Nội dung hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 29 - 37)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ

2.1.4. Nội dung hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất chè

2.1.4.1. Hỗ trợ các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất chè

a) Hỗ trợ về đất sản xuất

Để hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất nói chung, sản xuất chè nói riêng, Nhà nước đã ban hành Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20-5-2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo và hộ nghèo ở xã, thơn đặc biệt khó khăn.

Theo đó đối tượng được hỗ trợ là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn sinh sống bằng nghề nơng, lâm

nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất ở, đất sản xuất theo định mức quy định tại địa phương, chưa được hưởng các chính sách về đất ở, đất sản xuất. Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2015 giải quyết được 70% số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất;

Trường hợp địa phương cịn quỹ đất có khả năng sản xuất được mà khơng cần phải thực hiện cải tạo đất thì Chính quyền địa phương sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thực hiện giao đất hỗ trợ cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng theo quy định.

Trường hợp địa phương còn quỹ đất sản xuất nhưng phải khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để có khả năng sản xuất thì người dân được chính quyền địa phương hướng dẫn trực tiếp khai hoang, phục hóa, cải tạo đất hoặc tổ chức lập và thực hiện dự án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất, đồng thời được hỗ trợ và vay vốn thực hiện khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.

Tùy vào quỹ đất từng địa phương mà việc thực hiện giao đất sẽ khác nhau về số diện tích đất giao cho từng hộ.

b) Hỗ trợ về giống

Trong trồng lúa nước, quan niệm sản xuất “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” ngày càng trở nên không phù hợp với nền sản xuất hiện nay. Thực tiễn đã chứng minh, vai trị về giống giữ vị trí số 1 trong các yếu tố sản xuất lúa nước hiện nay.

Khơng chỉ có lúa nước, các cây trồng nơng nghiệp khác vai trị về giống cũng giữ vị trí quan trọng, trong đó có cây chè. Với sự phát triển khoa học kỹ thuật đã tạo ra những giống chè với nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn giống chè truyền thống, có khả năng thích nghi với khí hậu cũng như thổ nhưỡng vùng đồi núi trung du, sinh trưởng và phát triển tốt, thời gian cho thu hái nhanh, độ vươn và độ mập của búp hơn nhiều,mật độ ra búp và độ sẫm, độ dày của lá cao hơn nhiều giống chè đã già cỗi. Người nghèo trồng chè với sự hiểu biết nhất định nên ngồi việc khó khăn trong thiếu vốn đầu tư về giống cịn gặp khó khăn trong việc nhận thức tầm quan trọng của giống chè trong việc phát triển trồng chè.

Do đó, để phát triển sản xuất chè cho người nghèo cần có sự hỗ trợ đắc lực về giống chè, không chỉ tiền để mua giống mà còn hỗ trợ trong việc cung cấp những giống chè cho năng suất cao, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Điều này đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nước và vai trị của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, ngồi chính sách hỗ trợ về đất cho hộ nghèo thiếu đất sản xuất thì hộ nghèo cịn được hỗ trợ về giống cây trồng.

Cụ thể

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Những huyện này đều nằm ở vùng núi, địa hình chia cắt, diện tích tự nhiên rộng, nhưng diện tích đất canh tác ít; điều kiện thời tiết khơng thuận lợi, thường xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống; dân số gồm 2,4 triệu người, trong đó trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, sống phân tán, thu nhập thấp (bình quân 2,5 triệu đồng/người/năm) chủ yếu từ nơng nghiệp nhưng trình độ sản xuất cịn lạc hậu; cơ sở hạ tầng vừa thiếu, vừa kém; thu ngân sách trên địa bàn mỗi huyện bình quân 3 tỷ đồng/năm. Các nguồn hỗ trợ của Nhà nước còn phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp, chưa hỗ trợ đúng mức cho phát triển sản xuất; đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu và thiếu cán bộ khoa học, kỹ thuật; chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ phận cán bộ và dân cư còn nặng nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vươn lên.

Theo đó, đối với Chính sách hỗ trợ sản xuất, Hỗ trợ một lần tồn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, …

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nơng sản;

Chính phủ ban hành Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn. Kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn được cân đối trong chi thường xuyên của ngân sách địa phương.

Theo đó, kể từ ngày 01/01/2010, người dân thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Nhà nước thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 sẽ được hỗ trợ trực tiếp tiền, hiện vật để nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và từng bước tiếp cận với sản xuất hàng hóa.

Có 2 hình thức hỗ trợ là hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật. Người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II, xã biên giới, xã bãi ngang, hải đảo vùng khó khăn được hỗ trợ trực tiếp 80.000 đồng/người/năm. Đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực III vùng khó khăn là 100.000 đồng/người/năm. Việc hỗ trợ tiền mặt

để các đối tượng thụ hưởng chính sách chủ động mua sắm nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất và đời sống phù hợp với thực tế của từng hộ.

Đối với hình thức hỗ trợ bằng hiện vật, người dân có thể lựa chọn cho gia đình mình một trong các hiện vật sau: Giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc thú y hoặc muối iốt.

