiểm soát và Hội đồng ACFS; (vii) Thông báo với WTO và các nước thành viên (đối với những

tiêu chuẩn bắt buộc phải thông báo); (viii) Đăng công báo (Sở Công thương

thành phố Đà Nẵng, 2016). Thái Lan áp dụng quy trình Good Agriculture Practices (GAP) trong sản

xuất hàng nông sản nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Đa số nông dân được chính phủ hướng dẫn và hỗ trợ cặn kẽ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP từ khâu chọn cây giống cho đến bón phân, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Trong khâu tiêu thụ có sự kết hợp giữa các nhà bán lẻ với hệ thống siêu thị rồi từ đó chia nhỏ ra thành những đại lý ở nhiều nơi để thu mua hàng hóa tại nơi sản xuất. Một số nơi có thể cử nhân viên đến giám sát và thẩm tra thường xuyên quá trình sản xuất, ghi chép vào sổ sách và xem xét độ an toàn và phù với tiêu chuẩn đề ra của quy trình sản xuất (Sở Công thương thành phố Đà Nẵng, 2016).

Bên cạnh đó, Thái Lan cũng đã xây dựng hệ thống kiểm soát nhập khẩu nhằm quản lý chất lượng các loại thực phẩm, hóa chất cũng như kiểm soát dịch bệnh xâm nhập. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động các chiến dịch về an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở quận long biên, thành phố hà nội (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)