Đổi mới công tác quy hoạch vùng phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 111 - 113)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÈ CHO HỘ NGHÈO HUYỆN

4.3.6. Đổi mới công tác quy hoạch vùng phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo

.Để phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo, Huyện Tân Sơn đã quan tâm đến công tác quy hoạch. Quy hoạch đã chú trọng đến nâng cao chất lượng chè Tân Sơn bằng nhiều biện pháp, và mở rộng diện tích sản xuất chè trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, công tác quy hoạch vùng phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo vẫn còn gặp nhiều hạn chế khi chưa gắn quy hoạch phát triển sản xuất chè đồng bộ với phát triển các yếu tố cơ sở hạ tầng của vùng. Cụ thể, Huyện chưa thực sự quan tâm đến phát triển đến hệ thống đường giao thông tương xứng với quy hoạch phát triển các vùng sản xuất chè cho hộ nghèo. Việc đầu tư, hỗ trợ phát triển các cơ sở chế biến chè đã được quan tâm nhưng chưa thực sự thỏa đáng dẫn tới chưa có cơ sở chế biến nào xứng tầm trên địa bàn. Việc quy hoạch về đất sản xuất để hỗ trợ cho hộ nghèo đã được triển khai cụ thể nhưng còn tồn tại nhiều vấn đề chưa giải quyết được ảnh hưởng đến quy hoạch diện tích trồng chè cho hộ nghèo trên địa bàn Huyện như tỷ lệ đất màu mỡ chưa cao, diện tích đất bị lấn chiếm cần thu hồi còn lớn, việc hỗ trợ đất sản xuất mới đáp ứng được một phần nhu cầu về đất sản xuất cho hộ nghèo,…

Thời gian tới, huyện Tân Sơn cần đổi mới công tác quy hoạch phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo. Cụ thể:

- Gắn với lợi thế vùng sinh thái, vùng nguyên liệu và thị trường làm cơ sở để quản lý chất lượng, phát triển bền vững ngành chè. Từ đó, rà sốt quy hoạch, xác định các vùng đủ điều kiện sản xuất để đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, loại bỏ các cơ sở chế biến lạc hậu, không bảo đảm an tồn thực phẩm, gây ơ nhiễm môi trường.

Huyện cũng tiếp tục rà sốt lại quy hoạch đất nơng nghiệp để xây dựng và phát triển vùng chè an toàn. Nội dung chủ đạo là giữ ổn định diện tích chè hiện có; đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật trồng mới, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, đốn, hái... để vừa có năng suất cao, vừa có chè chất lượng tốt; củng cố và đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, điện, đường… vùng chè. Phấn đấu đến năm 2020 năng suất chè bình quân đạt trên 15 tấn/ha/năm, nâng tỷ lệ cơ cấu chè giống mới trên 80%.

hướng đồng thời vừa thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt, vừa tiếp tục khảo sát, nghiên cứu lập bổ sung quy hoạch mới kết hợp với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện tốt nhất để sản xuất, chế biến chè an toàn đạt hiệu quả cao.

- Kết hợp việc triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới, huyện Tân Sơn và các xã, thị trấn trong huyện cần đặc biệt lưu ý nội dung quy hoạch vùng sản xuất nói chung và vùng chè theo tiêu chuẩn an toàn.

- Chỉ đạo các xã có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện quy hoạch, xây dựng, đầu tư cơ cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật cho các vùng sản xuất, tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến chè, quả an toàn ở địa phương.

- Thành lập các HTX chuyên canh sản xuất, chế biến chè, đây là cơ sở tiền đề để đẩy mạnh phát triển chè cho hộ nghèo ở Huyện Tân Sơn. HTX trở thành tập thể đại diện cho các hộ trồng chè và là nơi giao lưu học hỏi giữa các hộ hay có trở thành một đơn vị đại diện xây dựng thương hiệu chè Tân Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)