Như vậy thơng qua các chính sách, nghị quyết…của chính phủ, người nghèo trồng chè được ưu tiên hỗ trợ về giống chè để phục vụ phát triển sản xuất chè.

c) Hỗ trợ về phân bón

Chè là cây cho sản phẩm "búp chè" thu hái nhiều lần trong năm với khối lượng chất xanh lớn, bởi vậy cây chè phải cần nhiều chất dinh dưỡng.

Các nhà khoa học đã xác định trung bình năng suất 2 tấn chè búp khơ/1 ha. Cây chè lấy đi khoảng 80kg N, 40kg P2O5, 30kg K2O, 8kg MgO, 16kg CaO và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), Mơlípđen (Mo)... nếu năng suất 3 tấn chè búp khơ/ha thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè tăng gấp trên 2 lần, đặc biệt các chất trung lượng như ma nhê, can xi và các chất vi lượng như kẽm, bo, mơlípđen... cây chè cần rất nhiều. Bón phân hợp lý giúp cây chè tốt bền, cây khoẻ, ít sâu bệnh cho năng suất cao và chất lượng tốt.

Tuy nhiên các hộ nghèo trồng chè do thu nhập thấp nên thiếu vốn đầu tư cho các yếu tố đầu vào của q trình sản xuất. Từ đó để hỗ trợ người nghèo phát triển trồng chè nhiều địa phương đã liên kết với các cơng ty phân bón thực hiện hỗ trợ về phân bón cho người dân, đặc biệt các hộ nghèo, điều kiện kinh tế cịn khó khăn. Hình thức hỗ trợ có thể là cho trực tiếp người dân một số lượng phân bón nhất định hoặc hỗ trợ về giá mua phân bón cho người nghèo hoặc hỗ trợ về thời gian thanh toán khi người nghèo mua phân bón. Người nghèo có thể được bán chịu phân bón, đến vụ thu hoạch mới phải trả tiền.

Nhờ các chính sách hỗ trợ của nhiều địa phương mà nhiều hộ nghèo trồng chè đã có đủ phân bón cho phát triển sản xuất chè.

d) Hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật

Trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ

cây trồng là điều cần thiết, không thể tránh khỏi. Ở nước ta, việc phát triển cây chè hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, trong đó sâu bệnh hại là nguyên nhân quan

trọng, làm tổn thất sản lượng từ 15-30%, chất lượng cũng giảm sút. Trong công tác BVTV hiện nay cho cây chè cũng như các loại cây trồng khác, chúng ta tập trung chủ yếu phòng chống sâu bệnh hại bằng các biện pháp đơn lẻ và lấy biện pháp hoá học làm chủ đạo. Biện pháp này có lợi là thuận tiện, dập tắt các đợt dịch nhanh chóng và làm tăng năng suất cây trồng rõ rệt. Tuy nhiên nó cũng mang lại nhiều tiêu cực là tiêu diệt thiên địch của sâu hại, dễ phát sinh dịch mới, phá vỡ cân bằng sinh thái trong nông nghiệp. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khơng đúng cách sẽ gây lãng phí, mất an tồn thực phẩm, ơ nhiễm mơi trường, mất an toàn cho cả người sản xuất và người sử dụng; việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã và đang diễn ra trên cây chè cũng như các loại cây trồng khác. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy khôn lường, bởi muốn phát triển sản xuất chè bền vững cần phải có thị trường tiêu thụ với sản lượng bao tiêu lớn và ổn định. Điều này đòi hỏi ngành sản xuất chè phải biết vươn ra thị trường nước ngồi, những thị trường tương đối khó tình địi hỏi cao về chất lượng chè từ khâu sản xuất đến khâu chế biến, đóng gói sản phẩm. Những thị trường này khơng có chỗ đứng cho sản phẩm tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao.

Người nghèo hạn chế về vốn và sự hiểu biết nên sẽ gặp khó khăn trong việc mua thuốc và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách cho cây chè để tạo ra những sản phẩm chè đủ tiêu chuẩn. Vì vậy cần sự hỗ trợ từ Nhà nước và chính quyền địa phương về thuốc bảo vệ thực vật cho cây chè. Ngoài hỗ trợ về số tiền mua thuốc bảo vệ thực vật còn là sự hỗ trợ về loại thuốc bảo vệ thực vật, quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với việc sản xuất chè an toàn.

2.1.4.2. Đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học cho hộ nghèo trồng chè

Trong những năm qua, nhiều tiến bộ kỹ thuật (TBKT) trong nông nghiệp đã được chuyển giao tới nông dân thơng qua các chương trình, dự án do các tổ chức khoa học và công nghệ (KH và CN) trong nước và các tổ chức quốc tế thực hiện, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, cải thiện đời sống nông dân, nơng thơn.

Mục đích đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật

+ Bồi dưỡng, tập huấn và chuyển giao khoa học cho trồng chè người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực CNNT.

+ Đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho hộ trồng chè. + Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước.

