Chỉ tiêu
Hài lòng Chưa hài lòng
SL TL SL TL
(hộ) (%) (hộ) (%)
1. Nguyên liệu
- Nguyên liệu Thức ăn chăn nuôi không lẫn tạp
chất lạ, nhiễm bẩn 32 100,00 0 0
- Không sử dụng thức ăn chăn nuôi bị cấm sử
dụng 32 100,00 0 0
- Thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng 17 53,13 15 46,88
- Đạt chỉ tiêu dinh dưỡng, vi sinh 13 40,63 19 59,38
2. Bảo quản, bao gói, xử lý
- Sản phẩm được bao gói 32 100,00 0 0
- Có nhãn mác nhất định 32 100,00 0 0
- Được bảo quản bảo đảm giữ được phẩm chất
của thức ăn chăn nuôi 21 65,63 11 34,38
- Không sử dụng hóa chất ở khu vực chứa thức
ăn chăn nuôi 18 56,25 14 43,75
- Vệ sinh dụng cụ chứa thức ăn chăn nuôi 21 65,63 11 34,38
Nguồn: Số liệu điều tra người dân (2017) Đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn thừa trong gia đình, cần bảo đảm vệ sinh các loại dụng cụ đựng chứa thức ăn, nguồn thức ăn, nước uống cho vật nuôi.
Qua số liệu điều tra các hộ chăn nuôi để đánh giá về nguồn thức ăn các hộ sử dụng ta thấy hầu hết các hộ đều không sử dụng chất cấm trong thức ăn,
nguyên nhân là các hộ sử dụng thức ăn tại cơ sở kinh doanh, đại lý lớn chỉ kinh doanh đơn thuần chứ không phối trộn các loại phụ gia vào thức ăn để bán, chỉ nhận nguyên bao từ các nhà máy đem về, nên nguồn thức ăn bảo đảm. Có 17/32 hộ sử dụng thức ăn hoàn toàn là thức ăn tổng hợp, một số hộ chăn nuôi bò thức ăn là nguồn từ đồng cỏ, do chăn thả. Còn một số hộ chăn nuôi lợn kết hợp cả thức ăn cám tổng hợp và đồ ăn thừa. Tuy nhiên chỉ tiêu dinh dưỡng, vi sinh các hộ không chú ý đến.
100% sản phẩm thức ăn chăn nuôi được bao gói cẩn thận, có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiện việc bố trí bảo quản thức ăn chăn nuôi vẫn còn một số hộ chưa thực hiện được, có 9/32 hộ chiếm 28,13% tổng số hộ chăn nuôi (bảng 4.14). Nguyên nhân là các hộ chưa có kệ kê bảo quản thức ăn chăn nuôi, nơi để thức ăn chăn nuôi còn tạm bợ không vệ sinh, vị trí bảo quản còn ẩm thấp.
Một số hộ dụng cụ chứa thức ăn chăn nuôi chưa được vệ sinh sạch sẽ (11/32 hộ) chiếm 34,38% tổng số hộ điều tra (bảng 4.14).
4.2.2. Tình hình tập huấn, đào tạo, tuyên tryền về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp sản xuất nông nghiệp
Hàng năm quận Long Biên tiến hành việc tổ chức hoạt động giáo dục truyền thông vào các dịp cao điểm như Tết nguyên đán, tháng hành động vì chất lượng VSATTP, tết Trung thu, hoạt động phát thanh tuyên truyền An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, thực hiện thường xuyên.
Hàng năm quận Long Biên tổ chức phát tờ rơi, tờ gấp quy định về điều kiện VSATTP cho các nhóm đối tượng là hộ sản xuất, kinh doanh, hộ trồng rau. Hiện nay, hình thức tuyên truyền của quận đa dạng, thực hiện theo chu kỳ để phổ biến kiến thức ATTP trong sản xuất nông nghiệp đến người dân trong quận về các quy định của pháp luật, quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, cách thực hành sản xuất an toàn, các thủ tục hành chính cần thiết. Bên cạnh đó vận động tuyên truyền người dân nâng cao ý thức trong bảo đảm ATTP trong sản xuất cũng như kinh doanh nông nghiệp.
Công tác tuyên truyền tổ chức với nhiều hình thức đa dạng:
Ủy ban nhân dân quận tổ chức tuyên truyền tập trung tại 02 trung tâm thương mại lớn SAVICO và AEON.
Ủy ban nhân dân các phường tổ chức tuyên truyền sản xuất đến các hộ sản xuất và kinh doanh tập trung vào hai thời điểm tháng 6 và tháng 11. Bên cạnh đó thường xuyên đưa ra các nội dung về vệ sinh ATTP để tuyên truyền trong các hội nghị phường.