Hỗ trợ tiêu thụ chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 82 - 83)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ CHO HỘ

4.1.4. Hỗ trợ tiêu thụ chè

Khâu tiêu thụ là khâu rất quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển sản xuất vì khi hàng hóa tiêu thụ được thì mới có sản xuất.

Chè trên địa bàn huyện Tân Sơn được tiêu thụ dưới hai hình thức là tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp. Tiêu thụ trực tiếp là các hộ bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Tiêu thụ gián tiếp là các hộ bán sản phẩm cho các đối tượng trung gian là người thu gom và người bán buôn. Các hộ trồng chè chủ yếu là theo hình thức gián tiếp với 97,56% sản lượng chè sản xuất ra, theo hình thức trực tiếp chỉ có 2,44%.

Tiêu thụ gián tiếp giúp cho người trồng chè khơng mất nhiều chi phí cho q trình tiêu thụ sản phẩm.

Trước đây, tiêu thụ chè của các hộ trồng chè trên địa bàn huyện Tân Sơn chủ yếu thông qua thương lái. Thương lái đến tận đầu ruộng thu mua, không mất cơng vận chuyển đi xa để tiêu thụ. Nhưng chính vì vậy mà họ bị phụ thuộc nhiều vào người thu mua, dễ bị tư thương ép giá khi sản lượng chè sản xuất ra nhiều mà chưa tìm được thị trường tiêu thụ.

Nhìn chung, mối quan hệ, liên kết giữa các tác nhân còn lỏng lẻo, các nguồn thông tin đến với các tác nhân đều khơng chính thống. Trong chuỗi giá trị sản phẩm chè, tác nhân sản xuất và tác nhân thu gom trao đổi thơng tin với nhau thường xun nhất; cịn tác nhân sản xuẩt và người tiêu dùng rất ít có sự trao đổi thông tin nên người sản xuất cung cấp ra thị trường “cái mình có” mà khơng sản xuất “cái thị trường cần”. Người tiêu dùng khơng có thơng tin về sản phẩm, nguồn gốc sản phẩm nên chưa tuyệt đối tin tưởng hoặc chấp nhận sử dụng sản phẩm. Đây là một hạn chế lớn trong thị trường tiêu thụ nơng sản ở Việt Nam nói chung và thị trường tiêu thụ chè ở huyện Tân Sơn nói riêng.

Nhận thức hạn chế trong việc tiêu thụ chè ở Tân Sơn, thời gian gần đây UBND Tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Tân Sơn đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân trong việc tiêu thụ sản phẩm chè. Cụ thể chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều ưu đãi, khuyến khích về việc mở các cơ sở chế biến chè trên địa bàn Huyện, nên đến nay trên địa bàn huyện Tân Sơn đã có hàng trăm cơ sở chế biến chè mi ni, cùng với doanh nghiệp lớn là Công ty liên doanh chè Phú Đa có khả năng bao tiêu

toàn bộ chè sản xuất ra cho các hộ trồng chè. Từ đó người trồng chè, trong đó phần lớn là các hộ nghèo của Huyện đã yên tâm trong việc tiêu thụ sản phẩm nên chuyên tâm vào việc sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)