Tập huấn là phương pháp huấn luyện cho các hộ nghèo một chuyên đề nào đó để tổ chức, cá nhân hiểu rõ và áp dụng đúng kỹ thuật trong hoạt động sản xuất của họ.

Các bước thực hiện

- Xác định mục tiêu tập huấn: Thường gắn với dự án và cơng trình phát triển; - Phối hợp với địa phương và cộng đồng: Lãnh đạo địa phương và cộng đồng có vai trị quan trọng trong việc phối hợp thực hiện các cơng trình. Cần phối hợp với các tổ chức xã hội, quần chúng để động viên sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào hoạt động tập huấn;

- Chọn học viên tham gia tập huấn + Phải là cá nhân trực tiếp sản xuất;

+ Muốn tham gia học và có cùng quan tâm; + Chú ý tỷ lệ Nam và Nữ, tuổi;

- Chuẩn bị mơ hình: Mơ hình có tính đối chứng. Cần có phương tiện, mẫu vật, vật dụng và tài liệu;

- Họp mặt cá nhân: Trong cuộc họp này nên để các thành viên ngồi thành hình trịn, để mọi người tự giới thiệu về mình, giảng viên nên tự giới thiệu trước và tạo khơng khí vui vẻ;

- Tổ chức nhóm tập huấn: Phân loại nội dung để hình thành nên các nhóm, các lớp có cùng quan tâm, điều kiện kinh tế, nhận thức. Phân công nội dung thực hiện các chuyên đề nhỏ;

- Trong quá trình tập huấn: Giảng viên trình bày đơn giản, hấp dẫn, dễ hiểu; cổ vũ mọi người thảo luận, làm, quan sát và phân tích.

2.1.4.3. Hỗ trợ hình thành các nhóm sản xuất chè cho người nghèo

Trước đây việc tiêu thụ cho sản phẩm chè gặp khơng ít khó khăn. Ngun nhân người dân sản xuất riêng lẻ khơng có sự liên kết ngay từ khâu sản xuất, dẫn đến khơng có sự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm làm cho nền sản xuất trở nên manh mún, sản phẩm làm ra chất lượng không cao, không đồng đều. Đây là một cản trở rất lớn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, người sản xuất thường không chủ động được đầu ra nên dẫn đến tình trạng nếu có được mùa lại bị thương lái ép giá.

Nhận thức được vấn đề trên, tại rất nhiều địa phương đã hình thành các nhóm liên kết hỗ trợ nhau từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Các nhóm liên kết này được hoạt động dưới mơ hình hợp tác xã. Xác định phát triển HTX kiểu mới sẽ giúp nơng nghiệp có khả năng chuyển sang một giai đoạn phát triển mới về chất, có tính đột phá. HTX kiểu mới sẽ làm cho thu nhập của người dân tăng cao, hạn chế điệp khúc được mùa-rớt giá, tăng giá trị hàng hóa nơng nghiệp xuất khẩu nhờ hàng hóa có xuất xứ, có thương hiệu, Nhà nước thuận lợi hỗ trợ vốn, khoa học-công nghệ, tiếp thị ra thị trường, đào tạo nhân lực, xây dựng thương hiệu cho nông dân.

Người nghèo trong sản xuất nơng nghiệp nói chung, sản xuất chè nói riêng do hạn chế về trình độ hiểu biết nên hạn chế trong việc nắm bắt thị trường, khơng có tư duy liên kết lại với nhau dẫn đến nhiều hạn chế trong phát triển sản xuất chè cho người nghèo.

Từ đó cần sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương, các đồn thể chính trị xã hội trong việc hình thành các hợp tác xã sản xuất chè, vận động người nghèo tham gia vào các hợp tác xã, nhờ vậy mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hộ nghèo trồng chè.

HTX làm cầu nối gắn người sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Mơ hình mới này tập trung tiếp cận bài toán kinh tế theo hướng làm sao tăng được giá trị gia tăng và lợi nhuận trên cơ sở giảm được giá thành đầu vào chứ khơng chờ vào sự kêu van để có những quyết định hành chính tăng giá, trợ giá từ Nhà nước như trước đây. Bên cạnh đó, HTX từng bước đầu tư, tích lũy để hình thành nên những vùng sản xuất quy mô lớn và đồng bộ kết cấu hạ tầng cũng như áp dụng khoa học-kỹ thuật vào thâm canh, sản xuất, xây dựng, phát triển thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh của nơng sản hàng hóa.

HTX tổ chức tập huấn, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật bao gồm cả tập huấn Vietgap, UTZ, VSATTP, tập huấn chế biến chè xanh theo hướng dẫn của chuyên gia… Vai trị của HTX trong trường hợp này là đóng góp hiệu quả vào chương trình dạy nghề - nghề làm chè chất lượng cao - cho nông dân, giúp họ có điều kiện cải thiện thu nhập bền vững lâu dài. Với mơ hình chuỗi giá trị thông qua HTX, người được hưởng lợi nhiều và lợi trực tiếp là người nơng dân, hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)