Hỗ trợ phát triển sản xuất chè tại Mộc Châu, Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 44 - 47)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÈ

2.2.2. Hỗ trợ phát triển sản xuất chè tại Mộc Châu, Sơn La

Trong lĩnh vực trồng chè, Mộc Châu hiện có hơn 10 công ty, hợp tác xã hoạt động với tổng diện tích chè đạt 1.822 ha ở 5 xã, thị trấn với khoản 600 lao động thường xuyên trong các công ty, doanh nghiệp, HTX với thu nhập từ 4-5 triệu đồng/ người/ tháng. Ngồi ra cịn giải quyết việc làm cho khoảng trên 3.000 hộ dân vùng nguyên liệu chè. Tiêu biểu phải kể đến các công ty như Vinatea Mộc Châu, Công ty chè Mộc Sương, Công ty cổ phần chè Cờ Đỏ,…Các cơng ty này phát huy vai trị trung tâm trong hỗ trợ người dân trồng chè. Các công ty đã có nhiều cách làm hiệu quả để đem lại lợi ích cho người trồng chè tại địa phương. Đây cũng là bí quyết thành công của doanh nghiệp này trên con đường phát triển và hội nhập. Cụ thể Công ty cổ phần chè Cờ Đỏ, khi cịn là nơng

trường quốc doanh, cơng ty đã từng đón 407 hộ đồng bào tái định cư thủy điện Hịa Bình về với nơng trường. Nơng trường đã chia sẻ khó khăn hỗ trợ san ủi nền nhà, hỗ trợ gạo, chia đất, chia diện tích chè cho bà con chăm sóc, thu hái.

Đa phần các hộ tái định cư là đồng bào Mường, Thái ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa của 2 xã Quang Minh, Mường Tè, đời sống của họ rất khó khăn, phương thức sản xuất của bà con chưa thốt khỏi tình trạng tự cung, tự cấp.

Đến năm 2003, khi cơng trình thủy điện Sơn La được xây dựng, cơng ty một lần nữa lại tiếp nhận 217 hộ tái định cư từ huyện Mường La đến “nhập cư”.

Các hộ dân nghèo tại huyện Mộc Châu chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ dân thuộc diện tái định cư đã được Huyện quan tâm, triển khai chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ vay vốn để mua giống chè. Các công ty trên địa bàn cũng phát huy vai trị tích cực trong việc hỗ trợ các hộ nghèo, hộ tái định cư. Không chỉ chia đất ở, đất sản xuất, cơng ty cịn chia cả những đồng chè, vườn, nương, tập huấn “cầm tay chỉ việc” cho đồng bào phương thức sản xuất mới về cây chè xuất khẩu…

Để bà con ổn định với cuộc sống mới cũng như yên tâm sản xuất, công ty đã thực hiện phương châm “4 cùng” với đồng bào. Đó là “cầm tay chỉ việc”, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho người lao động, gắn lợi ích người lao động với lợi ích của cơng ty, đảm bảo thu nhập ổn định cho các hộ dân trên địa bàn, từ đó, góp phần đồn kết các dân tộc, nâng cao dân trí cùng phát triển.

Hiện nay, huyện Mộc Châu đang tích cực phối hợp với các ngành xây dựng quy hoạch phát triển các lĩnh vực có tiềm năng của Huyện để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chè hoạt động và phát triển như quy hoạch vùng chè an toàn, vùng chè tiêu chuẩn Vietgap, vùng sản xuất chè Ô long, Vùng sản xuất chè Matcha. Huyện cũng ban hành Kế hoạch số 02/KH – UBND của UBND Huyện về phát triển Hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh hỗ trợ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn,…theo Nghị định 55/2015/NĐ- CP của Chính phủ.

Trong cơng nghệ chế biến, Tỉnh Sơn La xác định doanh nghiệp, cơ sở sản xuất là nền tảng thúc đẩy công nghiệp nông thôn (CNNT) phát triển, những năm qua, khuyến công Sơn La đã tập trung nhiều nguồn lực hỗ trợ cho các đối tượng này. Trong 3 năm qua, trung tâm đã triển khai, nghiệm thu, quyết toán nhiều đề

án hỗ trợ cơ sở CNNT đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Đây là nội dung được đánh giá cao về tính thiết thực, hiệu quả.

Tiêu biểu, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Sơn La hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân Mộc Sương, ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè Ô long cao cấp và chè túi nhúng xuất khẩu. Thực hiện đề án, doanh nghiệp đã đầu tư mua máy đóng gói chè túi nhúng tự động công suất 30-50 túi/phút. Thiết bị tự động định lượng, tự động đóng túi, bao túi ngồi, hàn mép túi và ra thành phẩm. Sản phẩm tạo ra đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và có giá trị kinh tế cao gấp 3 - 4 lần chè Ô long vo viên cũ của doanh nghiệp. Việc áp dụng thiết bị đóng gói tự động không những nâng cơng suất chung của tồn bộ dây chuyền sản xuất mà còn giúp giảm các loại chi phí khoảng 200 triệu đồng/năm.

Trong tiêu thụ chè, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển cơng nghiệp Sơn La cũng tích cực hỗ trợ các cơ sở tham gia các hội nghị kết nối cung - cầu nhằm tìm kiếm thêm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Ngoài ra tại Mộc Châu phát triển phát triển ngành chè đã được triển khai gắn với du lịch trên cao nguyên Mộc Châu. trên địa bàn huyện Mộc Châu đã hình thành nhiều sản phẩm du lịch sinh thái, trải nghiệm gắn với cây chè, như: Làng chè của Công ty cổ phần Vinatea Mộc Châu, khu vực đồi chè trái tim, đồi chè vân tay, vùng nguyên liệu chất lượng cao gắn với phát triển du lịch sinh thái của doanh nghiệp tư nhân Mộc Sương…

Hoạt động du lịch đã có những tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các Công ty trên địa bàn Huyện. Với việc du khách ngày càng tìm đến với các đồi chè, nhà máy chế biến chè để tham quan sẽ là cơ hội để quảng bá các sản phẩm cũng như thương hiệu chè Mộc Châu đến với người tiêu dùng, từ đó góp phần mở rộng thị trường, tăng thu nhập cho cán bộ, cơng nhân viên và người làm chè, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Cách thị trấn Mộc Châu 10 km theo hướng đi quốc lộ 43, đồi chè trái tim là điểm đến thu hút đông đảo du khách khi đến với Mộc Châu. Vào vụ thu hoạch, du khách đến đây khơng chỉ tham quan, chụp hình mà cịn được trải nghiệm tự tay hái những búp chè tươi xanh nhờ sự chỉ dẫn của những công nhân, người trồng chè nơi đây.

Một trong những hoạt động để giới thiệu, quảng bá sản phẩm trà Mộc Châu, tôn vinh những người sản xuất, kinh doanh chè và đồng thời cũng là dịp thu hút du khách đến với vùng cao nguyên tươi đẹp chính là Ngày hội trà trên cao nguyên Mộc Châu được tổ chức hàng năm. Đây cũng là dịp thu hút các nhà đầu tư; tạo cơ hội hợp tác phát triển giữa các doanh nghiệp; hợp tác xã sản xuất, kinh doanh chè trong huyện với các doanh nghiệp ngồi huyện; góp phần tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người trồng chè của huyện Mộc Châu. Qua đó, tạo sự tương hỗ, phát triển du lịch nông nghiệp “Thăm quan vùng chè Mộc Châu” nhằm tiếp tục thu hút đông đảo khách du lịch đến với Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.

Để phát triển ngành chè gắn với du lịch bền vững, hiện nay các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh đang chú trọng áp dụng giải pháp cơng nghệ sạch, an tồn trong sản xuất chè; tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông qua các ngày hội, lễ hội để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường cũng như thu hút du khách. Đồng thời, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hình thức du lịch đồng chè, tuyên truyền cho cán bộ, công nhân viên, người lao động và khách du lịch không xả rác thải ra các đồng chè gây ô nhiễm mơi trường và làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của cao nguyên Mộc Châu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)